Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Giáo dục phổ thông không đảm bảo chất lượng tối thiểu”
Trường chuyên, trường thực nghiệm, thực hành đều chỉ lao theo mục tiêu… luyện thi đại học; chương trình – sách giáo khoa triệt tiêu tư duy sáng tạo; việc phân ban thất bại… UB Thường vụ QH mổ xẻ vấn đề chất lượng giáo dục phổ thông.
Chiều 15/8, UB Thường vụ Quốc hội dành thời gian thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Cuộc giám sát được UB Thường vụ tiến hành từ đầu năm 2013, đến nay đã có kết quả cuối cùng.
Trường chuyên thành “lò” luyện thi đại học
Các thành viên UB Thường vụ Quốc hội không giấu sự lo lắng về chất lượng giáo dục phổ thông.
Trình bày cáo cáo về kết quả giám sát, Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi đi vào từng nội dung rất cụ thể.
Trước hết, về quy mô, mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông, các loại hình cơ sở giáo dục được đánh giá là phát triển khá đa dạng, phù hợp với xu thế và đòi hỏi của thực tiễn. Nhưng sự phát triển đó lại chưa bám sát định hướng, mục tiêu đề ra và còn bất cập về cơ chế hoạt động, quản lý.
Ông Thi dẫn chứng, hệ thống trường THPT chuyên được hình thành nhằm phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về một số môn học để phát triển năng lực sáng tạo, trở thành nhân tài của đất nước trong tương lai nhưng trên thực tế nhiều trường THPT chuyên do áp lực của phụ huynh và học sinh nên đã chú trọng luyện thi đại học nhiều hơn nhiệm vụ bồi dưỡng, phát triển tài năng. Đồng thời, do quá chú trọng mở rộng quy mô của một số trường chuyên, mục tiêu đào tạo nhân tài trở nên mờ nhạt.
Các cơ sở giáo dục thực nghiệm, trường thực hành của các cơ sở đào tạo giáo viên thì chủ yếu phát triển theo hướng giáo dục chất lượng cao, đáp ứng mục đích thi đỗ đại học của học sinh thay vì thử nghiệm những kết quả nghiên cứu đổi mới chương trình, phương pháp dạy học.
Sự xuất hiện của các loại trường có yếu tố nước ngoài được ghi nhận nhưng công tác quản lý loại hình giáo dục này lại yếu, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, chồng chéo về trách nhiệm quản lý giữa các Bộ, ngành dẫn đến sự thiếu thống nhất và quản lý lỏng lẻo, sơ hở. Vì vậy, sự phát triển mô hình giáo dục này còn nặng tính tự phát, thiếu sự kiểm soát từ phía các cơ quan chức năng, chất lượng giáo dục thường chưa tương xứng với học phí rất cao, không bảo đảm được quyền lợi của người học.
Chương trình quá tải, “tắc” hướng giảm tải
Đi vào việc tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa GDPT, đoàn giám sát đánh giá chung là đúng quy định, có sự tham khảo kinh nghiệm trong lĩnh vực này của một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, huy động được nhiều nhà khoa học, sư phạm, cán bộ quản lý, giáo viên giỏi tham gia, được thí điểm và tổ chức thẩm định chất lượng nghiêm túc.
Tuy vậy, cơ quan giám sát thẳng thắn “phê” quy trình biên soạn ở một số khâu vẫn còn thiếu khoa học. Hội đồng chỉ đạo quốc gia được thành lập muộn so với các ban chỉ đạo cấp học. Không có tổng chủ biên chung cho môn học của tất cả các cấp học. Thiếu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực phát triển chương trình giáo dục phổ thông và có điều kiện tiếp thu một cách hệ thống kinh nghiệm quốc tế.
Ông Thi cho rằng, chương trình, sách giáo khoa GDPT về cơ bản đã thể hiện được quan điểm, đường lối đổi mới giáo nhưng mới thiên về trang bị kiến thức mà chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tự học cũng như giáo dục kỹ năng, nhất là kỹ năng sống và đạo đức học sinh.
