Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 4 quan điểm về xây dựng và phát triển đại học vùng
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với giám đốc các đại học vùng. Dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Lê Hải An, lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đại học vùng là chủ trương rất đúng, trúng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chủ trương này đã có cách đây 30 năm và kiên định cho đến bây giờ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc.
Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD Đại học. Trong quá trình xây dựng Luật, đại đa số các đại biểu Quốc hội cho rằng mô hình đại học vùng là cần thiết. Qua thực tiễn cho thấy, 3 đại học vùng ngày càng được hoàn thiện.
Bộ trưởng nêu lên 4 quan điểm về xây dựng và phát triển đại học vùng: Thứ nhất là ủng hộ cao để 3 đại học vùng thực sự trở thành những hạt nhân, những động lực phát triển trong hệ thống đại học. Tất cả những gì không trái với quy định và đúng thẩm quyền của Bộ trưởng thì ưu tiên, tạo điều kiện cho đại học vùng.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức hoạt động của đại học vùng phải tuân thủ theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH và theo hướng cởi “nút thắt” trong các lĩnh vực từ tổ chức bộ máy cho đến các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, kế hoạch tài chính… Tức là thực hiện quyền tự chủ cao. Nguyên tắc là, các đại học vùng trực thuộc Bộ thì phải tốt lên.
Thứ ba, tạo điều kiện tối đa cho các đại vùng, tiến tới không còn cơ quan chủ quản và hoạt động theo đúng ý nghĩa của đại học vùng.
Thứ tư, tất cả những gì trong 3 quan điểm đầu được gói vào trong Quy chế tổ chức hoạt động của đại học vùng. Bộ trưởng không can thiệp sâu đến các trường thành viên, mà chỉ ban hành Quy chế tổ chức của đại học vùng. Theo đó, các đại học vùng có trách nhiệm ban hành quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc trong đơn vị của mình.
Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản thống nhất các quan điểm nêu trên; trong đó 3 quan điểm đầu có tính chất định hướng. Đối với quan điểm thứ tư, các đại biểu cho rằng, thống nhất cách tiếp cận, cơ cấu tổ chức đại học vùng là cơ cấu hệ thống các trường đại học và được gắn với nhau bởi quy chế. Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động đại học vùng, còn các đại học vùng ban hành quy chế hoạt động đối với các đơn vị thành viên theo đúng quy định của pháp luật.
Đại học vùng không hướng tới mô hình đại học tổng hợp
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần làm rõ các trường thành viên trong đại học vùng khác với các trường đại học độc lập ở chỗ nào, sự khác nhau ấy phải được thể hiện trong quy chế. Như vậy các trường đại học vùng mới quản lý được các trường thành viên.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng, có mấy điểm khác nhau giữa các trường thành viên trong đại học vùng với các trường đại học độc lập. Một là, quy định về sử dụng nguồn lực chung. Các trường đại học độc lập không sử dụng nguồn lực chung một cách cơ hữu. Nhưng những trường thành viên trong đại học vùng sẽ được sử dụng nguồn lực chung. Khi tính toán đến các định mức, trong đó có nguồn lực cơ hữu thì các đơn vị đại học vùng sẽ được hưởng lợi, giống như Đại học Quốc gia.
Hai là, quy định dùng chung về cơ sở vật chất.
Ba là, các trường thành viên phải theo định hướng của đại học vùng. Chẳng hạn như, Đại học vùng định hướng nghiên cứu thì các trường thành viên phải có cùng sứ mệnh định hướng đó. Nói cách khác, các trường thành viên là những thành tố để hướng đến định hướng chung của đại học vùng.
Bốn là, trong những trường hợp có ngành nghề hoặc có hoạt động trùng lắp thì phải chịu sự chi phối, điều tiết của lãnh đạo hội đồng đại học vùng.
Năm là, khi thành lập chia tách tổ chức thì phải tuân thủ hội đồng đại học vùng.
Đại biểu phát biểu tại buổi làm việc
Theo Bộ trưởng, đại học vùng được quyền chủ động để cơ cấu lại, sắp xếp lại mô hình đại học vùng trong thẩm quyền. Mô hình đại học vùng hướng tới không phải là đại học tổng hợp mà là mô hình hệ thống trường đại học.
“Như vậy, mối quan hệ giữa đại học vùng với các trường thành viên là mối quan hệ hữu cơ, dưới sự định hướng chỉ đạo của đại học vùng. Điểm mấu chốt là, giám đốc đại học vùng phải có quyền để cơ cấu lại các đơn vị thành viên sao cho hợp lý và đúng với quy định của pháp luật” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo GD&TĐ
Việt Nam lần đầu tổ chức Diễn đàn giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu
Sáng nay (2/7), Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu của UNESCO năm 2019 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Giáo dục là con đường dẫn đến sự thay đổi".
Diễn đàn do UNESCO phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức, với sự đồng hỗ trợ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) của Nhật Bản thông qua Quỹ tín thác Nhật Bản UNESCO dành cho Chương trình Hành động toàn cầu Giáo dục vì Sự phát triển bền vững và Trung tâm Giáo dục vì Sự hiểu biết quốc tế châu Á - Thái bình dương (APCEIU).
Giáo dục là giải pháp hướng tới phát triển bền vững
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Diễn đàn được tổ chức để thảo luận và tìm giải pháp thiết thực cho giáo dục vì một thế giới bền vững.
"Trong 50 năm qua, dân số thế giới đã tăng hơn gấp đôi. Vậy, làm thế nào để phát triển kinh tế xã hội có thể thỏa mãn nhu cầu của chúng ta mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai? Đó là câu hỏi mà tất cả chúng ta cần phải trả lời", ông đặt vấn đề.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng tới sự phát triển bền vững không thể đạt được chỉ bằng các thỏa thuận chính trị, giải pháp tài chính hoặc công nghệ. Những gì chúng ta cần làm là thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng, giúp họ lựa chọn một cách sống bền vững hơn.
"Giáo dục chính là giải pháp, là con đường dẫn đến sự thay đổi. Giáo dục để đảm bảo người dân biết đâu là lựa chọn đúng đắn, đồng thời giúp họ có thông tin và kỹ năng để làm theo lựa chọn đúng đắn đó", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, sau một thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của LHQ từ năm 2005 đến 2014, ngày nay, giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) là trung tâm của Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Những gì chúng ta đã làm được là đáng kể nhưng vẫn chỉ là khởi đầu nhằm tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và tầm nhìn dài hơn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chào đón và trao đổi với các đại biểu tại Diễn đàn
Trong giai đoạn tiếp theo, mỗi học sinh cần phải được học về sự phát triển bền vững từ các giáo viên được đào tạo cơ bản, thông qua các các chương trình giáo dục và nguồn lực đầu tư phù hợp. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chúng ta không thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp tối ưu nhưng việc đưa ra các cam kết và mục tiêu đúng đắn sẽ giúp chúng ta đi được đúng hướng.
Đại diện các đơn vị tổ chức tại Diễn đàn.
Lấy Việt Nam làm ví dụ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, từ năm 2013, Việt Nam đang tiến hành cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Một trong những cột mốc quan trọng là chương trình giáo dục phổ thông quốc gia được phê duyệt vào tháng 12/2018. Chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học hướng tới việc giúp cho học sinh có được những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.
"Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn huy động giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả các mục tiêu phát triển bền vững", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin với các đại biểu dự Diễn đàn.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận vẫn còn nhiều câu hỏi mà Việt Nam phải đối mặt trong việc triển khai chương trình này, như làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả mọi người, làm thế nào để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, làm thế nào để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời...
"Trong diễn đàn này, những việc chúng ta đang làm trong giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ là một câu trả lời cho những vấn đề trên. Dựa trên hàng ngàn giờ kinh nghiệm trực tiếp triển khai, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong giáo dục, chúng ta sẽ cùng nhau xác định các hành động cần thiết để biến các mục tiêu của phát triển bền vững thành hiện thực", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng bày tỏ tin tưởng rằng Diễn đàn lần này sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng các mối quan hệ giữa các bên.
Hoạt động quan trọng
Tại cuộc họp báo trước Diễn đàn, ông Michael Croft - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - cho biết UNESCO tổ chức diễn đàn lần này với sứ mệnh là cơ quan hoạt động, hỗ trợ nhiều chương trình giáo dục. "Là cơ quan đang dẫn đầu trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 4, giáo dục vì sự phát triển bền vững, UNESCO đang đặt các mục tiêu là xây dựng và gắn giáo dục với các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước", ông Croft nói.
Theo ông Croft, Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu của UNESCO sẽ tập trung bàn thảo cách thức giáo dục giúp xây dựng xã hội bền vững, hòa bình. "Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng, trong khi những hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính hiện nay dường như chưa đủ để có thể giúp xây dựng một xã hội bền vững, xã hội hòa bình. Nhìn từ góc độ giáo dục, chúng ta sẽ tính đến cách để trong tương lai chúng ta thay đổi suy nghĩa, thay đổi hành vi để xây dựng một xã hội bền vững, hòa bình hơn", Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam thông tin.
Ông Croft cho rằng phát triển bền vững có nghĩa là chúng ta chung sống hòa thuận với nhau, chung sống hài hòa với thiên nhiên. Như vậy, các chủ đề về giáo dục vì sự phát triển bền vững cũng như giáo dục công dân toàn cầu đều hướng tới 2 khía cạnh này. "Giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ giúp chúng ta có những cách nhìn để làm sao chung sống hài hòa với hành tinh này còn giáo dục công dân toàn cầu là làm thế nào để chúng ta chung sống hài hòa với nhau", ông nói.
Các đại biểu tại Diễn đàn.
Ông Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam - đánh giá việc lựa chọn Việt Nam để tổ chức Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu năm 2019 có ý nghĩa quan trọng.
"Từ góc độ cơ quan nghiên cứu của Bộ Giáo dục và đào tạo, tôi hy vọng các kết quả trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn sẽ đưa đến, đề xuất ra những mô hình giáo dục mới, những giải pháp để giáo dục là chìa khóa then chốt để có thể phát triển bền vững cho tương lai của chúng ta", ông Vinh nói.
Theo Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Diễn đàn sẽ đề cập đến các vấn đề không chỉ nằm ở quy mô quốc gia mà còn giải quyết cả vấn đề thực tế của Việt Nam, đó là vấn đề làm sao chuyển từ hệ thống giáo dục nặng về chuyển tải kiến thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh thành nền giáo dục phát triển phẩm chất năng lực của học sinh chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng tốt nhất trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
"Khi bàn về giáo dục vì sự phát triển bền vững không đơn giản là đưa các nội dung phát triển bền vững vào lớp học mà quan trọng hơn là làm sao để sử dụng giáo dục như chìa khóa, công cụ để giải quyết được một cách toàn diện nhất tất cả các mục tiêu của sự phát triển bền vững", ông nói.
Theo PLVN
Gian lận thi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm "thiếu sót" Cá nhân tôi là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phục trách ngành, tôi xin nhận trách nhiệm thiếu sót ở một số điểm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói trước Quốc hội sáng 31/5. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình (ảnh quochoi.vn). Sáng nay tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế -xã hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Chủ tịch nước chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ

Trú ẩn trong vàng: Cái giá thật sự của làn sóng gom vàng toàn cầu

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Nam sinh lớp 7 ở Huế mất tích khi đi tắm biển

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Việc làm buổi sáng gây hại như rượu bia nhiều nam giới hay mắc
Sức khỏe
09:16:49 17/04/2025
Khám phá bãi biển hoang sơ dưới chân đèo Hải Vân
Du lịch
09:14:39 17/04/2025
Lý do máy bay quân sự Y-20 Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tại Ai Cập khiến Mỹ lo ngại
Thế giới
09:11:09 17/04/2025
Choáng ngợp trước tiệc sinh nhật 18 tuổi của Công chúa châu Âu: Không khí cổ tích tràn ngập từ đầu đến chân
Netizen
09:03:22 17/04/2025
Mẹ vợ 40 tuổi ôm tiền bỏ trốn cùng con rể tương lai kém 20 tuổi
Lạ vui
09:00:58 17/04/2025
Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường mặt mộc của Yến Xuân, vóc dáng thật sau sinh mới gây chú ý
Sao thể thao
08:54:41 17/04/2025
Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn
Mọt game
08:31:40 17/04/2025
"Minh tinh bi thảm nhất showbiz" hé lộ tình trạng gia đình Từ Hy Viên: Chồng và em gái ra sao sau 2 tháng mất mát?
Sao châu á
08:25:15 17/04/2025
Johnny Depp gây xôn xao với hình ảnh khác lạ
Hậu trường phim
08:19:27 17/04/2025
Sau "Nấu ăn cho em", PiaLinh thay đổi phong cách
Nhạc việt
08:17:37 17/04/2025