Bộ trưởng Nội vụ: Nhiều cấp phó dẫn tới bất đồng xã hội
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình thừa nhận bổ nhiệm nhiều cấp phó không chỉ gây lãng phí ngân sách mà còn dẫn tới bất đồng trong xã hội.
Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đăng đàn trả lời chất vấn những vấn đề “ nóng” như “lạm phát” cấp phó, bộ máy cồng kềnh…
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) phản ánh tình trạng “lạm phát” cấp phó vẫn kéo dài ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) phản ánh tình trạng “lạm phát” cấp phó vẫn kéo dài ở tất cả các cấp
Theo đại biểu Bùi Thị An, “lạm phát” cấp phó là một trong những nguyên nhân làm cho bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, lãng phí, không đúng quy định của Chính phủ về số lượng cấp phó.
“Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này và giải pháp tới đây thế nào?”, bà An đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình Thừa nhận bổ nhiệm nhiều cấp phó không chỉ gây lãng phí ngân sách mà còn dẫn tới tình trạng bất đồng trong xã hội.
Video đang HOT
“Quy định bổ nhiệm cấp phó đã có song thực tế lại chưa phải là “quy định cứng”, đặc biệt rất khó thực hiện tại cấp bộ”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Bộ trưởng dẫn chứng, theo quy định, cấp bộ chỉ có 4 chỉ tiêu song thực tế bình quân mỗi bộ hiện có khoảng 5,4 cấp phó; cấp tổng cục quy định là 3 nhưng bình quân lại là 3,69; cấp vụ quy định 3 nhưng bình quân là 3,04, cấp sở là 3 nhưng bình quân là 3,06.
Ông Bình cho rằng, Bộ Nội vụ cũng có nhiều lần đề nghị số Thứ trưởng tại các Bộ nên quy định “cứng” chứ không quy định “mềm”. Đề nghị này từng được đưa ra thảo luận, rồi bỏ phiếu nhưng không lần nào quá bán.
“Bộ Nội vụ đề nghị số lượng Thứ trưởng ít nhưng các bộ đề nghị số lượng nhiều nên quan điểm không gặp được nhau”, vị Bộ trưởng bày tỏ.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình lý giải sức ép công việc quá nặng nề cần phải có người trực tiếp xử lý, do đặc thù của một số ngành cần phải có cán bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao…
“Tuy nhiên, cũng có một số cơ quan quá nhiều cấp phó nhưng không xuất phát từ nhu cầu, thậm chí là do bổ nhiệm vì lý do nào đó… Chính vì vậy chúng tôi đề nghị nên có quy định “cứng” để tạo điều kiện thống nhất việc bổ nhiệm cấp phó, không để tình trạng này kéo dài mãi”, ông Bình nói.
Theo Diệu Thu (Khám phá)
Lương 5 triệu, phó chủ tịch xã "kêu" với bộ trưởng
Tổng thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng, phó chủ tịch xã băn khoăn không thể toàn tâm toàn ý làm việc...
Đây là câu hỏi của một trí thức trẻ thuộc Dự án 600 phó chủ tịch xã, hiện đang làm việc tại xã miền núi có điều kiện khó khăn gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trong chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" phát sóng trên VTV, tối 13/4.
Tôi là một trí thức trẻ thuộc Dự án 600 phó chủ tịch xã, hiện đang làm việc tại một xã miền núi có điều kiện khắc nghiệt. Hiện tôi được hưởng mức lương 2,34 cùng với một số phụ cấp khác, tổng thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. Mức này ở vùng miền núi như tôi vẫn không đủ sống. Chỉ đủ tiền ăn ở, đi lại, không tích lũy được đã đành, cũng không đủ để trang trải tiền học cho con, chi phí khám chữa bệnh,... Gia đình, bạn bè cũng đang tạo điều kiện cho tôi một công việc khác ở miền xuôi. Đôi lúc tôi cũng rất băn khoăn, nếu cứ kéo dài tình trạng này thì tôi tự cảm thấy mình không thể toàn tâm toàn ý với Dự án. Xin Bộ trưởng cho biết tôi phải làm gì?".