Video đang HOT
“Nhìn chung, nội dung chương trình – sách giáo khoa cơ bản đã bảo đảm được tính chính xác, khoa học; đã chú ý ở mức độ nhất định giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kĩ năng cơ bản và hướng nghiệp; đã xây dựng được chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi cấp học, các môn học làm căn cứ thống nhất trong chỉ đạo, quản lý quá trình giáo dục. Tuy vậy, việc biên soạn còn chưa cân đối giữa “dạy chữ” với “dạy người”, giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức, kỹ năng và thời lượng thực hiện của một số môn học. Một số nội dung trong chương trình, trong sách chưa thực sự cơ bản, khối lượng kiến thức nhiều, dẫn đến sự “quá tải”. Nhiều nội dung trong một số môn học yêu cầu cao hơn khả năng tiếp thu trung bình của học sinh, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh ở các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn” – báo cáo giám sát viết.
“Vỡ trận”… phân ban!
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Trên tổng thể giáo dục phổ thông vẫn không đủ đảm bảo cho chất lượng tối thiểu”.
Một vấn đề được đào sâu là việc thực hiện phân ban ở cấp THPT. Đánh giá trước hết đoàn giám sát đưa ra là việc phân ban không đạt được mục tiêu đề ra, không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
Cụ thể, chương trình phân ban qua nhiều lần thí điểm, điều chỉnh vẫn thiếu tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc nên đã không đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của học sinh.
Từ năm học 2003 – 2004, chương trình THPT được chia thành hai ban (ban Khoa học Tự nhiên, ban Khoa học Xã hội và Nhân văn) và đã được triển khai thí điểm tại 89 trường ở 21 tỉnh thành. Sau 2 năm thí điểm, chương trình phân ban này đã bộc lộ những khiếm khuyết nghiêm trọng. Vì vậy, năm 2004, Quốc hội phải đề nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh phương án phân ban này. Trên cơ sở đó Chính phủ đã điều chỉnh phương án phân ban, bổ sung thêm ban Cơ bản kết hợp với một số môn học nâng cao và tự chọn.
Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng “phê” thẳng, trên thực tế, việc tổ chức chương trình THPT hiện nay gần như không còn là phân ban theo đúng ý nghĩa của nó, mà thực chất là dạy học phân hóa theo các khối thi đại học.
Theo tổng kết của Bộ GD-ĐT, sau 3 năm triển khai thực hiện phân ban đại trà, năm học 2008-2009, cả nước có gần 84% học sinh lớp 10 học ban Cơ bản, chỉ hơn 14% học sinh học ban Khoa học Tự nhiên, xấp xỉ 2% học sinh học ban Khoa học Xã hội & Nhân văn. Tại các địa phương, hầu hết các trường THPT, kể cả nhiều trường THPT chuyên chỉ tổ chức dạy học theo ban Cơ bản kết hợp với dạy nâng cao một số môn thi đại học theo lựa chọn của học sinh.
“Như vậy, việc thực hiện phân ban ở cấp THPT đã không thành công” – Chủ nhiệm Đào Trọng Thi một lần nữa nhắc lại.
Xác nhận nhiều nội dung đánh giá, kết luận của đoàn giám sát, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận thẳng thắn nhìn nhận, dù đã cải thiện nhiều nhưng trên tổng thể giáo dục phổ thông vẫn không đủ đảm bảo cho chất lượng tối thiểu.
P. Thảo
Theo dantri
Cộng đồng mạng xúc động vì "bé 2 lần bị mẹ bỏ rơi" sắp có gia đình mới
Xúc động xen lẫn cảm giác hẫng hụt, vui mừng mà cũng lắm buồn bã, đó là tâm trạng của rất nhiều bà mẹ đã cùng nhau chăm sóc, sẻ chia yêu thương với bé Lê Quang Anh trong suốt thời gian qua. Nhưng tất cả đều chung một kỳ vọng, một niềm tin là cậu bé đáng thương từ nay sẽ có một mái ấm gia đình đúng nghĩa.
