Bộ trưởng Pháp từ chức vì bất đồng dự luật chống khủng bố
Các phần tử khủng bố sinh ra tại Pháp nếu có hai quốc tịch sẽ bị tước bỏ quyền công dân Pháp.
Ngày 27-1, Bộ trưởng Tư pháp Pháp Christiane Taubira tuyên bố từ chức vì không đồng ý với dự luật chống khủng bố mới, theo kênh truyền hình France 24 (Pháp).
Dự luật khủng bố mới ra đời nhằm thắt chặt an ninh Pháp sau các vụ tấn công, có điều khoản các phần tử khủng bố sinh ra tại Pháp nếu có hai quốc tịch sẽ bị tước bỏ quyền công dân Pháp.
Theo luật hiện tại, những ai có hai quốc tịch nhưng sinh ở ngoài Pháp có thể bị tước quốc tịch Pháp nếu phạm tội nghiêm trọng.
Bộ trưởng Tư pháp Pháp Christiane Taubira. Ảnh: FRANCE 24
Tổng thống Pháp Franois Hollande yêu cầu sửa đổi luật chống khủng bố sau các vụ tấn công khủng bố tại Paris ngày 13-11-2015 làm 130 người chết. Tranh luận thông qua dự luật sẽ bắt đầu vào tháng 2.
Video đang HOT
Hàng trăm công dân Pháp – phần lớn là có hai quốc tịch – đã sang Iraq và Syria đầu quân cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, sau đó lại trở lại tấn công nước Pháp, như trường hợp những kẻ thực hiện vụ tấn công khủng bố Paris.
Tổng thống Franois Hollande chỉ định Chủ tịch Ủy ban Luật pháp tại Quốc hội Jean-Jacques Urvoas kế nhiệm bà Christiane Taubira.
Một năm nay, Bộ trưởng Christiane Taubira đã căng thẳng với Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Manuel Valls quanh các bất đồng về chính sách chống khủng bố, kể từ sau vụ tạp chí Charlie Hebdo bị tấn công khủng bố ngày 5-1-2015, đặc biệt vụ tấn công khủng bố tại Paris.
Biểu tình phản đối tình trạng khẩn cấp ở Paris. Ảnh: FRANCE 24
Theo Thủ tướng Manuel Valls, tước quốc tịch Pháp của các phần tử khủng bố là một hành động biểu tượng mạnh chống lại những kẻ đã tự đặt mình đứng ngoài cộng đồng quốc gia.
Trong khi đó phe phản đối chỉ trích dự luật là một hành động phân biệt ý thức hệ và không phải là một biện pháp hạn chế khủng bố hiệu quả.
Nếu dự luật được thông qua, hiến pháp Pháp sẽ được sửa đổi. Trong hiến pháp mới sẽ quy định quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, theo đó an ninh Pháp sẽ được khám xét nhà và quản thúc tại gia mà không cần thông qua Bộ Tư pháp.
Pháp hiện vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp, cho phép Pháp thực hiện các biện pháp khắt khe để bảo vệ an ninh.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Tunisia: Đảng cầm quyền đứng trước nguy cơ chia rẽ
Việc 16 nghị sĩ Tunisia thuộc đảng cầm quyền Nidaa Tounes đã từ chức khiến đảng này đang phải đối mặt với nguy cơ bị chia rẽ.
Ngày 8/1, 16 nghị sĩ Tunisia thuộc đảng cầm quyền Nidaa Tounes của Tổng thống Caid Essebsi đã từ chức vì tranh cãi liên quan đến việc con trai của Tổng thống ủng hộ một phong trào có thể khiến phe Hồi giáo đối lập trở thành lực lượng chính trong quốc hội.
Một người dân Tunisia ủng hộ đảng cầm quyền Nidaa Tounes của Tổng thống Caid Essebsi. (ảnh: Reuters).
Trước đó 2 ngày, Thủ tướng Tunisia Habib Essid thông báo kế hoạch cải tổ nội các lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức hồi cuối năm 2014.
Trong lần cải tổ này, Thủ tướng Essid bổ nhiệm 12 Bộ trưởng mới, trong đó có các vị trí quan trọng như Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Ngoại giao.
Thông báo của Thủ tướng không nêu lý do tiến hành cải tổ nội các. Tuy nhiên, trong một tuyến bố cuối năm 2015, ông Essid tuyên bố sẽ thay một số Bộ trưởng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ./.
Hoàng Lê Theo Reuters
Theo_VOV
Bộ trưởng Israel từ chức vì bị cáo buộc quấy rối tình dục Bộ trưởng Nội vụ Israel Silvan Shalom vừa từ chức sau hàng loạt cáo buộc nhằm vào ông vì bê bối tình dục. BBC đưa tin ngày 21/12, ông Shalom, người đang đảm trách cương vị phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Nội vụ Israel, từ chức vì không muốn gia đình chịu những áp lực lớn hơn. Trước đó, tổng chưởng lý...