Bộ trưởng Nội vụ: Làm sạch nhà mình trước khi “dọn” nhà người khác!
Giải thích với Tổ công tác của Thủ tướng tại cuộc kiểm tra Bộ Nội vụ chiều 27/6 về nhiệm vụ thanht ra công vụ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, “không phải đi thanh tra, kiểm tra người khác rồi lại không “làm” mình. Trước khi làm sạch nhà người khác thì phải làm sạch nhà mình đã”.
Chiều 27/6, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác dẫn đầu làm việc với Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Tổ công tác của Thủ tướng kiếm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của Bộ Nội vụ
Bộ trưởng “không nhìn thấy cái lưng của mình”
Chuyển lời khen ngợi, đánh giá cao của Thủ tướng tới Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đóng góp của Bộ này với việc cải cách thủ tục hành chính rất đáng kể. Trước đây, nhiều việc các bộ, địa phương phải xếp hàng lên Bộ Nội vụ, từ việc thi tuyển chuyên viên, sắp xếp phê duyệt vị trí việc làm, hay các văn bản đều phải có ý kiến của Bộ Nội vụ thì nay đã được phân cấp mạnh mẽ, gắn với trách nhiệm người đứng đầu địa phương, đơn vị. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, thi đua khen thưởng cũng đi vào nề nếp, trật tự, chấn chỉnh các hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng.
Nêu 5 vấn đề Thủ tướng lưu ý Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc tới chuyện biên chế và tiền lương. Trong khi chỉ tiêu 6 năm phải giảm 10% biên chế và viên chức đang theo hướng tự chủ tài chính thì vấn đề quản lý công chức, viên chức, sử dụng hợp đồng lao động, quản lý quỹ lương cần phải lưu ý. Qua kiểm toán tại 13 bộ và 14 địa phương, vấn đề giao chỉ tiêu biên chế, tiếp nhận sử dụng biên chế, sử dụng vượt thẩm quyền, nhất là các đơn vị sự nghiệp công lập vượt tới hơn 63.200 người, cho thấy việc kiểm tra, kiểm soát ở dưới, cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương không nắm hết.
“Tôi ở địa phương rồi tôi biết, khi bí lên là tỉnh dùng cả lao động hợp đồng, biên chế viên chức làm ở trong đơn vị hành chính, tức là cán bộ ngồi ở phòng công chức nhưng không phải là công chức. Đây là thực tế và cần phải có sự chấn chỉnh công chức, viên chức này”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
“Vừa rồi, nhiều bộ ngành địa phương đề nghị bổ sung biên chế công chức, tôi và anh Thăng (Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng – PV) cũng quyết liệt ngồi đối thoại với nhau. Ch”úng ta không thể thực hiện sai nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, kết luận 17, dứt khoát không thể tăng biên chế công chức, không thể chấp nhận phình bộ máy” – Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nói thêm.
Cho rằng hiện nay việc sắp xếp tổ chức bộ máy là rất khó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Theo ông Dũng, hiện cả nước có khoảng 3,1 triệu công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách, nếu tiết kiệm chi cho đội ngũ này sẽ làm được nhiều việc.
Về 4 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành của Bộ mình, giải trình với Tổ công tác, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhìn nhận, do không thể thấy cái lưng của mình nên có những việc mới chỉ nhìn được là thành tích chứ không nhìn ra khuyết điểm. Bộ trưởng xác nhận ngành nội vụ còn rất nhiều công việc còn phải làm.
“1 người gian làm khó 100 người ngay”?
Video đang HOT
Nói về việc sắp xếp bộ máy trong bộ, ông Tân cho hay, Bộ Nội vụ không còn ai cấp phòng trong các vụ chuyên môn và cam kết với Chính phủ sẽ giảm biên chế từ 15% trở lên.
Theo ông, công tác quản lý nhà nước của ngành cần tập trung làm 3 việc: xây dựng chiến lược phát triển ngành; xây dựng thể chế, hướng dẫn thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó phải chú trọng đến vấn đề phân cấp, phân quyền. Bộ trưởng Nội vụ dẫn chứng việc phân cấp duyệt đề án vị trí việc làm cho Bộ trưởng và Chủ tịch UBND tỉnh duyệt các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoài ra, bộ cũng sửa đổi 2 Thông tư phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương thi từ chuyên viên lên chuyên viên chính, Bộ Nội vụ chỉ làm việc tổ chức kế hoạch thi, ra đề thi.
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng là Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng
“Phân cấp cho các địa phương họ rất phấn khởi, làm rất nhanh”, người đứng đầu ngành Nội vụ nói và cho biết, tới đây bộ tiếp tục phân cấp và đẩy mạnh một số lĩnh vực khác, trong đó có cả việc tinh giản biên chế.
Về thanh tra, kiểm tra, tư lệnh ngành Nội vụ cho rằng, đây là nhiệm vụ quan trọng. Ông cho biết, vừa rồi Bộ Nội vụ đề xuất với Chính phủ và đã có chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, kiểm tra, thanh tra công vụ ít nhất 30%. Trong các đơn vị trực thuộc bộ cũng phải thanh tra, kiểm tra 30%.
“Không phải đi thanh tra, kiểm tra người khác rồi lại không “làm” mình. Tôi đã nói với các đơn vị trực thuộc bộ, trước khi làm sạch nhà người khác thì phải làm sạch nhà mình đã” – Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.
Nói về cải cách thủ tục hành chính, ông Lê Vĩnh Tân cho rằng, phải đổi mục tiêu, đừng quản lý công việc, đừng quá thiên về chi tiết, cầm tay chỉ việc, sợ cái này, sợ cái kia.