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Mục tiêu của Dự án 600 phó chủ tịch xã là tăng cường đội ngũ trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc các huyện nghèo. Mục đích là cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ trẻ cho các địa phương.
Đến thời điểm này, Dự án đã thu hút 580 trí thức trẻ, làm phó chủ tịch 580 xã, thuộc 64 huyện nghèo đảm bảo đạt yêu cầu, tiến độ đề ra. Kết quả sơ kết bước 1 cho thấy, đa số trí thức trẻ tiếp cận nhanh với công việc, được nội bộ, nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
Qua đó thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là luôn quan tâm, tin tưởng và tạo mọi điều kiện để trí thức trẻ phát triển, học tập, cống hiến và trưởng thành.
Xung quanh vấn đề bạn trẻ đang quan tâm, chúng tôi có thể nêu hai vấn đề như thế này. Thứ nhất, theo chế độ chính sách hiện hành thì phó chủ tịch UBND xã nằm trong dự án có mức thu nhập thấp nhất là 5,8 triệu đồng/tháng và người có thu nhập cao nhất là 8 triệu đồng/tháng tùy theo từng vùng, từng khu vực.
Vấn đề thứ hai, các phó chủ tịch xã trẻ nằm trong dự án, thuộc biên chế Nhà nước. Do đó việc bố trí theo các chức danh cán bộ, công chức, viên chức sau này tùy thuộc vào mức độ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ năng lực của từng trí thức trẻ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Một sinh viên sắp ra trường gửi câu hỏi: Quê em ở miền núi nên em rất muốn được về cống hiến cho quê hương. Được biết ngoài Dự án 600 phó chủ tịch xã, còn có Đề án tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi. Em rất thích được tham gia đề án này, nhưng em thắc mắc là hiện các hoạt động sinh viên tình nguyện hằng năm diễn ra rất mạnh mẽ, thời gian kéo dài. Liệu có sự trùng lặp giữa hai hình thức này và tiếng nói của những trí thức trẻ tình nguyện có được lắng nghe đầy đủ hay không?".
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Tôi có thể khẳng định rằng những đề án, dự án trí thức trẻ tình nguyện do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện không có sự chồng chéo, trùng lắp với bất cứ một chương trình thanh niên tình nguyện nào do tổ chức Đoàn các cấp đang thực hiện.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang hoàn thành công tác khảo sát xác định nhu cầu của từng địa phương. Trên cơ sở đó có tuyển chọn, bố trí đội ngũ công chức, viên chức xã theo dự kiến trong chương trình, kế hoạch.
Một trường hợp khác hỏi: "Tôi là sinh viên xuất sắc ngành kinh tế, tôi có nghe các cơ quan báo đài nói về Đề án thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhưng tôi không thấy nhà trường thông báo và hướng dẫn gì? Nếu nhà trường không thông báo, hướng dẫn thì tôi tự đăng ký liệu có đúng quy trình không? Bởi tôi được biết nếu không có trường giới thiệu, xác nhận thì coi như bị loại ngay từ đầu. Vì sao mục tiêu đến năm 2020 mà chỉ tuyển 1.000 sinh viên, như vậy có quá ít hay không?".
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Ngoài Dự án 600 phó chủ tịch xã và Dự án 500 công chức xã, vừa qua, Bộ Chính trị ban hành kết luận về chính sách tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Theo mục tiêu chung của dự án, từ nay đến năm 2020, chúng ta tuyển chọn được ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước.
Vấn đề các bạn trẻ đang quan tâm sẽ được Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn và điều kiện từ khâu phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh. Bộ Nội vụ đang hoàn thiện văn bản để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị.
Theo Khampha
Bộ trưởng Nội vụ lý giải việc bổ nhiệm quá nhiều cấp phó Thừa nhận "bổ nhiệm nhiều cấp phó gây lãng phí ngân sách và không được đồng thuận của xã hội", Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết thêm, có thực trạng sắp xếp cán bộ không phù hợp năng lực. Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Ảnh: Quang Dũng. Là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn, Bộ trưởng Nội vụ...