Như xác nhận của bà Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Chữa bệnh - Lao động số 2 Ba Vì, Hà Nội - nơi đã chăm sóc, nuôi dưỡng bé Lê Quang Anh (nhân vật trong bài "Cộng đồng mạng "dậy sóng" vì bé 2 tháng tuổi 2 lần bị mẹ bỏ rơi") - hôm nay (12/8), người hảo tâm nhận nuôi bé Lê Quang Anh sẽ bay từ TP.HCM ra Hà Nội để làm thủ tục nhận nuôi em về gia đình.
Trước thông tin trên, hàng trăm bà mẹ trẻ đã dành tình yêu thương cho bé Quang Anh ở Hà Nội khá bất ngờ, bởi họ đang hàng ngày chăm sóc, vỗ về cậu bé nay phải đối mặt cảnh chia ly. Ngay lập tức, trong 2 ngày cuối tuần, rất nhiều người đã không quản ngại đường xa để thăm bé Quang Anh lần cuối, thậm chí đến sáng hôm nay vẫn còn rất nhiều người đến trung tâm thăm em.
Hình ảnh về bé Quang Anh đáng thương mà cũng rất đáng yêu sẽ luôn đọng mãi trong lòng của mọi người - những người đã đồng hành, sẻ chia yêu thương với cậu bé suốt thời gian qua
Tất cả mọi người đều có những tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì từ nay bé Quang Anh sẽ có được một người tốt chăm sóc, nuôi dưỡng, có một mái ấm gia đình thực sự. Nhưng cũng buồn vì họ sẽ không còn được dịp gặp lại em, được vỗ về, an ủi cậu bé như họ vẫn làm hàng ngày. Cũng không ít người tỏ ra lo lắng cho tương lai của cậu bé 5 tháng tuổi, vì những gì em đang phải đối mặt vẫn đầy hiểm nguy: nhiễm HIV, viêm da cơ địa...
Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Phượng trấn an: "Trước hết xin khẳng định để mọi người được yên tâm, người nhận nuôi là một gia đình rất tốt. Ngay khi đọc bài viết về bé Quang Anh trên Dân trí, họ rất xúc động nên đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ xin nhận nuôi bé khi cậu bé được chuyển về trung tâm của chúng tôi. Theo yêu cầu của họ thì chúng tôi không tiết lộ danh tính, để bé sẽ được sống bình yên khi về với gia đình mới. Bé sẽ sống ở Sài Gòn, bé có bác sĩ riêng để chăm sóc và sẽ được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1".
Cũng theo bà Phượng, gia đình nhận nuôi bé có kinh tế ổn, chứng minh thu nhập của họ mỗi tháng là 65 triệu đồng. Đặc biệt hơn, cũng qua bà Phượng, gia đình hảo tâm nói trên mong muốn số tiền mà bạn đọc giúp đỡ bé Quang Anh là 88.390.000 đồng qua Quỹ Nhân ái sẽ dành để giúp đỡ những bé có hoàn cảnh khó khăn khác trên mọi miền đất nước.
Trước thông tin bé Lê Quang Anh được nhận nuôi, rất nhiều người đã dành tình cảm tốt đẹp đến gia đình nhận nuôi em.
Diễm: vietgurlvcv@yahoo.com: Cảm ơn ba mẹ đã nhận nuôi dưỡng bé Quang Anh .may mắn và những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người .chúc bé Quang Anh hay ăn ,luôn khỏe mạnh và mau lớn để cảm nhận được tình yêu thương từ ba mẹ rành cho bé
Đinh Sỹ Quân: dinhsyquan@gmail.com: Cảm ơn tấm lòng vàng của anh chị, chúc anh chị thành công trong cuộc sống. Mong xã hội có nhiều người như anh chị.
Hằng: nguyenthanhhang200895@gmail.com : Anh mới thật xứng đáng là người sinh ra Quang Anh. Chúc bố con anh mãi bình yên và hạnh phúc...!
