Bộ trưởng Pháp phải công khai xe hơi, nhà lầu
Sau vụ bê bối của cựu Bộ trưởng Ngân sách Jerome Cahuzac, Tổng thống Pháp Francois Hollande yêu cầu tất cả các bộ trưởng công bố tài chính cá nhân trên website chính phủ ngày 15/4.
Cựu Bộ trưởng Ngân sách Jerome Cahuzac bị cáo buộc gian lận thuế vì có một tài khoản ngân hàng bí mật. Sau khi vụ việc bị phát giác, chỉ số nổi tiếng của Tổng thống Hollande giảm mạnh.
Để lấy lại lòng tin của dân chúng, ông Hollande yêu cầu tất cả 37 bộ trưởng công bố chi tiết về tài chính cá nhân của họ. Danh sách tài sản cần công bố gồm chi tiết về tài khoản ngân hàng, bất động sản, các sản phẩm, đồ vật đắt tiền như xe hơi, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ…
Đầu tháng này, ông Jerome Cahuzac khiến người Pháp sốc nặng khi thừa nhận đã giấu khoảng 600.000 euro (770.000 USD) trong một tài khoản ngân hàng Thụy sĩ. Trước đó, ông liên tục phủ nhận thực tế này.
Ông đã từ chức Bộ trưởng Ngân sách và đang bị điều tra tội gian lận thuế.
Tổng thống Hollande cũng mất mặt trước việc cựu thủ quỹ đảng Xã hội của ông, Jean-Jacques Augier, có các khoản đầu tư cá nhân trong hai công ty nước ngoài ở quần đảo Cayman (lãnh thổ hải ngoại của Anh ở biển Caribe).
Hai vụ scandal này càng làm tổn hại uy tín của Tổng thống Hollande trong mắt công chúng Pháp.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngân sách Jerome Cahuzac thừa nhận có tài khoản bí mật trong ngân hàng Thụy Sĩ (Ảnh: AFP)
Bộ trưởng Y tế và Các vấn đề xã hội Marisol Touraine nói rằng tài sản của bà trị giá khoảng 1,4 triệu euro (1,8 triệu USD), chủ yếu là một số bất động sản ở thủ đô Paris. Bộ trưởng phụ trách người tàn tật Marie-Arlette Carlotti nói rằng, bà có 2 căn hộ và 1 ngôi nhà ở miền nam nước Pháp, với tổng trị giá 565.000 euro (740.000 USD).
Bộ trưởng Văn hóa Aurelie Filippetti nói bà sở hữu một căn hộ 70 m2 ở Paris và vui vẻ nói thêm rằng, bà còn sở hữu một chiếc áo phông David Beckham.
Bộ trưởng Nhà ở Cecile Duflot thuộc đảng Xanh tiết lộ bà sở hữu một ngôi nhà trị giá 168.000 euro (219.000 USD) và 2 xe hơi, gồm 1 chiếc Renault Twingo trị giá 1.500 euro (1.900 USD) và 1 chiếc Renault 4L trị giá 10.000 francs vào thời điểm bà mua năm 2000.
Bộ trưởng Đổi mới công nghiệp Arnaud Montebourg kê khai một chiếc ghế dài trị giá 4.000 euro (5.200 USD).
Uy tín của chính phủ của Tổng thống Hollande giảm trong bối cảnh nền kinh tế Pháp tiếp tục đối mặt nhiều vấn đề. Khi được bầu làm tổng thống gần 1 năm trước, ông hứa với cử tri rằng chính phủ sẽ chú trọng yếu tố phẩm chất đạo đức, tính liêm chính.
Chính phủ của ông Hollande đang có kế hoạch đưa ra các luật mới yêu cầu tất cả nghị sĩ công khai tài sản của họ. Chính phủ cũng có kế hoạch tạo ra vị trí công tố viên đặc biệt tập trung vào vấn đề tham nhũng, đồng thời áp dụng hình phạt nặng hơn đối với người bị kết tội gian lận.
