Bộ trưởng Pháp nói về vụ lộ mật tàu ngầm Scorpene
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 1/9, vụ lộ mật về tàu ngầm Scorpene Pháp thiết kế cho Hải quân Ấn Độ là “hành động hiểm độc”.
“Chúng tôi sẽ áp dụng mọi biện pháp để tìm ra sự thật. Rõ ràng, đây là một hành động hiểm độc”, ông Jean-Yves Le Drian phát biểu trước truyền thông sau vụ việc tai tiếng.
Vụ lùm xùm này diễn ra hồi giữa tháng 8/2016 khi tờ The Australian cho biết, khoảng 22.400 trang tài liệu mật của Công ty đóng tàu quân sự DCNS liên quan tới dự án chế tạo 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện Scorpene (bọ cạp) cho Hải quân Ấn Độ đã bị rò rỉ.
Tài liệu trên được đóng dấu mật “Restricted Scorpene India” chứa toàn bộ các thông tin về khả năng tác chiến của phiên bản Scorpene do công ty này đóng cho Ấn Độ. Trong đó bao gồm chi tiết các thông tin về hệ thống cảm biến dưới nước và trên mặt nước, hệ thống quản lý chiến đấu và thông tin liên lạc, hệ thống phóng ngư lôi….
Tàu ngầm Scorpene của Ấn Độ.
Ngoài ra, thông tin bị rò rỉ còn tiết lộ về mức độ tiếng ồn của Scorpene ở những dải tốc độ và độ sâu lặn khác nhau, cùng tầm hoạt động và dự trữ hành trình. Bộ tài liệu này còn chỉ ra những vị trí nào trên tàu có thể cho phép thủy thủ đoàn nói chuyện mà không gây tiếng ồn ra ngoài, cũng như dữ liệu về từ trường, điện từ và hồng ngoại do tàu phát ra.
Video đang HOT
Những tài liệu này cho biết các đặc điểm kĩ thuật, các bí mật công nghệ cũng như cách hoạt động tối ưu của loại tàu ngầm do Pháp chế tạo. Đồng thời, với các tài liệu trên, các đối thủ của Ấn Độ có thể gần như vô hiệu hóa sự hoạt động của những chiếc Scorpene trên các vùng biển nông.
Theo thống kê của The Australian, có 4.457 trang đề cập đến khả năng cảm biến dưới nước của Scorpene, 4.209 trang nhắc tới khả năng cảm biến trên nước, 4.301 trang nhắc tới hệ thống chiến đấu, 493 trang dữ liệu đề cập tới hệ thống phóng ngư lôi, 6.841 trang nói về thông tin liên lạc cùng 2.138 trang dữ liệu nhắc tới hệ thống định vị.
Phía công ty DCNS cho hay, ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề nên đã nhanh chóng “nhờ” lực lượng an ninh Pháp điều tra. Trang NDTV của Ấn Độ dẫn thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng nước này Manohar Parrikar cho hay:
“Chúng tôi hiểu là đã có khả năng tin tặc đánh cắp các dữ liệu. Chúng tôi sẽ tìm hiểu về sự việc này. Thông tin từ phía Hải quân cho hay rằng sự cố xảy ra bên ngoài Ấn Độ và những thiệt hại là không đáng kể”. Tuy nhiên, các nhà phân tích đều khẳng định các thông tin chi tiết kỹ thuật như vậy nếu bị rò rỉ ra thì thực sự nghiêm trọng.
Báo The Indian Express cho hay thông tin từ báo Úc The Australian nói rằng các dữ liệu có lẽ đã không bị rò rỉ từ phía Ấn Độ và nhiều khả năng bị đánh cắp tại công ty DCNS ở Pháp. Bởi các file tài liệu cũng cho thấy các kế hoạch bí mật mua bán của DCNS với các tàu khu trục cho Chile, tàu đổ bộ tấn công Mistral sang Nga…
Dữ liệu bị đánh cắp liên quan tới tàu ngầm Scorpene được báo Úc cho là viết vào năm 2011 và nghi là lấy từ Pháp bởi một cựu sĩ quan Hải quân Pháp khi đó là thành viên của nhà thầu phụ với DCNS. Dữ liệu sau đó được cho là đưa tới một công ty trong khu vực Đông Nam Á, có thể hỗ trợ cho một liên doanh cho lực lượng Hải quân trong khu vực.
The Australian cho hay, dữ liệu này tiếp tục được thông qua một bên nữa là công ty thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á trước khi được nén vào một chiếc đĩa và gửi cho một công ty của Úc. Dẫu vậy, bài báo của Úc cũng chưa nói rõ làm thế nào để các thông tin này lại được công bố rộng rãi và chia sẻ công khai trên khắp châu Á cho dù nó từng được thu giữ bởi các cơ quan tình báo nước ngoài.
Báo Ấn nhận định, nếu dữ liệu bí mật thực sự rò rỉ từ Pháp thì đây sẽ là tín hiệu để làm căng thẳng thêm quan hệ của Ấn Độ và Pháp. The Indian Express cho hay Ấn Độ dự kiến sẽ ký một thỏa thuận mua 36 máy bay chiến đấu Rafale với Pháp trong thời gian tới đây. Nhưng có lẽ mối “làm ăn” này sẽ gặp rắc rối sau sự cố trên.
Được biết, các phiên bản khác nhau của tàu ngầm Scorpene đang được Malaysia và Chile sử dụng, trong khi Brazil dự kiến sẽ triển khai loại tàu ngầm này từ năm 2018.
Theo Báo Đất Việt
Lo ngại Trung Quốc, Mỹ - Ấn cho nhau dùng căn cứ hải quân
Washington và New Delhi ký thỏa thuận quân sự sử dụng căn cứ hải quân của nhau, giúp Mỹ tăng cường hiện diện gần Trung Quốc.
Thỏa thuận mới được ký kết giữa Mỹ và Ấn Độ cho phép hải quân của Washington tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters.
Việc ký kết Thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA) đã được chuẩn bị trong hơn một thập kỷ, là điểm nổi bật trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar tới Mỹ, RT hôm qua đưa tin.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp người đồng cấp Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ca ngợi LEMOA sẽ giúp "an ninh hàng hải" và góp phần vào "tự do hàng hải" trên thế giới.
LEMOA cho phép hải quân Mỹ, Ấn Độ sử dụng căn cứ của nhau để tiếp tế hậu cần trong các cuộc tập trận, cứu trợ thiên tai. Tuy nhiên, thỏa thuận không nhắc tới việc triển khai binh lính. Washington và New Delhi sẽ phải tìm kiếm thỏa thuận khác cho việc này.
Thỏa thuận mới được ký kết sẽ giúp Washington tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Hải quân Mỹ đã có nhiều cuộc tuần tra hàng hải tại đây, làm tăng thêm căng thẳng vốn có trong quan hệ với Trung Quốc.
Hồi tháng 6, Mỹ có nhiều cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông với sự tham gia của chiến hạm, máy bay. Washington cũng nhiều lần đưa tàu chiến tuần tra ở các vùng biển mà Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á.
Joseph Cheng, giáo sư về chính trị đã nghỉ hưu tại Hong Kong cho biết LEMOA còn giúp Mỹ tăng cường kiểm soát hàng hải từ Đông Á đến vịnh Ba Tư. Mặt khác, Biển Đông là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, và Mỹ không muốn phải xin phép mỗi khi đi qua các hòn đảo ở đây.
Ông Cheng cho rằng Mỹ đang sử dụng các tranh chấp ở Biển Đông để thực hiện chiến lược "trở lại châu Á". Các động thái của Washington dẫn đến sự lo lắng của Bắc Kinh bởi dường như Mỹ là nước duy nhất tăng cường quan hệ an ninh với các quốc gia châu Á để "mở rộng ảnh hưởng".
Văn Việt
Theo VNE
Ấn Độ có thể ký cung cấp 4 tàu tuần tra cho Việt Nam vào tháng 9 Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho biết hai nước có thể hoàn tất việc ký kết thoả thuận cung cấp 4 tàu cho Việt Nam trong gói tín dụng 100 triệu USD nhân chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi. Một tàu tuần tra của hải quân Ấn Độ. Ảnh minh hoạ: Naval Technology "Có thể hợp đồng Ấn Độ cung...