Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc xin lỗi đội biệt kích Silmido sau hơn nửa thế kỷ
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc lần đầu tiên xin lỗi về cái chết của các thành viên đội biệt kích bí mật cách đây nửa thế kỷ, những người được huấn luyện để hạ sát lãnh đạo CHDCND Triều Tiên.
Hãng Yonhap ngày 15.10 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đã xin lỗi các thành viên của đơn vị biệt kích 684, hay còn gọi là Đơn vị Silmido, của quân đội Hàn Quốc.
Lời xin lỗi của Bộ trưởng Kim được đại diện đọc tại buổi lễ khởi công khai quật, truy tìm hài cốt của 4 thành viên Silmido bị hành quyết và chôn vào năm 1972.
Các thành viên đơn vị 684 trên đảo Silmido. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH CNN
“Cầu mong những người đã hy sinh trong sự kiện Silmido yên nghỉ, và tôi bày tỏ lời xin lỗi và chia buồn sâu sắc đến tang quyến vì nỗi đau buồn của họ”, ông Kim nói.
Đơn vị 684 được cơ quan tình báo và không quân Hàn Quốc thành lập vào năm 1968 sau sự kiện Triều Tiên cử một đội thích khách tấn công phủ tổng thống Hàn Quốc vào năm đó.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc ban đầu tính tuyển mộ các tử tù cho đội biệt kích này nhưng báo cáo năm 2006 của Bộ Quốc phòng nói rằng các sĩ quan tình báo đã tuyển dân thường, theo CNN.
Các thành viên 684 được huấn luyện khắc nghiệt trên đảo Silmido tại Hoàng Hải cho nhiệm vụ đột nhập và ám sát lãnh đạo Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, đơn vị này chưa từng được triển khai để thực hiện nhiệm vụ.
Từ năm 1968-1971, 7 trong số 31 thành viên đơn vị 684 mất mạng, trong đó có người bị hành quyết vì đào ngũ, đe dọa người huấn luyện. Do bị đối xử bất công, các thành viên Silmido đã nổi loạn, giết chết những người huấn luyện và đào thoát vào năm 1971. Sau khi về đất liền, họ cướp xe buýt và tiến về Seoul. Hầu hết thiệt mạng trong cuộc giao chiến với quân đội và cảnh sát tại miền nam Seoul.
Video đang HOT
Tòa án binh sau đó tuyên án tử hình 4 người sống sót và thi thể họ được cho là được chôn tại nghĩa trang ở Goyang, phía bắc Seoul.
Sự tồn tại của đơn vị này chỉ được biết đến rộng rãi khi bộ phim Silmido được công chiếu vào năm 2003, dựa trên câu chuyện của các thành viên đơn vị.
Năm 2022, Ủy ban Sự thật và Hòa giải của chính phủ Hàn Quốc đề nghị điều tra và tìm kiếm nơi chôn cất các thành viên 684, khai quật hài cốt và xin lỗi các nạn nhân.
Vụ UAV xâm phạm không phận Bình Nhưỡng thổi bùng căng thẳng liên Triều
Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc điều các thiết bị bay không người lái (UAV) rải truyền đơn ở thủ đô Bình Nhưỡng và cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ.
Cáo buộc UAV xâm phạm không phận
Bà Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), các thiết bị bay không người lái (UAV) của Hàn Quốc đã xâm nhập không phận thủ đô Bình Nhưỡng để thả truyền đơn chỉ trích nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết UAV của Hàn Quốc mang theo tài liệu tuyên truyền đã được phát hiện vào ban đêm ở thủ đô Bình Nhưỡng lần thứ ba trong tháng này.
KCNA đưa tin các truyền đơn này chứa đầy "tin đồn kích động và rác". Bộ Ngoại giao Triều Tiên cảnh báo hành vi xâm phạm không phận Bình Nhưỡng "có thể được coi là một cuộc tấn công quân sự".
Không rõ loại UAVnào đã được sử dụng để thả truyền đơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc ban đầu phủ nhận cáo buộc của Bình Nhưỡng, nhưng Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JSC) Hàn Quốc sau đó tuyên bố rằng họ "không thể xác nhận những cáo buộc của Triều Tiên có chính xác hay không".
Hình ảnh duy nhất được cho là của một trong những thiết bị bay không người lái, được phát trên truyền hình nhà nước Triều Tiên vào cuối tuần, cho thấy một vật thể màu trắng có cánh trên nền trời tối.
Sự việc chưa từng có tiền lệ
Binh sĩ Triều Tiên xây dựng cứ điểm ở Khu phi quân sự (DMZ) ngày 4/6. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên cáo buộc nước láng giềng sử dụng UAV thả truyền đơn chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong những tháng gần đây, Hàn Quốc đã tố Triều Tiên thả hàng nghìn quả bóng bay mang theo những chiếc túi chứa đầy rác qua biên giới vào miền Nam.
Hàn Quốc cũng từng cáo buộc Triều Tiên điều khiển thiết bị bay không người lái trong không phận của nướcnày trong những năm gần đây. Tháng 12/2022, Hàn Quốc đã điều động trực thăng sau khi phát hiện 5 thiết bị bay không người lái nghi của Triều Tiên trên khu vực Seoul. Quân đội Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo và khoảng 100 phát đạn từ trực thăng trang bị súng ngắn, nhưng không hạ được bất kỳ máy bay không người lái nào. Sự việc này đã thúc đẩy Tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk-yeol, đẩy nhanh quá trình phát triển thiết bị bay không người lái có khả năng do thám các cơ sở quân sự của Triều Tiên.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cũng thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển UAV nội địa. Hồi năm 2021, ông tuyên bố sẽ giám sát việc sản xuất các loại máy móc tinh vi hơn với tầm bay xa hơn.
Thổi bùng căng thẳng leo thang
Cáo buộc thiết bị bay không người lái xâm phạm không phận đã thổi bùng căng thẳng Hàn Quốc và Triều Tiên, phản ánh biến động theo chiều hướng xấu đi trong mối quan hệ liên Triều những tháng gần đây.
Triều Tiên cho biết các đơn vị quân đội tiền tuyến đã sẵn sàng tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc nếu phát hiện thêm máy bay không người lái.
Theo Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) chiều 13/10, Bộ Quốc phòng Triều Tiên đã ra lệnh cho 8 lữ đoàn pháo binh gần biên giới với Hàn Quốc vào tư tế sẵn sàng khai hỏa và các lực lượng phòng không của nước này cần tăng cường nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Bình Nhưỡng.
Bà Kim Yo-jong, em gái của Chủ tịch Kim Jong-un cảnh báo sẽ xảy ra một "thảm họa khủng khiếp"nếu Triều Tiên phát hiện thêm bất kỳ thiết bị bay không người lái nào của Hàn Quốc bay qua Bình Nhưỡng.
Theo KCNA, ngày 14/10, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đã tổ chức một cuộc họp với các quan chức an ninh cấp cao để thảo luận về thiết bị bay không người lái của Hàn Quốc nhiều lần xâm nhập thủ đô Bình Nhưỡng và đưa ra các kế hoạch hành động quân sự để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ 3 từ phải sang) triệu tập cuộc họp tham vấn về quốc phòng và an ninh quốc gia để thảo luận về các biện pháp ứng phó với thiết bị bay không người lái Hàn Quốc bay qua Bình Nhưỡng. Ảnh: Yonhap
Cùng ngày, Seoul tuyên bố họ đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho nổ tung các phần phía bắc của các tuyến đường liên Triều trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.
Đến trưa ngày 15/10, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã cho nổ tung một số đoạn đường Gyeongui và Donghae ở phía bắc Đường phân định quân sự.
JCS nói thêm rằng họ đang tăng cường khả năng giám sát và sẵn sàng chiến đấu. JCS trước đó đã yêu cầu các đơn vị quân đội tăng cường cảnh giác và sẵn sàng hỏa lực để ứng phó sau khi Triều Tiên đặt lực lượng pháo binh vào chế độ sẵn sàng chiến đấu.
Giám đốc quan hệ công chúng của JCS Lee Sung Joon cho biết quân đội Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Bình Nhưỡng.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban An ninh và Hành chính Công của Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/10, ông Kim Kyung Il - Thị trưởng Paju, thành phố Bàn Môn Điếm, ở biên giới phía nam, thuộc tỉnh Gyeonggi - cho biết căng thẳng leo thang ở khu vực biên giới những ngày gần đây khiến người dân khu vực này đang cân nhắc việc di dời khỏi nơi ở như trong tình trạng chiến tranh. Chính quyền tỉnh Gyeonggi cũng đang xem xét kế hoạch thiết lập "vùng rủi ro" tại các khu vực biên giới như Goyang, Gimpo, Yeoncheon, Pocheon và Paju.
Hàn Quốc phản hồi cáo buộc của Triều Tiên về thiết bị bay không người lái ở Bình Nhưỡng Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 11/10 đưa tin Hàn Quốc đã điều thiết bị bay không người lái di chuyển qua Bình Nhưỡng ba lần kể từ tuần trước. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun. Ảnh: Yonhap/TTXVN Triều Tiên gọi đây là hành động khiêu khích quân sự và vi phạm chủ quyền của nước này. Theo...