Theo 24h
Putin buộc quan chức đóng tài khoản ngoại
Tổng thống Putin đang nỗ lực kiểm soát tình trạng tham nhũng, tẩu tán tài sản của quan chức
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa yêu cầu tầng lớp quan chức cao cấp và công chức nhà nước phải đóng tài khoản ngân hàng ở nước ngoài và công khai tài sản trong vòng 3 tháng, nếu không sẽ bị sa thải.
Theo nghị định vừa được Tổng thống ký hôm qua, hàng ngàn công chức nhà nước ở Nga sẽ có thời gian từ nay đến ngày 1/7 để kê khai thu nhập và tài sản. Theo chánh văn phòng điện Kremlin Sergei Ivanov, không công chức nào được ngoại lệ, và những ai bị phát hiện sở hữu tài khoản cấm sẽ ngay lập tức bị sa thải.
Nghị định là động thái mới nhất của Tổng thống Nga nhằm ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Tháng 12 năm ngoái, ông Putin tuyên bố đây sẽ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong nhiệm kỳ công tác của ông. Theo một số nhà làm luật, mục đích của nghị định không chỉ nhằm vào tầng lớp quan chức chính trị - lâu nay vẫn được biết đến là đã tẩu tán lượng tài sản lớn - mà còn nhằm tránh để các quan chức dễ bị ảnh hưởng từ nước ngoài.
"Trong thời gian rất dài, nhiều quý tộc coi Nga như một vùng đất săn bắn, nên họ lập tài khoản ngân hàng và sống ở nước ngoài. Vấn đề đó tất nhiên không thể được giải quyết bằng một luật mà cần nỗ lực chính trị chung và sự ủng hộ của xã hội về ý tưởng này", ông Konstantin Kostin, giám đốc Quỹ phát triển xã hội dân sự ở Nga, nhận xét.
"Trách nhiệm đối với đất nước được tạo thành không chỉ bởi các khẩu hiệu và bài diễn văn, mà là khi người dân nhìn thấy chính phủ minh bạch", ông Putin nói trong bài phát biểu hồi tháng 12.
Bài phát biểu lúc đó nhận được tràng vỗ tay lớn từ đông đảo khán giả là tầng lớp quan chức và nhà làm luật, đến mức ông Putin phải yêu cầu họ trật tự để có thể nghe hết những gì ông nói.
Nhưng việc thực hiện không hề đơn giản. Hai văn bản luật ra đời sau bài phát biểu của ông Putin vẫn bị tắc ở Duma, tức hạ viện Nga. Hồi tháng 12, một số đại biểu đệ trình luật dựa trên gợi ý của của ông Putini nhưng không đạt được tiến triển gì cho tới khi đích thân ông Putin đưa ra phiên bản sửa đổi vào tháng 2. Luật này được thông qua lần đầu tiên hôm 22/2, nhưng từ đó đến nay thời gian xem xét lần hai và lần ba để thông qua luật vẫn chưa được ấn định, nghĩa là văn bản đó đã không qua nổi.
Nghị định của ông Putin rõ ràng là nhằm vào các "đầu sỏ" chính trị và thúc đẩy việc ban hành luật kiểm soát vấn đề tham nhũng.
"Luật tài sản nước ngoài sẽ được thông qua, nhưng sẽ không đúng thời gian như dự kiến. Tầng lớp quý tộc Nga trước mắt chỉ muốn có nghị định để thể hiện ủng hộ với quyết tâm của Tổng thống", ông Kabanov nói.
Ông Kabanov cho rằng nghị định này cũng nhằm áp dụng biện pháp hạn chế tương tự đối với nhân sự cao cấp nhất của các tập đoàn kinh tế nhà nước, dù rằng vấn đề này chưa được Tổng thống đưa ra trong thời gian này.
Nhiều tài khoản ngân hàng có giá trị lớn trong ngân hàng đảo Síp bị đóng băng trong thời gian gần đây thuộc về các tỷ phú Nga.
Theo 24h
"Vaccine" ngừa tham nhũng Công khai tài sản của các quan chức lâu nay được coi như một trong những công cụ quan trọng hạn chế tham nhũng. Tuy nhiên, để biện pháp này đi vào cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Công khai tài sản là biện pháp quan trọng để giảm tham nhũng Trên cơ sở dữ liệu của 176 quốc gia, Ngân...