Bộ trưởng Quốc phòng Lebanon kêu gọi phân định biên giới với Syria
Ngày 8/6, Bộ trưởng Quốc phòng Lebanon Elias Bou Saab đã nhấn mạnh tới yêu cầu tìm kiếm một giải pháp đối với hoạt động phân định định biên giới giữa nước này với Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Lebanon Elias Bou Saab. (Nguồn: Almanar)
Elnashra, một tờ báo độc lập trực tuyến đã dẫn lời ông Bou Saab cho hay: “Chúng ta cần vẽ đường biên giới với Syria để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai quân đội Lebanon tại các khu vực này và kiểm soát những đường biên giới bất hợp pháp giữa hai nước”.
Cũng theo ông Bou Saab, việc kiểm soát những đường biên giới bất hợp pháp là không thể bởi hoạt động này cần tới một giải pháp chính trị với Chính phủ Syria.
Những đường biên giới bất hợp pháp đã và đang được các thương nhân ở Lebanon sử dụng để buôn lậu các loại hàng hóa mà không phải trả thuế nhập khẩu và các loại thuế khác. Hoạt động này khiến ngân sách Lebanon phải chịu những khoản thiệt hại lên đến hàng tỷ USD thu nhập từ thuế.
Video đang HOT
Theo Tân Hoa xã
Vì sao F-16 Israel bắn nát tổ hợp tên lửa Syria, Nga không đánh trả?
Không quân Israel đã sử dụng chiến thuật tập trung tấn công khu vực mục tiêu bằng nhiều loại tên lửa và bom. Việc sử dụng "rồng lửa" S-300 của Nga để chống lại một cuộc tấn công như vậy là lãng phí, theo National Interest.
Vào lúc 2h30 sáng ngày 13/4/2019, khoảng một chục tên lửa được phóng bởi máy bay F-16 của Israel bay qua Lebanon đã xé toạc bầu trời đêm của tỉnh Hama, Syria. (Một vụ không kích tương tự đã xảy ra vào tháng trước).
Đáp lại, các tên lửa tầm ngắn của không quân Syria được bắn vào bầu trời đêm kéo theo những đám cháy từ động cơ của chúng. Một hoặc hai tên lửa có thể được nhìn thấy phát nổ giữa không trung , có thể đã bắn trúng mục tiêu của họ.
Tuy nhiên, như trong hơn 200 cuộc không kích khác của Israel vào các mục tiêu ở Syria, hỏa lực phòng thủ tỏ ra không cân xứng. Tên lửa Israel đã tấn công trúng đích ba mục tiêu Syria bao gồm một cơ sở đào tạo, một kho cất giữ các bệ phóng tên lửa đất đối không nằm gần Bệnh viện Quốc gia Masyaf.
Hãng tin Al-Masdar sau đó công bố một bức ảnh về một bệ phóng tên lửa đạn đạo M-600 Tishereen bị bắn nát.
M-600 là phiên bản do Syria cải tiến từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 của Iran.
Địa điểm bị tấn công thứ ba và thiệt hại nặng nhất là một cơ sở sản xuất tên lửa thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Syria (SSSRC) gần Masyaf. SSSRC bị cáo buộc chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí hóa học và công nghệ tên lửa đạn đạo từ nước ngoài cho Damascus.
Các bức ảnh vệ tinh trước và sau cho thấy khoảng 3/4 cơ sở đã thành đống đổ nát bởi bom. Chính phủ Syria tuyên bố 6 nhân viên bị thương trong vụ tấn công, trong khi các nhà quan sát độc lập báo cáo 17 đến 21 người bị thương, và có thể một số người đã thiệt mạng trong lực lượng Iran.
Vụ không kích dấy lên câu hỏi về việc tên lửa đất đối không S-300PMU-2 tiên tiến (tên mã NATO là SA-20B Gargoyle) được triển khai gần Masyaf không khai hỏa để bảo vệ các cơ sở quan trọng của chế độ Syria.
Năm 2018, Nga đã bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 tối tân cho Syria trước sự phản đối từ lâu của Israel sau khi máy bay do thám Il-20 của Nga bị bắn hạ trong một cuộc không kích của Israel. Về lý thuyết, chỉ S-300, có thể sử dụng tên lửa 48N6 với tầm bắn tối đa trên lý thuyết là gần 200 km, có thể gây ra rủi ro lớn hơn đối với các cuộc không kích thường xuyên của Israel vào Syria.
Vào tháng 2/2019, ảnh vệ tinh đã tiết lộ ít nhất 3 hệ thống S-300 ở Masyaf rõ ràng đang trong tình trạng hoạt động. Tuy nhiên, tổ hợp S-300 đã không được khởi động để bắn hạ các tên lửa Israel vào ngày 13/4. Hỏa lực phòng thủ ngày 13/4 thay vào đó có khả năng đến từ các hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 hoặc Tor-M1 của Syria. Nguồn tin nhà nước Syria tuyên bố các sĩ quan Syria vẫn chưa hoàn thành khóa huấn luyện vận hành tổ hợp S-300.
Tuy nhiên, theo National Interest, sự im lặng của S-300 có thể phản ánh một thỏa thuận mới đạt được giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Phía Israel đã đồng ý thông báo trước 14 phút trước khi không kích Syria cho các lực lượng Nga.
Trang web phân tích xung đột T-Intelligence lập luận, thực tế SA-20B do Syria vận hành không hoạt động để chống lại cuộc không kích của Israel do việc sử dụng hệ thống SAM cần có sự chấp thuận của Nga. Trong khi đó, Moscow dường như không muốn cho phép SAM tấn công máy bay của Israel để bảo vệ tài sản của Iran.
Debka sau đó đã dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, Syria đã giận dữ chỉ trích Nga vì đã cho phép cuộc không kích của Israel. Nga có thể không chấp nhận các cuộc không kích của Israel vào Syria, nhưng họ sẽ không can thiệp để ngăn chặn chúng họ vì họ có một thỏa thuận với chính quyền Netanyahu. Ngoài ra, việc "nhắm mắt làm ngơ" của Nga còn được cho là vì Moscow và Tehran được cho là đang cạnh tranh ảnh hưởng đối với chính phủ Syria, do đó, Nga không muốn bảo vệ Iran.
Hơn nữa, Israel được cho là đã sử dụng chiến thuật tập trung tấn công khu vực mục tiêu bằng nhiều loại tên lửa và bom. Việc sử dụng S-300 để chống lại một cuộc tấn công như vậy là không kinh tế vì tên lửa 48N6 quá đắt đỏ.
Theo Danviet
Từ S-400 cho đến người Kurd, Mỹ đang vô tình đẩy Thổ Nhĩ Kỳ-Syria sát gần nhau đầy nguy hiểm? Những chính sách rối loạn của Tổng thống Trump đang vô tình đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào vòng tay của Tổng thống Assad, điều được coi là "mối họa" với đồng minh của Mỹ. Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đang căng thẳng vì S-400. Diễn biến mới ở Trung Đông Chính sách đối ngoại mang tính chất đánh cược của chính quyền Tổng thống Donald...