Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phụ trách thêm nhiều nhiệm vụ mới
Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo về việc điều chỉnh phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về việc điều chỉnh phân công nhiệm vụ đối với Lãnh đạo Bộ như sau:
1. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phụ trách thêm:
a) Phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục mầm non; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; thi đua – khen thưởng; giáo dục thể chất; giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
b) Phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục Mầm non; Vụ Giáo dục thể chất; Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên; Vụ Thi đua – Khen thưởng.
c) Phụ trách các địa bàn: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
d) Phụ trách các Đề án, Dự án: Đề án Tăng cường tiếng Việt-cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025;
Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025;
Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020;
Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025;
Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025;
Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.
Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025;
Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 – 2025.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phụ trách thêm các đơn vị: Vụ Giáo dục Mầm non; Vụ Giáo dục thể chất; Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên; Vụ Thi đua – Khen thưởng.(Ảnh: moet.gov.vn)
đ) Tham gia các Ban chỉ đạo, Ủy ban quốc gia, Ban, Hội:
Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam;
Ủy ban Quốc gia Phòng Chống tội phạm;
Ủy ban Quốc gia phòng chồng AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
Ủy ban quốc gia vì sự phát triển bền vững;
Hội Cựu giáo chức Việt Nam;
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam;
Hội Thể thao học sinh Việt Nam.
2. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phụ trách thêm:
a) Lĩnh vực công tác: Công tác phụ nữ của ngành.
b) Tham gia Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net.vn
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 4 quan điểm về xây dựng và phát triển đại học vùng
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với giám đốc các đại học vùng. Dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Lê Hải An, lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đại học vùng là chủ trương rất đúng, trúng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chủ trương này đã có cách đây 30 năm và kiên định cho đến bây giờ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc.
Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD Đại học. Trong quá trình xây dựng Luật, đại đa số các đại biểu Quốc hội cho rằng mô hình đại học vùng là cần thiết. Qua thực tiễn cho thấy, 3 đại học vùng ngày càng được hoàn thiện.
Bộ trưởng nêu lên 4 quan điểm về xây dựng và phát triển đại học vùng: Thứ nhất là ủng hộ cao để 3 đại học vùng thực sự trở thành những hạt nhân, những động lực phát triển trong hệ thống đại học. Tất cả những gì không trái với quy định và đúng thẩm quyền của Bộ trưởng thì ưu tiên, tạo điều kiện cho đại học vùng.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức hoạt động của đại học vùng phải tuân thủ theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH và theo hướng cởi "nút thắt" trong các lĩnh vực từ tổ chức bộ máy cho đến các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, kế hoạch tài chính... Tức là thực hiện quyền tự chủ cao. Nguyên tắc là, các đại học vùng trực thuộc Bộ thì phải tốt lên.
Thứ ba, tạo điều kiện tối đa cho các đại vùng, tiến tới không còn cơ quan chủ quản và hoạt động theo đúng ý nghĩa của đại học vùng.
Thứ tư, tất cả những gì trong 3 quan điểm đầu được gói vào trong Quy chế tổ chức hoạt động của đại học vùng. Bộ trưởng không can thiệp sâu đến các trường thành viên, mà chỉ ban hành Quy chế tổ chức của đại học vùng. Theo đó, các đại học vùng có trách nhiệm ban hành quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc trong đơn vị của mình.
Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản thống nhất các quan điểm nêu trên; trong đó 3 quan điểm đầu có tính chất định hướng. Đối với quan điểm thứ tư, các đại biểu cho rằng, thống nhất cách tiếp cận, cơ cấu tổ chức đại học vùng là cơ cấu hệ thống các trường đại học và được gắn với nhau bởi quy chế. Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động đại học vùng, còn các đại học vùng ban hành quy chế hoạt động đối với các đơn vị thành viên theo đúng quy định của pháp luật.
Đại học vùng không hướng tới mô hình đại học tổng hợp
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần làm rõ các trường thành viên trong đại học vùng khác với các trường đại học độc lập ở chỗ nào, sự khác nhau ấy phải được thể hiện trong quy chế. Như vậy các trường đại học vùng mới quản lý được các trường thành viên.
Theo Bộ trưởng, có mấy điểm khác nhau giữa các trường thành viên trong đại học vùng với các trường đại học độc lập. Một là, quy định về sử dụng nguồn lực chung. Các trường đại học độc lập không sử dụng nguồn lực chung một cách cơ hữu. Nhưng những trường thành viên trong đại học vùng sẽ được sử dụng nguồn lực chung. Khi tính toán đến các định mức, trong đó có nguồn lực cơ hữu thì các đơn vị đại học vùng sẽ được hưởng lợi, giống như Đại học Quốc gia.
Hai là, quy định dùng chung về cơ sở vật chất.
Ba là, các trường thành viên phải theo định hướng của đại học vùng. Chẳng hạn như, Đại học vùng định hướng nghiên cứu thì các trường thành viên phải có cùng sứ mệnh định hướng đó. Nói cách khác, các trường thành viên là những thành tố để hướng đến định hướng chung của đại học vùng.
Bốn là, trong những trường hợp có ngành nghề hoặc có hoạt động trùng lắp thì phải chịu sự chi phối, điều tiết của lãnh đạo hội đồng đại học vùng.
Năm là, khi thành lập chia tách tổ chức thì phải tuân thủ hội đồng đại học vùng.
Đại biểu phát biểu tại buổi làm việc
Theo Bộ trưởng, đại học vùng được quyền chủ động để cơ cấu lại, sắp xếp lại mô hình đại học vùng trong thẩm quyền. Mô hình đại học vùng hướng tới không phải là đại học tổng hợp mà là mô hình hệ thống trường đại học.
"Như vậy, mối quan hệ giữa đại học vùng với các trường thành viên là mối quan hệ hữu cơ, dưới sự định hướng chỉ đạo của đại học vùng. Điểm mấu chốt là, giám đốc đại học vùng phải có quyền để cơ cấu lại các đơn vị thành viên sao cho hợp lý và đúng với quy định của pháp luật" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo GD&TĐ
Tiết lộ về tài xế và chiếc xe chưa có giấy phép chở HS trường Gateway Xe bỏ quên học sinh 6 tuổi của trường quốc tế Gateway khiến em tử vong chưa đăng ký kinh doanh vận tải. Ông Doãn Quý Phiến, chủ sở hữu cũng chính là người cầm lái. Liên quan đến vụ việc cháu L.H.L, học sinh lớp 1 trường quốc tế Gateway (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị bỏ quên trên xe dẫn tới...