Cộng đồng mạng dành nhiều lời sẻ chia yêu thương đến bé Quang Anh trước ngày em được đón về gia đình mới
Hiền: Hienly@yahoo.com: Em không biết HIV có chữa được không ? Nhưng hy vọng lớn nhât bé Quang Anh sẽ sôg tôt với gia đình mới này
Trịnh Thúy: trinhthuy.ht09@gmail.com: Cảm ơn ! Một trái tim nhân hậu... Biết cháu bị bệnh mà các anh chị vẫn nhận nuôi. Cảm ơn những tấm lòng bồ tát
Khánh Hòa: thuannhung80@gmail.com : Cảm ơn tất cả những tấm lòng hảo tâm, sự yêu thương, chăm sóc, đùm bọc và đặc biệt là bố nuôi của bé Quang Anh. Anh thật tuyệt vời. Cầu chúc mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với 2 bố con.
Xen lẫn niềm vui, nhiều người lại mang tâm trạng buồn bã vì sự chia ly, cách trở
Vũ Thu Hà: meôthmai221ty@yahoo.com.vn : Cảm ơn bố mẹ nuôi bé Quang Anh nhiều nhé! Chúc Quang Anh luôn mạnh khỏe, sống hạnh phúc bên gia đình mới của mình ! Từ nay các mẹ không còn phải lo con cô đơn một mình chống lại bệnh tật nữa! Mong các bé không may mắn khác cũng sẽ có mái ấm gia đình như Quang Anh!
Vu duy dang: dendauxua@gmail.com : Nhìn cu cậu kìa đáng yêu chưa kìa. Híc iu quá cơ. Cố lên con nhé. Xin tình yêu thương sưởi ấm trái tim, và che trở suốt chặng đường con đi.
Oanh Pham: Mrs.PhamOanh@gmail.com: Cảm ơn người đã nhận nuôi bé Quang Anh, thật sự cảm ơn! Chúc con được sống trong vòng tay ấm áp của người đã nhận nuôi con, con sẽ trở thành một người con con và hiếu thảo. Chúc gia đinh mới của con thật nhiều hạnh phúc và may mắn con nhé!
Pha những cảm giác tiếc nuối
Hoàng Thủy: firewall_142@yahoo.com : Tôi xin gửi lời cảm ơn tấm lòng cao đẹp của bố mẹ nuôi cháu Quang Anh. Điều mà tôi cũng không chắc đã làm được mặc dù thương cháu vô cùng.
Anh Tiếp: lengsusin2005@gmail.com: Mẹ mãi để con trong tim mẹ. Mẹ sẽ nguyện cầu cho con luôn được hạnh phúc bên ba mới. Cảm ơn bạn -ba mới của con QA, người có tấm lòng nhân ái bao la đã cho con có một gia đình đúng nghĩa.
Vutrongan: vutrongan2012@gmail.com: Chúc mừng cháu Quang Anh và Bố mẹ nuôi của cháu. Cầu chúc gia đình mới này sẽ vui vẻ và hạnh phúc. Cầu trời sẽ phù hộ cho họ. Cầu mong có nhiều nhà hảo tâm như Bố nuôi của cháu !
Nguyễn Thị Lệ Thanh: lethanh0703@yahoo.com: Thật xúc động với người đàn ông có tấm lòng vàng, mong anh khỏe mạnh và hạnh phúc. Cầu mong cháu bình yên khỏe mạnh bên anh .
Thế Nam
Theo Dantri
Bé bị 50 con dòi "ăn" đứt tai thoát hiểm ngoạn mục Cả gia đình chị như không tin vào mắt mình khi thấy hình ảnh 50 con dòi đang bò lúc nhúc trong hũ thủy tinh được gắp ra từ tai bé gái chỉ mới 5 tháng tuổi. Xót xa chạy chữa cho con gái gần cả tháng trời tại bệnh viện quê nhà, chị Nguyễn Tuyết Nhung bàng hoàng khi thấy tai con...