Bộ trưởng Nông nghiệp khuyên dân bỏ lúa trồng ngô
Nhiều năm nay, người nông dân vẫn phải đối mặt với nghịch lý được mùa thì mất giá; xuất khẩu nhiều nhưng không có lãi; dân bỏ ruộng… trước thực tế này Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã gợi ý người dân có thể bỏ lúa để trồng ngô.
Trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 25/8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã trả lời nhiều câu hỏi khó.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát
Trước thực tế, người dân không còn mặn mà với trồng lúa, dân bỏ ruộng trở thành phổ biến ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, đang chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ NNPTNT phối hợp với các địa phương rà soát, kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để đề xuất giải pháp khắc phục, đặc biệt là có giải pháp giúp bà con nâng cao thu nhập từ đồng ruộng để duy trì sản xuất.
Video đang HOT
Bộ trưởng cho biết, kết quả điều tra ban đầu cho thấy thời gian qua, do giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá đầu ra nhiều loại nông sản xuống thấp khiến thu nhập của bà con nông dân tại một số khu vực nhất định quá thấp. Điều này dẫn đến tình trạng nông dân bỏ ruộng, không sản xuất. Do đó, chúng tôi thấy biện pháp chính là phải tạo điều kiện cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Trước thực tế đó, Bộ trưởng Phát đưa ra giải pháp, “trên đất lúa bà con có thể chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, ví dụ như cây ngô. Hiện nước ta có nhu cầu rất lớn về thức ăn chăn nuôi, đang phải nhập khẩu và giá ngô cũng khá cao, có thể làm lợi cho nông dân” – Bộ trưởng nói.
Nhiều năm nay chúng ta phải đối mặt với nghịch lý “lúa đầy đồng nhưng nông dân không vui vì được mùa thì mất giá” hay chúng ta xuất khẩu gạo nhiều nhất, nhì thế giới nhưng giá bán lại thấp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, đã đến lúc phải chuyển từ nền nông nghiệp tập trung cho sản lượng sang một nền nông nghiệp tập trung nâng cao chất lượng, đặc biệt là giá trị gia tăng đề làm tăng thu nhập cho nông dân.
Điều đó đã thể hiện rất rõ trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cũng trong chương trình này khi được nghe bức tâm thư của những người nông dân, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã bày tỏ chia sẻ sâu sắc. “Khi đọc những bức thư đó chúng tôi thấy trách nhiệm của mình cần nhanh chóng, quyết liệt để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của bà con nông dân”, Bộ trưởng bày tỏ.
Theo Đất Việt
Bộ trưởng Nông nghiệp yêu cầu truy tận gốc thực phẩm
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa yêu cầu siết chặt kiểm tra thực phẩm, giảm tỷ lệ rau củ nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Chiều 24/12, khi chỉ còn cách Tết Nguyên đán hơn một tháng, Bộ NN&PTNT họp bàn phương án kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm. Theo Cục Bảo vệ thực vật, với 400 mẫu rau, quả tươi đã lấy mẫu thì 16 mẫu có dư lượng thuốc vượt ngưỡng cho phép, chiếm 4%. Cục đang truy xuất nguồn gốc để phối hợp với các địa phương làm rõ nguyên nhân, có giải pháp khắc phục. Ngoài ra, khi kiểm định gần 700 mẫu thuốc bảo vệ thực vật, Cục này phát hiện 11 mẫu nhập khẩu không đạt chất lượng.
Cục trưởng Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng cho biết, tỷ lệ rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng còn khá cao so với các nước tiên tiến. "Đến trước Tết, Cục sẽ tăng tần suất lấy mẫu rau củ nội địa lẫn các loại rau nhập khẩu từ các chợ đầu mối, tăng kiểm tra đột xuất và siết chặt hơn khâu kiểm dịch", ông Hồng nói.
Thịt thối bị công an bắt giữ tại cửa ngõ Sài Gòn. Ảnh: An Hội.
Theo Cục Chăn nuôi, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản tràn lan khiến người tiêu dùng hoang mang. Các mẫu kiểm nghiệm cho thấy dư lượng kháng sinh, lượng vi sinh vật còn cao trong thủy sản tươi. Chất kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi lợn dù đã giảm khoảng 4% so với năm ngoái song vẫn không loại trừ các nông hộ lạm dụng chất này...
Hiện, tình trạng này đã được siết chặt hơn, tỷ lệ mẫu kiểm nghiệm cho kết quả khả quan hơn song theo Cục Chăn nuôi, thời điểm giáp Tết có nguy cơ gia tăng bởi đây là lúc nguồn cung phục vụ lượng lớn nhu cầu tiêu thụ. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm dễ xảy ra dịch bệnh về gia súc gia cầm do thay đổi thời tiết, việc giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng. Nếu không siết chặt các khâu từ giết mổ đến vận chuyển, nguy cơ bùng phát dịch dịp cận Tết dễ xảy ra.
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các cơ quan phải truy tận cùng nguồn gốc các loại rau quả, thực phẩm, đặc biệt là vào thời điểm cận Tết. Với tiêu chí không hô hào, làm có trọng tâm, Bộ trưởng yêu cầu cơ quan chức năng phải thực hiện triệt để các biện pháp. Trong đó, với khoảng hơn 2.000 mặt hàng đang thuộc quản lý của Bộ, ông Phát yêu cầu tập trung các hàng nông sản thiết yếu như rau củ quả, gà, lợn, hải sản...
Do nguồn lực có hạn nên Bộ trưởng Nông nghiêp yêu cầu tập trung vào khâu chính, từ trang trại đến bàn ăn, cần tìm ra những mắt xích quan trọng để giải quyết; không chỉ dừng lại ở phạt hành chính mà có thể tính đến việc truy cứu trách nhiệm dân sự, kiểm soát ngược đến toàn bộ lô hàng liên quan để truy tận gốc sự việc.
Theo VNE
Không chia lại đất ruộng cho người sinh sau năm 1993 Khoảng 6 triệu người sinh sau năm 1993 không có đất, nhưng quan điểm của Nhà nước là không chia lại ruộng đất. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang Chiều 20/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trực tiếp trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ...