Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia thăm Trung Quốc gây tranh cãi
Tập đoàn Trung Quốc này nhiều lần “sử dụng binh lính và cảnh sát quân sự để cưỡng chế di dời những người dân Campuchia khỏi khu vực dự án”.
Ông Tea Banh tới chào ông Tập Cận Bình trong một lần viếng thăm Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.
The Cambodia Daily ngày 8/7 đưa tin, bắt đầu từ ngày hôm qua Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 quan chức quân sự và an ninh cấp cao nước này thăm chính thức Trung Quốc 5 ngày. Ông Tea Banh sẽ hội đàm với người đồng cấp Thường Vạn Toàn tại Lầu Bát Nhất.
Ông Tea Banh cũng sẽ thăm Tập đoàn UDG và một số “đơn vị quan trọng” của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. UDG đang triển khai một dự án xây dựng khu du lịch trị giá 3,8 tỉ USD trên 45 ngàn héc ta của vườn quốc gia Botum Sakor ở tỉnh Koh Kong. Người Trung Quốc đã chặt phá nhiều diện tích rừng để chuẩn bị cho những gì họ gọi là một khu sinh thái thân thiện.
Dự án này của Trung Quốc cũng buộc khoảng một ngàn hộ dân sống trong vườn quốc gia Botum Sakor phải rời khỏi mảnh đất sinh sống của họ. Một vài trăm hộ vẫn chưa chấp nhận di dời đã đụng độ với nhân viên tập đoàn này trong những tháng gần đây.
Bộ Quốc phòng Campuchia không giải thích tại sao ông Tea Banh lại đi thăm UDG. The Phnom Penh Post ngày 9/7 cho biết, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Campuchia Nem Sowath từ chối bình luận mục đích chuyến viếng thăm UDG của ông Bộ trưởng.
Video đang HOT
Theo The Phnom Penh Post, tập đoàn Trung Quốc này nhiều lần “sử dụng binh lính và cảnh sát quân sự để cưỡng chế di dời những người dân Campuchia khỏi khu vực dự án”. Phản ứng dữ dội từ người dân đã buộc chính phủ phải công khai ra lệnh dừng các cuộc cưỡng chế.
Người phát ngôn của đại sứ quán Trung Quốc đã chỉ phóng viên The Phnom Penh Post sang gặp Tùy viên quân sự nước này khi được yêu cầu bình luận về chuyến thăm, nhưng phóng viên không thể liên hệ được với ông Tùy viên ấy.
Hồng Thủy
Theo Dantri
Chuyên gia quốc tế: Mỹ sẽ buộc Trung Quốc làm rõ hành động ở Biển Đông
Đề xuất của Lầu Năm Góc cho máy bay, tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quôc ở Biển Đông nhiều khả năng sẽ gây sức ép khiến Bắc Kinh phải giải thích rõ hơn về những tuyên bố chủ quyền hung hăng của mình, theo bình luận của các chuyên gia Mỹ.
Một binh sĩ hải quân Philippines điều khiển súng máy trong cuộc tập trận chung giữa hải quân Philippines và Mỹ ở Biển Đông hồi tháng 6.2014 - Anh: AFP
Hãng tin Bloomberg ngày 15.5 cho biết trong khi Mỹ và Philippines từ lâu thúc giục Trung Quôc trình ra cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, Bắc Kinh lại chỉ khăng khăng dựa vào các tư liệu lịch sử mơ hồ, cùng cái gọi là đường 9 đoạn trên những tấm bản đồ của những năm 1940 và các màn dọa nạt bằng sức mạnh hải quân.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã yêu cầu Lầu Năm Góc cân nhắc mở rộng hoạt động tuần tra tại Biển Đông, bao gồm cả việc cho máy bay trinh sát bay trên các đảo nhân tạo do Trung Quôc xây phi pháp và điều tàu chiến áp sát trong phạm vi bán kính 12 hải lý (22 km) của các hòn đảo này.
Phía Mỹ cho biết mục đích của việc này là nhằm thách thức sự bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông và cũng để bảo vệ quyền tự do hàng không và hàng hải. Trong khi đó, các chuyên gia đánh giá đề xuất của Lầu Năm Góc, nếu được Nhà Trắng phê duyệt, có thể tạo áp lực khiến Trung Quôc phải đưa ra cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền ngang ngược.
"Mục tiêu (của đề xuất từ Lầu Năm Góc) là tận dụng mọi cơ hội để tạo áp lực lên Trung Quôc mà không biến Mỹ trở nên hung hăng quá mức, đồng thời khiến Bắc Kinh phải trở nên ngày càng bất an về những gì họ đang làm", Bloomberg dẫn lời ông Gregory Poling, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ).
Giới quan sát nhận định việc kiềm chế căng thẳng tại Biển Đông là điều tối quan trọng khi có đến khoảng phân nửa tàu thuyền buôn bán đi qua vùng biển này hằng năm, với giá trị hàng hoá đến 5.000 tỉ USD.
Bãi đá ngầm
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy tàu Trung Quôc đang cải tạo đất để xây đảo nhân tạo tại Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa của Viêt Nam - Anh: Reuters
Mặc dù tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Washington cho rằng các tuyên bố của Trung Quôc rất mơ hồ vì theo quy định của Công ước Liên Hiêp Quôc về Luật Biển (UNCLOS), chiều rộng của lãnh hải phải được tính từ phía đất liền đi ra, chứ không phải từ bãi đá ngầm.
Philippines đã yêu cầu tòa án quốc tế phân xử tranh chấp giữa nước này với Trung Quôc tại Biển Đông dựa theo UNCLOS, nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố chỉ chấp nhận đàm phán trực tiếp với riêng Manila.
Bloomberg bình luận nếu đề xuất của Lầu Năm Góc được chinh quyên Obama thông qua, Hải quân Mỹ có thể sẽ cho tàu thuyền di chuyển sát các đảo nhân tạo mà Trung Quôc đang xây dựng trái phép trên những bãi đá ngầm ở Biển Đông.
Theo UNCLOS, các nước không thể tuyên bố chủ quyền đối với các bãi đá ngầm; do đó việc Trung Quôc thiết lập vùng lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý (khoảng 22 km) xung quanh các bãi đá mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại Biển Đông là không hợp pháp.
"Theo luật pháp quốc tế, các đảo nhân tạo chỉ được phép có vùng an toàn rộng tối đa 500 m mà thôi", ông Poling cho hay.
Trong trường hợp Mỹ cho tàu hải quân áp sát đảo nhân tạo ở cự ly 12 hải lý, nếu Trung Quôc lên tiếng phản đối rằng tàu Mỹ phạm luật khi đi quá gần vào những đảo này, thì Bắc Kinh sẽ buộc phải nói rõ những bãi đá ngầm này giờ là bãi đá hay đảo nhân tạo. Và dĩ nhiên là họ sẽ lâm vào thế "há miệng mắc quai" với dư luận thế giới.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Bill Clinton nói gì khi vợ tranh cử Tổng thống? Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vừa có bình luận đầu tiên về nỗ lực tranh cử Tổng thống của vợ ông, bà Hillary Clinton, khi nói rằng: "Tôi tự hào về bà ấy". CNN đưa tin, ông Bill Clinton nói như vậy khi đang ở thành phố Oklahoma để phát biểu tại một lễ kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra vụ...