Bộ trưởng Nông nghiệp: Mưa lớn chưa từng có, sẽ mở thêm cửa xả đáy
Chiều ngày 11.10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì họp khẩn với Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về công tác ứng phó với tình hình mưa lớn và xả lũ hồ Hòa Bình.
Kết thúc cuộc họp, phóng viên các cơ quan báo, đài đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường để làm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng và công tác ứng phó, khắc phục hậu quả đợt mưa lũ nguy hiểm chưa từng thấy đang xảy ra trên diện rộng từ Hà Tĩnh trở ra các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mưa lớn chưa từng có khiến thủy điện Hòa Bình phải mở 8 cửa xả đáy và có khả năng còn phải mở thêm.
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của đợt mưa lũ lần này?
- Có thể nói đợt mưa lũ lần này rất nguy hiểm. Chúng ta biết do tác động của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu cộng với khí áp lạnh gây ra mưa trên một diện rất rộng từ các tỉnh Bắc Trung bộ cho đến các tỉnh miền núi phía Bắc. Rất hiếm khi nào chỉ trong vòng 1,5 ngày mà lượng mưa trên toàn vùng bình quân đạt 100mm, nhiều nơi lên tới 300-400mm.
Đây là một đợt mưa rất bất bình thường. Đặc biệt nguy hiểm ở chỗ tất cả 2.896 hồ chứa từ Hà Tĩnh trở ra phía Bắc đều ở mức đầy nước và trong đó có 10-15% hồ đã bị tràn nước. Hai hồ lớn là hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La đều ở mức cột nước cao nhất. Ngày 10.10, mực nước tại hồ Hòa Bình đã lên tới 117m, mức nước cao nhất trong khi lũ về ở lưu vực hồ Hòa Bình tới 16.000 m3/s. Như vậy, có thể nói đây là một trạng thái mưa rất lớn chưa từng thấy trong nhiều năm nay.
Tình hình này đã nguy cơ đe dọa an toàn tới toàn bộ hệ thống hồ chứa, đặc biệt là hồ chứa thủy điện, liên quan đến các hệ thống đê, những vùng dân cư trũng và sản xuất nông nghiệp. Mưa lũ đợt này xảy ra trong một bối cảnh cộng hưởng nhiều yếu tố như thế có thể nói là một đợt mưa lũ nguy hiểm chưa từng thấy trong nhiều năm qua.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường: Đây là một đợt mưa rất bất bình thường. Đặc biệt nguy hiểm ở chỗ tất cả 2.896 hồ chứa từ Hà Tĩnh trở ra phía Bắc đều ở mức đầy nước và trong đó có 10-15% hồ đã bị tràn nước. Hai hồ lớn là hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La đều ở mức cột nước cao nhất. Ngày 10.10, mực nước tại hồ Hòa Bình đã lên tới 117m, mức nước cao nhất trong khi lũ về ở lưu vực hồ Hòa Bình tới 16.000 m3/s. Như vậy, có thể nói đây là một trạng thái mưa rất lớn chưa từng thấy trong nhiều năm nay.
Bộ trưởng đánh giá đến thời điểm này, chúng ta đã làm được những gì và cần rút kinh nghiệm điều gì để hạn chế thiệt hại cho người dân?
- Đến nay, tất cả các thành viên của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đặc biệt Ban chỉ huy các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra đến các tỉnh miền núi phía Bắc đã tập trung theo phương chậm 4 tại chỗ, phát huy tinh thần trách nhiệm. Đến giờ phút này, chúng ta đã bảo vệ cơ bản những công trình lớn từ hồ thủy điện, hồ thủy lợi và các công trình khác.
Chúng ta không để xảy ra tình huống rủi ro, gây thiệt hại lớn. Về sản xuất nông nghiệp, các địa phương đã có kế hoạch khoanh bao để tiêu, tát vùng trũng, giảm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp đến mức độ thấp. Đặc biệt, công tác di dời dân ra khỏi phạm vi những vùng nguy hiểm ven sông, ven suối, những khu vực cô lập ở trên hồ. Nhìn chung, các tỉnh đã tập trung chỉ đạo đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
Ngày mai 12.10, có thể Thủy điện Hòa Bình sẽ phải mở thêm các cửa xả đáy.
Mưa lũ vẫn còn tiếp tục đến trưa mai, Bộ trưởng có khuyến cáo gì với người dân, đặc biệt bà con ở vùng hạ du để tránh thiệt hại cho người dân khi xả lũ?
- Đợt này dự báo còn mưa đêm nay đến hết ngày mai với lượng mưa lớn, từ 50-100mm, đặc biệt là ở hai lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La. Đây là một tình thế rất khó khăn vì dù chúng ta đã xả tới 8 cửa xả đáy của hồ Hòa Bình, nhưng mức nước về hồ hiện nay vẫn còn cao; Thứ hai cột nước để dành cho cắt lũ không còn dung tích nữa. Do vậy, vùng này vẫn được đánh giá là rất nguy hiểm.
