Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ sang Nhật mua tàu ngầm, thủy phi cơ
Cùng với việc bày tỏ quan tâm việc mua các tàu ngầm diesel lớp Soryu, Ấn Độ còn muốn cùng với Nhật thành lập liên doanh sản xuất thủy phi cơ US-2 tại Ấn Độ.
Ấn Độ muốn mua tàu ngầm của Nhật Bản.
Theo phóng viên tại New Delhi, ngày 30/3 Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản trong hai ngày.
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ kể từ chuyến thăm của Bộ trưởng A.K. Antony tới Nga hồi tháng 11/2013.
Trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm, ông Manohar Parrikar cho biết Ấn Độ rất quan tâm đến công nghệ của Nhật Bản và vấn đề này sẽ được thảo luận trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani.
Ông Parrikar bày tỏ quan tâm việc mua các tàu ngầm diesel lớp Soryu của Nhật Bản, đồng thời cho biết hai bên cũng sẽ thảo luận về hợp đồng Tokyo cung cấp 12 thủy phi cơ US-2 và thành lập liên doanh sản xuất US-2 tại Ấn Độ.
Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản.
Ông Parrikar nhấn mạnh mặc dù Nhật Bản có quy định nghiêm ngặt về việc xuất khẩu công nghệ quốc phòng nhưng các quy định này đang dần được nới lỏng, do đó hy vọng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.
Video đang HOT
Giới phân tích nhận định việc lựa chọn Tokyo là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của Bộ trưởng Parrikar có tầm quan trọng chiến lược và thúc đẩy chính sách ngoại giao quốc phòng của Ấn Độ.
Hải quân Ấn Độ hiện có hạm đội 15 tàu ngầm, nhưng hơn một nửa trong số đó đã cũ, vì vậy New Delhi đã thực hiện chính sách ưu tiên mua sắm và chế tạo vũ khí để tăng cường an ninh hàng hải.
Dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Parrikar sẽ thảo luận với các quan chức quân sự cấp cao của Nhật Bản về các biện pháp tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, kêu gọi Nhật Bản đầu tư và tham gia sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ”.
Theo Chính Phủ
Vì sao động cơ tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ hỏng liên miên?
Động cơ AL-31FP của tiêm kích Su-30MKI liên tục gặp hàng loạt sự cố, hỏng hóc trong vài năm trở lại đây do bảo trì yếu kém của Không quân Ấn Độ.
Động cơ AL-31FP của tiêm kích Su-30MKI liên tục gặp hàng loạt sự cố, hỏng hóc trong vài năm trở lại đây do bảo trì yếu kém của Không quân Ấn Độ.
Tạp chí quân sự Jane"s trích dẫn bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ - Manohar Parrikar trước một phiên họp quốc hội nước này cho biết, các sự cố về mặt kỹ thuật và động cơ của những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây đều có liên quan đến hoạt động bảo trì máy bay yếu kém của Không quân Ấn Độ (IAF).
Từ khi được đưa vào hoạt động cho đến này, đã có 5 chiếc Su-30MKI của Ấn Độ gặp nạn cùng với hàng loạt sự cố kỹ thuật khác. Trước đó vào cuối năm ngoái IAF từng ghi nhận có khoảng 35 động cơ phản lực Saturn AL-31FP của những chiếc Su-30MKI gặp sự cố kỹ thuật nghiêm trọng có liên quan đến bộ phận vòng bi và áp suất dầu bôi trơn động cơ thấp.
Đã có 5 chiếc Su-30MKI của Ấn Độ rơi do lỗi kỹ thuật chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ - Manohar Parrikar cho hay, trong quá trình kiểm tra IAF phát hiện có nhiều mảnh vụn kim loại bên trong động cơ của những chiếc Su-30MKI. Ngoài ra nhiên liệu của máy bay cũng bị lẫn tạp chất khiến động cơ hoạt động không ổn định.
Tính từ năm 2012, IAF đã phát hiện ra khoảng 69 động cơ AL-31FP phát sinh lỗi, trong đó có 33 vụ là do nhiên liệu máy bay có lẫn tạp chất hoặc mảnh kim loại, 11 trường hợp động cơ tạo rung động mạnh hoạt động và 8 trường hợp là do áp suất dầu bôi trơn động cơ thấp, còn 17 trường hợp vẫn chưa được IAF công bố.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Parrikar cũng trấn an quốc hội Ấn Độ bằng thông tin là phía công ty chế tạo động cơ NPO Saturn của Nga đã chuyển giao cho Ấn Độ các công nghệ cần thiết để khắc phục lỗi cho các động cơ hiện tại cũng như nâng cấp dây chuyền sản xuất và đại tu của động cơ phản lực AL-31 tại Ấn Độ.
Động cơ phản lực AL-31FP của Su-30MKI bị lỗi trực tiếp trong quá trình sản xuất hay do bảo trì yếu kém vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Cũng theo ông này, hiện tại các biện pháp khắc phục lỗi kỹ thuật đều đã được Ấn Độ thực hiện trên 25 động cơ AL-31FP do công ty công nghiệp hàng không nhà nước Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ chế tạo theo giấy phép chuyển giao công nhệ từ Nga. Nhờ các giải pháp kỹ thuật mới mà quá trình bảo dưỡng và đại tu các động cơ AL-31FP sẽ tăng từ 500 giờ bay lên 900 giờ bay cho một lần đại tu.
Không quân Ấn Độ đang duy trì phi đội tiêm kích đa năng Su-30MKI gồm 200 chiếc nhưng chỉ có 110 chiếc hoặc 55% trong số đó là có thể sẵn sàng hoạt động một phần là do năng lực bảo dưỡng máy bay yếu kém của Ấn Độ. Với thay đổi hiện tại, IAF hy vọng tỷ lệ này sẽ tăng lên 70% trong năm 2015.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang nỗ lực đưa vào hoạt động trở lại từ 10-30 chiếc máy bay vận tải quân sự An-32 đang bị mắc kẹt tại Ukraine, khi số máy bay này được chuyển sang Ukraine để tiến hành nâng cấp. Trước đó vào năm 2009, IAF đã quyết định chi hơn 313 triệu USD để Ukraine nâng cấp 35 chiếc An-32 lên biến thể An-32RE và thời gian hoàn tất quá trình nâng cấp dự kiến là trong năm 2014. Tuy nhiên do khủng hoảng ở Ukraine thời hạn chuyển giao phần còn lại số máy bay này liên tục bị trì hoãn.
Máy bay vận tải quân sự An-32 của Không quân Ấn Độ.
Việc nâng cấp này sẽ giúp những chiếc máy bay vậ tải An-32 của IAF có thể hoạt động thêm từ 25-40 năm nữa, với việc nâng cấp hệ thống thiết bị hàng không tiên tiến, thay đổi thiết kế buồng lái, giảm độ ồn và rung lắc trong quá trình hoạt động.
Trong khi đó, 65 chiếc An-32 khác của Ấn Độ cũng trải qua chương trình nâng cấp tương tự tại một nhà máy sửa chữa máy bay của Không quân Ấn Độ ở Kanpur, miền Bắc Ấn Độ.
Trong buổi họp với Quốc hội Ấn Độ, Bộ trưởng Parrikar còn tuyên bố sẽ sớm đưa ra quyết định về việc mua 126 chiếc tiêm kích đa năng Rafale của Pháp sau khoảng thời gian không có bất cứ tiến triển nào.
Thương vụ Rafale giữa Pháp và Ấn Độ đã tới hồi kết và quyết định cuối cùng sẽ được Bộ quốc phòng Ấn Độ đưa ra vào cuối tháng 3.
Được biết Ấn Độ đã bắt đầu đàm phán với hãng Dassault của Pháp về việc mua những chiếc Rafale từ đầu năm 2012 nhưng do bất đồng về các điều khoản trong hợp đồng cho nên thương vụ này vẫn chưa có kết quả chính thức. Theo dự kiến Bộ quốc phòng Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về thỏa thuận này trong tháng 3 năm nay.
Ngoài ra Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar sẽ đến thăm Paris vào cuối tháng này để chuẩn bị cho chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Pháp vào tháng 4 năm nay, nhiều khả năng thỏa thuận Rafale sẽ là một trong những vấn đề sẽ được New Delhi và Paris đem ra thảo luận.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Lộ ảnh Trung Quốc chế tạo thủy phi cơ "khủng" AG600 Mạng Sina hôm qua đã đăng tải hình ảnh về việc chế tạo thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 tại một nhà máy. Theo một số nguồn tin, nhà máy này thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đang thực hiện việc chế tạo thủy phi cơ AG600 phục vụ cho các nhiệm vụ tìm kiếm cứu...