Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Nga về thách thức ngày càng tăng ở Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp mãn nhiệm, ông Lloyd Austin cho biết Liên bang Nga có một số ưu thế ở Ukraine, nhưng không phải là kiểm soát hoàn toàn và nếu Moskva đạt được những gì họ muốn, “cái giá phải trả trong tương lai sẽ rất lớn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tại cuộc họp báo ở Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo European Pravda ngày 9/1 dẫn trả lời phỏng vấn Bloomberg News của ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp mãn nhiệm, ông Lloyd Austin cho biết mặc dù Liên bang Nga dường như đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến ở Ukraine, nhưng Điện Kremlin đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức khiến việc củng cố những gì đã đạt được trở nên phức tạp hơn.
Ông Austin nhận định rằng ngay cả khi Liên bang Nga đạt được mọi mục tiêu từ cuộc chiến tại Ukraine thì điều đó vẫn khiến họ phải trả giá đắt trong tương lai.
Ông Austin nói: “Có suy nghĩ cho rằng Liên bang Nga nắm giữ lợi thế rất lớn và có mọi ưu thế. Liên bang Nga có một số ưu thế, nhưng không phải là kiểm soát hoàn toàn. Và nếu Liên bang Nga đạt được những gì họ muốn, cái giá phải trả trong tương lai sẽ rất lớn”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp mãn nhiệm cho rằng cần tính đến những yếu tố này trong bất kỳ nỗ lực ngừng bắ.n nào mà chính quyền mới của ông Donald Trump có thể tiến hành.
Theo ông Austin, vị thế của Liên bang Nga hiện tại “không phải là không có thách thức” trong khi Ukraine vẫn đang tiếp tục tăng cường năng lực quân sự và việc chiếm giữ các vùng lãnh thổ rộng lớn tại Ukraine cũng sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể để duy trì kiểm soát, ngay cả sau khi ngừng bắ.n.
Trong khi trả lời phỏng vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp mãn nhiệm đã phản hồi các ch.ỉ tríc.h từ một số quan chức châu Âu và Ukraine rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden không có chiến lược rõ ràng trong việc hỗ trợ Kiev.
Ông Austin nói: “Những gì chính quyền (Joe Biden) đã làm là giúp Ukraine tồn tại, giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền của mình”.
Ông Austin cũng trích dẫn Syria như một ví dụ khác về thành công chiến lược trong việc giúp Ukraine đối phó với Liên bang Nga.
Ông Austin lưu ý rằng vì Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã dành quá nhiều nỗ lực cho Ukraine, nên không thể hỗ trợ đồng minh Bashar al-Assad (Tổng thống Syria bị lật đổ, đã rời đất nước ngày 9/12/2024 sang tị nạn ở Liên bang Nga).
Thực tế trên chiến trường Ukraine cho thấy sau khi chiếm được thành phố Avdiyivka vào tháng 2/2024, quân đội Liên bang Nga đã di chuyển về phía Tây và Tây Bắc, nhằm cắt đứt các tuyến hậu cần của Ukraine ở Pokrovsk.
Hiện nay, các lực lượng của Liên bang Nga tiếp tục tấ.n côn.g mạnh các vị trí phòng thủ của Ukraine ở Donetsk, trong đó trung tâm giao thông quan trọng Pokrovsk đang đứng trước nguy cơ bị bao vây.
Về phía Ukraine, nước này đã bất ngờ mở các cuộc tấ.n côn.g mới ở khu vực Kursk của Liên bang Nga, tận dụng thời điểm luân chuyển quân để giành lợi thế.
Hãng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform) tối 8/1, dẫn phát biểu trên truyền hình của ông Vadym Mysnyk, người phát ngôn của Nhóm Chiến dịch – Chiến thuật Siversk cho biết việc Ukraine tiến hành chiến dịch ở tỉnh Kursk của Liên bang Nga đã thay đổi đáng kể toàn bộ tình hình chiến lược tại tiề.n tuyến.
Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán
Ngày 16/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định xung đột ở Ukraine sẽ được giải quyết trên bàn đàm phán.
Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp với người đồng cấp Australia và Nhật Bản tại Darwin (Australia), Bộ trưởng Austin nhấn mạnh Mỹ mong muốn đảm bảo Ukraine ở vị thế tốt nhất để bảo vệ lợi ích, song trong tương lai, vấn đề cuối cùng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán.
Trong diễn biến khác, trả lời phỏng vấn với tập đoàn truyền thông Funke, Đại sứ Đức tại Nga Alexander Graf Lambsdorff cho rằng chưa đến lúc để đàm phán với Nga về hòa bình tại Ukraine, đồng thời nhấn mạnh châu Âu sẽ đóng vai trò trong việc giải quyết cuộc xung đột.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nhấn mạnh Moskva chưa bao giờ từ chối giải quyết xung đột Ukraine thông qua con đường ngoại giao. Trong phiên họp toàn thể của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, Tổng thống Putin tuyên bố nước này sẵn sàng đàm phán hòa bình về Ukraine dựa trên tình hình thực địa chứ không phải theo "danh sách mong muốn" của Kiev.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.
Khi đó, ông Putin tuyên bố Kiev phải rút quân khỏi Donbass và Novorossiya, đồng thời từ bỏ ý định gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngoài ra, Nga muốn phương Tây dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt và yêu cầu Ukraine cam kết duy trì trạng thái không liên kết và không hạt nhân.
Lính Triều Tiên mặc quân phục Nga đang tiến về phía Ukraine? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 30/10 cho biết quân đội Triều Tiên mặc quân phục Nga đang di chuyển đến khu vực Kursk gần Ukraine, trong động thái mà ông gọi là diễn biến nguy hiểm và gây bất ổn. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Greenwich, London, ngày 26/9/2024. Austin đã phát biểu tại một...