Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Chiến tranh Việt Nam nhắc Mỹ phải trung thực
Chúng ta phải thừa nhận một cách công khai những sai lầm trong quá khứ và học hỏi từ chúng, bởi vì đó là cách chúng ta tránh lặp lại.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 11/11 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho biết, đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam đã dạy cho người Mỹ phải vinh danh những người lính đã ngã xuống (ông Chuck Hagel dùng từ “hy sinh”, cho nước Mỹ – PV). Nhưng đồng thời nó cũng khiến người Mỹ phải trung thực và tự đặt câu hỏi về những chính sách của Washington điều lính Mỹ tham gia một cuộc chiến tranh.
Ông Chuck Hagle từng là một trung sĩ trong Sư đoàn bộ binh số 9 tham gia chiến tranh Việt Nam đã nói về ngày Cựu chiến binh đầu tiên của mình ở Omaha, Nebraska. “Tôi đã luôn luôn nhớ về ngày Cựu chiến binh năm 1969 bởi vì nó nhắc nhở tôi về một thay đổi trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam”. Ông ca ngợi những lính Mỹ chết trong Chiến tranh Việt Nam là dũng cảm, còn những cựu binh tham chiến tại Việt Nam là “anh hùng im lặng”.
Bức tường đài tưởng niệm chiến tranh khắc tên hơn 58 ngàn lính Mỹ đã thiệt mạng. “Vì nó ghi lại những cái tên của quá khứ và phản ánh hy vọng của chúng tôi cho tương lai, nó cũng cung cấp một lời nhắc nhở, một thông điệp giữa các thế hệ. Bức tường nhắc nhở chúng ta vinh danh những người bảo vệ đất nước chúng ta, chúng ta phải đảm bảo những người lính trở về nhà dù được nhìn thấy hay chỉ là vô hình, cũng đều được tôn trọng, đánh giá cao và chăm sóc đầy đủ để làm liền vết thương của chiến tranh”.
Video đang HOT
Bất kể những người lính này ngã xuống khi nào, ở đâu và làm gì trong chiến tranh, Hoa Kỳ có một trách nhiệm thiêng liêng để chăm sóc và tôn vinh những người lính ấy, ông Chuck Hagel nhấn mạnh.
Đài tưởng niệm cũng nhắc nhở người Mỹ phải trung thực. “Chúng ta phải thừa nhận một cách công khai những sai lầm trong quá khứ và học hỏi từ chúng, bởi vì đó là cách chúng ta tránh lặp lại. Chúng ta phải luôn đặt câu hỏi cho mình về chính sách gửi công dân của chúng ta tham gia chiến tranh. Bởi vì chính sách quốc gia của chúng ta phải luôn xứng đáng với sự hy sinh của những người đàn ông và phụ nữ bảo vệ đất nước chúng ta.”
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã có một bữa ăn trưa riêng trong từng tháng với những cá nhân xuất sắc ở các đơn vị cơ sở: “Những gì họ nói với tôi là những gì mọi người Mỹ nên biết, những người lính ngày hôm nay không muốn họ được tôn vinh hay hưởng quyền lợi gì đặc biệt. Họ có một mong muốn mạnh mẽ là tình nguyện phục vụ quân đội, tiếp tục thực hiện một sự khác biệt trên thế giới”.
Những nam, nữ quân nhân Mỹ muốn được tiếp tục phục vụ ngay cả sau khi họ rời quân ngũ, họ chỉ cần có một cơ hội để tiếp tục chứng minh mình. Ông Hagel kêu gọi tất cả người Mỹ vinh danh các cựu chiến binh bằng cách tạo ra cơ hội mới cho họ đóng góp sau khi họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Theo Giáo Dục
Reuters: Quân đội Mỹ không "siêu" như trong phim của Hollywood
Những bộ phim sử dụng công nghệ siêu thông minh của Hollywood đã làm "hư" người Mỹ.
Reuters ngày 10/11 đã đăng tải một bài xã luận cho rằng sự thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bỏ phiếu giữa kỳ tại Quốc hội vừa qua đã chỉ ra rằng những kỳ vọng của người dân Mỹ về quân đội, các nhà khoa học chỉ là hiệu ứng tích cực của Hollywood.
Ảnh minh họa
Nhiều cử tri Mỹ đã đặt ra câu hỏi trong cuộc bỏ phiếu tuần trước rằng: Tại sao một người đàn ông Liberia nhiễm Ebola lại có thể lọt vào nước Mỹ? Làm thế nào hai y tá điều trị lại bị nhiễm virus? Tại sao một đoàn xe của những kẻ khủng bố IS có thể ung dung vượt sa mạc giữa ban ngày mà không bị Không quân Mỹ cho nổ tung thành từng mảnh?
Một trong những câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên được cho là nằm ở sự thất bại trong lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama. Nhưng theo Reuters, người Mỹ đã thất vọng vì những kỳ vọng của họ đã bị thổi phồng từ trước khi ông Obama lên cầm quyền.
Theo Reuters, những bộ phim sử dụng công nghệ siêu thông minh của Hollywood đã làm "hư" người Mỹ, khiến họ không thể chấp nhận được thực tế là khả năng của lực lượng an ninh Mỹ hiếm khi tốt như trong phim.
Mỗi nhân vật chính trong phim được đào tạo như một cái máy, làm việc không có một sai sót, siêu hiệu quả với sức mạnh và trí thông minh vượt trội, rất kỷ luật với sự trợ giúp của những máy móc, công nghệ tiên tiến nhất.
Tất cả những điều này đã tạo ra huyền thoại về hiệu quả cao bất thường của quân đội và tình báo Mỹ trong con mắt của người Mỹ bình thường.
Do đó, giải thích duy nhất cho sai lầm ngớ ngẩn của họ trong thực tế mà người Mỹ tìm thấy là sự quản lý yếu kém mà quên đi rằng yếu tố con người mới là nguyên nhân chính của mọi sai lầm. Hơn nữa, máy móc và công nghệ nước Mỹ đang sử dụng cũng không siêu hiện đại như trong các bộ phim.
Vì vậy, sự thất bại của công nghệ hay khan hiếm các siêu nhân trong đời thực đã đánh bại sự "ảo tưởng" của người Mỹ về quân đội của họ./.
Theo Giáo Dục
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ: Cuộc chiến chống IS có thể kéo dài 30 năm Trong bối cảnh Lầu Năm Góc cho biết hơn 1 tỷ USD đã được chi cho chiến dịch ném bom nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria, cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã lên tiếng cảnh báo rằng cuộc chiến chống nhóm phiến quân này có thể kéo dài 30 năm. Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ...