Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đề nghị sinh viên ra trường sẽ đi NVQS
Đồng tình với chủ trương tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (NVQS) với sinh viên, song đa số các ý kiến Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, sau khi ra trường sinh viên phải thực hiện theo quy định.
Thường vụ Quốc hội đồng ý cho tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với sinh viên đang theo học đại học, nhưng khi học xong toàn bộ sinh viên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thảo luận về dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) sáng 19/1, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh (UBQPAN) Nguyễn Kim Khoa cho biết, về độ tuổi gọi nhập ngũ, hiện có ý kiến đề nghị thông nhất tư 18 – 25, không kéo dài độ tuổi đến 27.
Thường trực UBQPAN cho rằng, viêc quy đinh đô tuôi goi nhâp ngu cua công dân phai bao đam sự binh đăng. Viêc keo dai đô tuôi goi nhâp ngu cho đôi tương tam hoan la sinh viên đang hoc chương trinh đao tao đai hoc để goi vao phuc vu tai ngu sau khi tốt nghiệp vưa kho kha thi, vưa không bao đam công băng xa hôi. Do đó, Thương trưc UBQPAN tán thành với đê nghi quy định đô tuôi goi nhâp ngu cua công dân thống nhất tư 18 – 25 tuôi như Luật NVQS hiện hành.
Liên quan đến vấn đề tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ với sinh viên chính quy hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Thường trực UBQPAN nếu giữ như quy định hiện hành thì đối tượng tạm hoãn quá rộng, không khắc phục được những vướng mắc bất cập hiện nay. Trên cơ sở thực tiễn của nước ta và kinh nghiệm quốc tế, đa số ý kiến đề nghị không quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên, học viên để bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho sinh viên, học viên an tâm học tập và không phát sinh tiêu cực trong quá trình tuyển chọn, vi số lượng ngày càng tăng như hiện nay, thì cần có quy định một số hình thức để sinh viên, học viên có trình độ đào tạo từ đại học trở lên có sự lựa chọn thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình.
Cho ý kiến về dự thảo, GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội không đồng tình với quy định không tạm hoãn nghĩa vụ đối với sinh viên hệ chính quy. Ông Thi cho rằng, khi đã gọi đi học rồi thì trong thời gian học phải hoãn NVQS, không nên đang học vẫn cứ gọi, sẽ ảnh hưởng đến học tập, đào tạo.
Bên cạnh đó, ông Đào Trọng Thi cũng cho rằng, nếu quy định sinh viên học chính quy có thể tự bỏ chi phí tham gia huấn luyện 3 tháng thay thế NVQS, rất có thể sẽ tạo kẽ hở để sinh viên tìm cách trốn nhập ngũ. Mặt khác nếu không kéo dài tuổi gọi NVQS với sinh viên hệ chính quy sẽ gây khó khăn cho các em, không cẩn thận sinh viên sẽ kéo dài lưu ban (tối đa 3 năm) đề trốn NVQS. Nếu quy định điều này, ông Thi quan ngại “sẽ thành ra bài trốn nghĩa vụ quân sự”.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, ông Đào Trọng Thi đề nghị vẫn nên hoãn gọi NVQS đối với người trúng tuyển đại học chính quy. Khi sinh viên đã tốt nghiệp đại học rồi tham gia quân đội thì lực lượng quân đội sẽ ngày càng có trình độ cao, đáp ứng yêu câu thời đại mới.
Đồng tình với quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách và nhiều đại biểu khác cũng đề nghị nên miễn gọi NVQS đối với người đang trong quá trình học tập. Cùng quan điểm không gọi nhập ngũ với sinh viên đang theo học trong thời bình, vì đã học phải liên tục, chứ nếu gián đoạn khi quay lại sẽ quên hết.
Tuy nhiên theo Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước thì sau khi học xong sinh viên phải thực hiện NVQS. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thể hiện quan điểm, đã đỗ vào đại học rồi thì có thể hoãn nhưng không phải miễn NVQS.
Giải trình về những quan điểm nêu ra, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa cho rằng, nếu kéo dài tuổi nhập ngũ đến 27 tuổi thì sinh viên sau khi tốt nghiệp rồi phải gọi 100% đi NVQS mới có giá trị. Tuy nhiên ở nước ta hiện tỷ lệ sinh viên tham gia NVQS rất ít, chỉ chiếm 0,5%, mặt khác nếu kéo dài đến 27 tuổi, lại gia tăng sự mất công bằng.
Liên quan đến việc tạm hoãn, ông Khoa cũng đồng tình với chủ trương tạm hoãn đối với sinh viên đang học đại học. Nhưng có thể chọn những người tình nguyện đi, ngoài ra cũng có thể sử dụng hình thức thực hiện NVQS thay thế khác để thanh niên thực hiện, giúp tạo điều kiện cho người tốt nghiệp ra trường là có thể đi làm ngay.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thể hiện mong muốn gọi được hết số thanh niên trong độ tuổi đi NVQS. Mặt khác quy định sinh viên có thể tham gia huấn luyện 3 tháng thay thế NVQS rất khó khả thi, lại không đảm bảo sự công bằng giữa người có tiền và không có tiền.
Trước nhiều ý kiến khác nhau, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị thực hiện tạm hoãn NVQS đối với sinh viên đang học, khi học xong sẽ thực hiện NVQS. Bởi nếu tuyển vào lúc đó sẽ sinh ra phức tạp, tư tưởng không yên tâm, và sẽ tạo ra kẽ hở dễ xảy ra tiêu cực trong tuyển quân.
Theo Infonet
Tử tù Hồ Duy Hải: Có đủ 4 căn cứ để kháng nghị
Đây là khẳng định của bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - Phó trưởng đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc hội trong vụ án Hồ Duy Hải.
Trong ngày 20/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về tình hình oan, sai đã đề cập tới ba vụ án đặc biệt nghiêm trọng đang có đơn kêu oan là vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng), vụ Vi Văn Phượng (Bắc Giang) và vụ Hồ Duy Hải (Long An). Trong đó, vụ án Hồ Duy Hải thu hút được nhiều sự quan tâm nhất.
Báo Pháp luật TP HCM dẫn lời ĐBQH Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nhận xét: "Sai sót đó khiến chúng ta đã tự cầm gậy đập vào chân mình. Vì chúng ta gian dối đưa các chứng cứ giả vào mới khiến vụ án phức tạp như vậy".
ĐB Thường sau đó khẳng định theo "niềm tin nội tâm" của ông, Hồ Duy Hải chính là thủ phạm, "nó chính là nó chứ không phải ai khác".
Tuy nhiên, việc này liên quan đến tính mạng con người nên ông Thường đề nghị cần rà soát, nghiên cứu lại tất cả và có một buổi họp riêng về vụ án này.
Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) lại là "chưa có căn cứ vững chắc khẳng định Hồ Duy Hải phạm tội".
Tử tù Hồ Duy Hải.
Là người đã tiếp xúc với gia đình tử tù Hồ Duy Hải, bà Lê Thị Nga Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng: "Niềm tin là cái củng cố việc đánh giá, còn kết án phải căn cứ vào chứng cứ".
Về vụ án này, theo bà Nga đa có cả 4 căn cứ để kháng nghị vụ án.
Báo Lao động dẫn lời bà Nga cho biết: "Những vụ án khác chỉ cần một trong 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm theo luật định là có thể kháng nghị, trong khi vụ Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ: việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng bộ luật Hình sự".
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp phân tích: Vụ án Hồ Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án, thể hiện ở vi phạm nghiêm trọng về khám nghiệm hiện trường và quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ, thiếu sót trong trưng cầu giám định.
Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ, không làm rõ được những mâu thuẫn trong vụ án. Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét, đánh giá kỹ dẫn đến kết luận trong bản án về thời gian Hải có mặt ở bưu điện Cầu Voi là chưa thuyết phục.
Người chịu án oan gian nan đòi bồi thường.
Kết luận trong bản án sai với kết luận giám định. Bản án phúc thẩm phản ánh không đúng về phiên tòa sơ thẩm. Bản án kết luận dựa trên sự "suy diễn chết người" của kết luận điều tra và cáo trạng.
"Một điểm nữa là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội, mà không phản ánh trung thực, khách quan những chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội", bà Nga nhấn mạnh.
Từ đó bà đưa ra kiến nghị: Đây là vụ án rất nghiêm trọng, được dư luận quan tâm, bản án lại đưa đến việc tước đoạt mạng sống của một con người, cần xem xét lại một cách thật thận trọng, để có thể hoàn toàn yên tâm có đủ căn cứ kết tội.
Vụ án mạng xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi (Long An) một lần nữa lại làm nóng phiên họp của đoàn giám sát với những tranh luận về việc đã có đủ căn cứ buộc tội Hồ Duy Hải hay chưa.
Tuy nhiên, các ý kiến đều có điểm thống nhất chung rằng quá trình điều tra vụ án này có những sai phạm nghiêm trọng.
Dương Dung
Theo_Người Đưa Tin
Đề xuất điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 18/2 đã sửa đổi, điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay số người trong độ tuổi từ đủ 16...