Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo về nguy cơ đối đầu giữa các nước lớn
Trong buổi nói chuyện về an ninh quốc phòng tại thư viện mang tên Tổng thống Ronald Reagan ở bang California (Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cảnh báo về khả năng xảy ra các cuộc tranh giành quyền lợi tại những vùng biển tranh chấp có giàu tài nguyên khoáng sản và nguy cơ đối đầu, thậm chí là xung đột giữa các nước lớn.
Ông Ashton Carter cũng cho biết, sau chuyến công du kéo dài 8 ngày và các cuộc họp, gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một trong những mối lo ngại lớn của Mỹ chính là việc Trung Quốc mở rộng và tăng tốc việc xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông và điều này có thể dẫn đến khả năng xảy ra xung đột giữa các quốc gia trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói: “Mỹ cùng với hầu hết các nước trong khu vực đang quan ngại sâu sắc về tiến độ và quy mô bồi đắp đất đá ở Biển Đông”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. (Ảnh: Defense ministry)
Theo Bộ trưởng Carter, cách hành xử của Trung Quốc chính là “liều thuốc thử” cho chính cam kết của nước này về an ninh và hòa bình trong khu vực”. Ông Ashton Carter đồng thời bày tỏ lo ngại về viễn cảnh quá trình quân sự hóa tiếp tục diễn ra, cũng như khả năng các hoạt động này sẽ làm tăng nguy cơ tính toán sai hoặc nổ ra xung đột giữa các bên tuyên bố chủ quyền. Vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Washington đang tập trung hướng trục về châu Á – Thái Bình Dương bằng việc đưa những tàu chiến và các loại trang thiết bị quân sự hiện đại nhất đến khu vực.
Theo lý giải của ông Ashton Carter thì cách tiếp cận này để “răn đe những kẻ hiếu chiến, bảo vệ các đồng minh và chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những tình huống bất ngờ trong khu vực so với những gì chúng tôi đã làm trước đây”. Chưa hết, ông Ashton Carter còn nói về việc Nga mở rộng hoạt động quân sự ở Bắc Cực và hé lộ rằng, Mỹ đang hiện đại hóa các loại vũ khí, đầu tư phát triển công nghệ mới về quốc phòng như máy bay không người lái, các loại bom thông minh, hệ thống laser….
Hãng tin AP cho biết, buổi nói chuyện ở thư viện Tổng thống Ronald Reagan được tổ chức thường niên và luôn có sự tham gia của các quan chức quân sự, các chính khách hàng đầu nước Mỹ để trao đổi và thảo luận về các chính sách quốc phòng của Mỹ. Lần này, trong bối cảnh Mỹ phái tàu khu trục tên lửa dẫn đường the USS Lassen áp sát một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), vấn đề Biển Đông đã được “mổ xẻ” kỹ càng. Các ý kiến đều thống nhất bày tỏ quan ngại về hành động đơn phương bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Trước đó vài ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông. Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini nói: “Mặc dù không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, EU ủng hộ một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Chúng tôi phản đối bất cứ ý đồ nào nhằm đòi chủ quyền lãnh thổ hoặc lãnh hải thông qua hăm dọa, ép buộc, sử dụng vũ lực hay bất cứ hành động đơn phương nào gây thêm mâu thuẫn”.
Theo Gia Nam
Công an nhân dân
Biển Đông trong quan hệ Mỹ, Anh, Trung Quốc
Mỹ coi Biển Đông là một trong những vấn đề quan trọng mà nước này quan tâm trong quan hệ với Trung Quốc, còn Anh gần như chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế thương mại với Trung Quốc.
Tàu tác chiến cận bờ (LCS), chiếc Fort Worth của Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 20.7.2015. Mỹ coi Biển Đông là một trong những vấn đề quan trọng mà nước này quan tâm trong quan hệ với Trung Quốc - Ảnh: Hải quân Mỹ
Mỹ và Anh, những đồng minh thân cận ở hai bên bờ Đại Tây Dương, đang bộc lộ những bất đồng xung quanh chính sách và cách tiếp cận trong mối quan hệ với Trung Quốc, quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Á. Trong khi Mỹ có rất nhiều vấn đề để phải lời qua tiếng lại với Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề an ninh mạng và Biển Đông; thì Anh dường như chỉ tập trung vào quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc.
Mỹ quan tâm Biển Đông, Anh không màng
Biển Đông vốn không phải là nơi Anh hay Mỹ có tranh chấp, nhưng Mỹ luôn coi Biển Đông là khu vực ảnh hưởng tới lợi ích hàng hải của mình. Khi Mỹ luôn nhấn mạnh chiến lược xoay trục sang châu Á thì Biển Đông chắc chắn là một trong những khu vực mà cường quốc này quan tâm.
Hơn thế, với vi trí là một cường quốc toàn cầu, Mỹ không muốn tuột mất ảnh hưởng của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, trong khi đó Trung Quốc lại đang nổi lên với tham vọng chi phối, vươn tầm ảnh hưởng khắp khu vực, đặc biệt tại Biển Đông.
Mỹ và Anh có sự khác biệt trong chính sách đối với Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Sự quan tâm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc thể hiện rất rõ trong những tuyên bố cũng như bước đi của giới chức nước này. Từ Tổng thống Barack Obama, Ngoại trưởng John Kerry đến Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cũng đều đã lên tiếng chỉ trích về hành động hung hăng cùng yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Không chỉ vậy, Mỹ còn tiến hành các hành động nhằm cụ thể hóa sự quan tâm lớn của mình ở Biển Đông như tập trận, dự kiến triển khai tàu chiến tuần tra vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi đó, quan điểm của Anh về chính sách trong quan hệ với Trung Quốc không giống Mỹ. Financial Times ngày 20.10 dẫn lời ông Tom Wright, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Brookings (Mỹ), nhận định rằng hợp tác thương mại và kinh tế là yếu tố duy nhất định hướng chính sách của Anh đối với Trung Quốc.
Theo Forbes ngày 21.10, chính sách ngoại giao của Anh từ trong lịch sử đã chỉ chú trọng vào những vùng lợi ích của mình, và thường quốc gia này sẽ không tranh đấu hay thúc đẩy chương trình nghị sự nào có ít hoặc không liên quan tới lợi ích quốc gia của Anh. Và hiện nay, trong mối quan hệ với Trung Quốc, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là yếu tố tác động rõ ràng nhất tới lợi ích của Anh, còn vấn đề Biển Đông không nằm trong những vấn đề trung tâm ấy.
Những cảnh báo từ chuyên gia Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly cùng Nữ hoàng Anh Elizabeth khi đang ở thăm Anh - Ảnh: Reuters
Trước những chính sách của Anh, mà cụ thể là việc Anh chú trọng thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc, ca ngợi mối quan hệ với Trung Quốc "đang bước vào kỷ nguyên vàng" nhân chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến London, nhiều chuyên gia Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Anh.
Ông Evan Medeiros, cựu cố vấn hàng đầu về châu Á của Tổng thống Barack Obama, nhận định Anh có vẻ đang mắc sai lầm trong cách tiếp cận Trung Quốc. Ông Evan Medeiros cho rằng: "Nếu bạn chấp nhận nhượng bộ trước sức ép của Trung Quốc, thì bạn sẽ tiếp tục phải chịu sức ép từ phía họ. London đang chơi trò chơi nguy hiểm là thỏa hiệp chiến thuật với Bắc Kinh để đổi lấy những lợi ích kinh tế, một bước đi có thể dẫn đến nhiều rắc rối về sau", theo Financial Times.
Ông Chris Johnson, cựu chuyên gia phân tích Trung Quốc thuộc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho rằng Anh cần phải cảnh giác với vốn đầu tư của Trung Quốc. Theo ông Johnson, các công ty Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách "lấy nông thôn bao vây thành thị" để xâm nhập vào những lĩnh vực then chốt.
Trong khi đó, ông Patrick Cronin, chuyên gia về châu Á tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cảnh báo rằng Anh cần cân bằng giữa lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia khi Trung Quốc nhắm đến các mục tiêu trong các ngành như năng lượng, viễn thông, tài chính.
Rõ ràng, khi Trung Quốc trở thành nhân tố chen giữa mối quan hệ Anh - Mỹ, hai nước đồng minh này bộc lộ cách tiếp cận và những chính sách khác nhau. Mối quan hệ này đã có phần gặp khó sau khi Anh quyết định gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), một sáng kiến của Trung Quốc mà Mỹ nhiều lần cảnh báo hồi đầu năm nay.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Mỹ tính điều thêm quân tới Syria diệt IS Mỹ có thể điều thêm binh sĩ tới Syria nếu Washington tìm được "các lực lượng bản địa đủ năng lực" để làm đối tác trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Reuters. "Để chiến thắng, bạn phải có sự tham gia của các lực lượng bản địa, những người có thể...