Mưa lũ năm nay xảy ra trong tình trạng suốt 10 tháng qua, mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc liên tục xảy ra, có nơi lượng mưa gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi năm ngoái. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ sạt trượt, nguy cơ lũ ống, lũ quét vẫn cực kỳ cao. Mặc dù chúng ta đã cố gắng nhưng riêng đợt này đã có 20 người bị thiệt mạng.
Nếu như nay mai chúng ta làm không tốt thì tiếp tục còn những rủi ro xảy ra, đặc biệt thiệt hại cho người và tài sản. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo cho tất cả vùng này Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, nêu cao tinh thần chủ động khẩn trương theo phương châm 4 tại chỗ. Vừa rồi, các cơ quan truyền thông vào cuộc rất tốt. Tôi mong các cơ quan truyền thông tiếp tục truyền tải thông điệp công điện của Thủ tướng Chính phủ để làm sao cảnh báo cho người dân ở toàn vùng không thể chủ quan.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, sau ngày 15.10 áp thấp nhiệt đới đang hình thành ở ngoài biển Đông có xu hướng hình thành cơn bão mới. Cơn bão này nếu đúng như dự báo và lúc đó sẽ có tác động của gió mùa đông Bắc về thì mưa lũ lớn vẫn tiếp tục xảy ra với mức độ ghê gớm hơn.
Chính vì thế, công tác cảnh giác, khắc phục, tổ chức thực hiện hiện nay không chỉ cho đợt này mà còn dự báo cho đợt ngày 14-15/10 tới đây. Tôi đề nghị cơ quan truyền hình, thông tấn, báo chí tăng cường hơn nữa thời lượng thông tin cảnh báo, các biện pháp khắc phục để làm sao cả xã hội, cả hệ thống chính trị cùng với người dân có thông tin để ứng phó kịp thời.
Hiện nay, người dân rất quan tâm đến tình hình xả lũ ở các hồ thủy điện và nhiều nơi đang bị ngập lụt. Bộ trưởng có chỉ đạo, điều hành gì đối với các hồ thủy điện trong thời gian tới?
- Vừa rồi, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cùng với Ban chỉ huy các địa phương phối hợp rất chặt chẽ, nhất là với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều hành xả lũ hồ thủy điện Hòa Bình. Trong hơn 1 ngày, lượng nước về trên 16.000 m3/s buộc chúng ta phải điều hành theo đúng quy trình.
Mặc dù đã có thông báo đến người dân, nhưng chúng tôi đề nghị với mức độ như thế này và dự báo nay mai tiếp tục còn phải xả đáy ở cấp độ nhiều hơn. Chính vì thế, tôi đề nghị bà con ở phía hạ du hết sức cảnh giác, liên tục tăng cường công tác phòng chống, đảm bảo sản xuất trên sông, trên suối an toàn; các hoạt động cát sỏi, đi lại trên lưu vực sông, suối phải hết sức chú ý bám vào các thông tin cảnh báo quá các phương tiện thông tinh đại chúng. Trên cơ sở đó, chúng ta có phương án phòng trừ tốt nhất, giảm thiểu rủi ro cho mình và giúp cho cộng động ứng phó thành công với thiên tai.
Theo Danviet
Thủ tướng duyệt danh mục 6 nhà máy điện lớn, đặc biệt quan trọng
Cả 6 nhà máy trong danh mục được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều là các nhà máy thuỷ điện, trong đó, 3 nhà máy lớn nhất đều nằm trên các bậc thang của sông Đà.
Cụ thể, Thủ tướng phê duyệt danh mục 6 nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh là : Thủy điện Sơn La (công suất lắp đặt 2.400 MW); Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW); Thủy điện Lai Châu (1.200 MW); Thủy điện Italy (720 MW); Thủy điện Trị An (400 MW); Thủy điện Tuyên Quang (342 MW).
Thuỷ điện Sơn La có công suất phát điện lớn nhất cả nước cũng là nhà máy lớn nhất trên sông Đà.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế giá điện, cơ chế đặc thù trong vận hành và tham gia thị trường điện của các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức và quản lý sản xuất - kinh doanh đối với các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Đồng thời, Bộ Công Thương cũng được giao xem xét, quyết định danh mục các nhà máy điện phối hợp vận hành với các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu chủ đầu tư hoặc Đơn vị quản lý vận hành nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh có trách nhiệm tổ chức xây dựng các phương án bảo vệ an toàn công trình trong quá trình vận hành theo quy định hiện hành để đảm bảo an ninh, an toàn nhà máy điện, phòng tránh và ứng phó kịp thời đối với các sự cố có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Bộ Công Thương có trách nhiệm rà soát, đánh giá các nhà máy điện được đưa vào vận hành để đề xuất Thủ tướng phủ xem xét phê duyệt bổ sung vào Danh mục các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Theo Dantri
Mưa lớn, thuỷ điện Hoà Bình mở 5 cửa xả đáy Do lượng nước đổ về hồ tăng cao, để đảm bảo an toàn Thuỷ điện Hoà Bình đã mở 5 cửa xả đáy và có thể tiếp tục mở thêm. Lúc 4h sáng 11/10, Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương phòng chống lụt bão đã có điện khẩn về việc Thuỷ điện Hoà Bình xả lũ. Thuỷ điện Hoà Bình đã phải...