“Mình sợ một người gian làm khó 100 người ngay thì không được”, ông Tân nói và lưu ý hông thể để một cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo CCHC mà nằm ở vị trí thứ 9 về CCHC và đứng thứ 17/19 về cải cách thủ tục hành chính.
Giải thích việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chậm chễ, Bộ trưởng Nội vụ nêu 3 nguyên nhân. “Không thể chúng ta chỉ làm việc 8 tiếng tại cơ quan được. Tôi nói bây giờ kể cả ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ cũng phải có người trực làm việc ở đây. Tôi gọi các cục, vụ bất cứ lúc nào và lúc nào cũng phải phát hành văn bản, dù lúc đó là 11h đêm”.
Ông kể, có hôm thứ 7, chủ nhật, 23h30, Văn phòng Chính phủ vẫn bấm chuông đưa thư và tối đó ông xử lý văn bản và ký xong, không chờ đến thứ 2.
“Chúng ta không phải học ai mà học ngay VPCP cách làm việc như thế. Đừng ngâm việc. Tôi không bao giờ để tài liệu quá 1 ngày mà các cán bộ phòng ban để 3, 4 ngày là không được đâu”, Bộ trưởng Nội vụ nhắc cán bộ của mình.
P.Thảo
Theo Dantri
"Cắt giảm điều kiện kinh doanh không có nghĩa là mở toang cánh cửa"
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh không có nghĩa là mở toang cửa, mà vẫn phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường...
Ngày 26/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đã dẫn đầu đoàn công tác tới kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao tại Bộ Tư pháp.
Mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong năm qua, Bộ Tư pháp có rất nhiều đổi mới, giúp Chính phủ, Thủ tướng bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, đặc biệt là trong việc quan tâm xây dựng hoàn thiện thể chế, Bộ đã đi đầu, gương mẫu, đoàn kết, trách nhiệm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Tư pháp
Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới Bộ Tư pháp hết sức quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ kế cận; có những phản ứng kịp thời để xử lý những vụ kiện, tranh chấp quốc tế; phối hợp với các cấp, ngành để xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước.
Hiện nay, Bộ Tư pháp quản lý 98 điều kiện kinh doanh tại 6 luật và 4 nghị định. Bộ trưởng Lê Thành Long đã chỉ đạo sát sao, rà soát và đề xuất đơn giản, cắt giảm, bãi bỏ 43 trong 98 điều kiện kinh doanh.
Bộ trường Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục rà soát lược bỏ những chính sách chồng chéo, chung chung. Theo ông Mai Tiến Dũng, những điều kiện kinh doanh không cụ thể, không lượng hóa được sẽ vô tình tạo khoảng trống cho cán bộ thực thi công vụ sách nhiễu.
Cũng đánh giá cao trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc "gác cổng" văn bản pháp luật, rà soát điều kiện kinh doanh, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lưu ý, việc đánh giá tác động rất quan trọng, nếu thực hiện hình thức sẽ không góp phần nâng cao chất lượng văn bản.
Cũng theo ông Hiếu, khi rà soát chất lượng văn bản pháp luật, không phải chỉ để cắt, giảm các điều kiện kinh doanh mà là để phát hiện, loại bỏ bất kể quy định nào là rào cản.
Tiếp thu các ý kiến trên, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nêu quan điểm, cần loại bỏ những điều kiện hạn chế gia nhập thị trường như văn phòng phải bao nhiêu m2 để lưu trữ tài liệu. Nhưng trong lĩnh vực tư pháp, không thể "hạ" các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm hành nghề chất lượng, có trách nhiệm đạo đức.
"Luật sư khi mở văn phòng phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm, phải đáp ứng yêu cầu đạo đức, không thể một người lừa dối làm việc này, việc kia mà chúng ta cho mở công ty luật được. Hay một công chứng viên nếu không đáp ứng được yêu cầu năng lực chuyên môn để bảo đảm hành nghề, không phát hiện được giấy tờ giả hoặc vì tham vọng, vi phạm đạo đức xác định sai một giao dịch thì hệ quả khôn lường", Bộ trưởng Long nói.
Bộ trưởng Bộ tư Pháp Lê Thành Long phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng Long cam kết, các điều kiện sẽ được rà soát tính toán kỹ với tinh thần tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp hoạt động, giải phóng sức lao động, giảm thiểu các điều kiện gia nhập thị trường, không dùng hàng rào kỹ thuật để hạn chế.
"Cái gì liên quan đến yêu cầu vị trí hành nghề, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp thì phải bảo đảm", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đồng tính với ý kiến của Bộ trưởng Tư pháp.
Nhưng theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thì phải rà soát, cương quyết bãi bõ những điều kiện kinh doanh, những tiêu chí "nhiều nghĩa, mập mờ nghĩa bóng, nghĩa đen, hiểu thế nào cũng được".
Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng cũng nêu rõ tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là cắt giảm điều kiện kinh doanh không có nghĩa là mở toang cửa, mà vẫn phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường...
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, việc tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chính là dư địa tăng trưởng. Cho nên cần làm quyết liệt, tránh việc "không giữ được nhịp độ, hôm nay không nợ đọng, mai lại nợ đọng".
Quang Phong
Theo Dantri
"Ở Chính phủ thấy không khí cải cách nhưng tại các Bộ, sự chần chừ còn rất lớn" "Sự cải cách nhen lên ở các Bộ bắt đầu bằng "nhiệt lượng" truyền từ Chính phủ nhưng đến nay kết quả nhìn thấy chưa đều. Các Bộ trưởng chuyển động không đều. Ngồi họp ở Chính phủ thấy không khí thảo luận thống nhất vậy thôi chứ ở nội bộ các Bộ, tranh luận còn rất gay gắt, sự chần chừ còn...