Bộ trưởng Nội vụ đề nghị chỉ mặt công chức vi phạm của ngành để xử lý
Bộ trưởng Nội vụ đề nghị các đại biểu Quốc hội cung cấp thông tin về trường hợp công chức ngành nội vụ vi phạm để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Sáng 9/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Khẳng định Bộ Nội vụ là cơ quan đầu tiên xây dựng cơ chế một cửa, giao dịch khách hàng đều sử dụng mô hình một cửa, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị các đại biểu Quốc hội “ nếu phát hiện cán bộ, công chức ngành nội vụ vi phạm công chức công vụ, hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện công tác công vụ ở ngành, địa phương, cung cấp thông tin để Bộ cương quyết xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật“.
Liên quan tới câu hỏi về vấn đề đạo đức công chức, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân cho biết Ban cán sự Đảng của Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị quyết 280 để giải quyết những vấn đề về trật tự, kỷ luật hành chính trong cơ quan, đơn vị và thực hiện vấn đề chính trị nội bộ, đồng thời thành lập một tổ công tác của Ban cán sự đảng để giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
Video đang HOT
Thời gian qua, Bộ đã rà soát lại tất cả đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, có những vấn đề liên quan đến việc phải điều chỉnh của Nghị quyết 280. Tất cả những trường hợp này đều được xem xét xử lý một cách công khai, minh bạch và đã thi hành kỷ luật một số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm; điều chuyển, bố trí lại những vị trí không phù hợp, đảm bảo xây dựng nội bộ đơn vị đoàn kết.
Về vấn đề sử dụng tinh giản biên chế, Tư lệnh ngành khẳng định Bộ Nội vụ phải thực hiện bằng hoặc tốt hơn đơn vị khác. Vừa rồi Bộ Nội vụ đăng ký tinh giản 12% biên chế đến 2021, nhưng Chính phủ đề nghị thực hiện theo chủ trương chung trước.
Chính phủ đề nghị tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM không qua thí điểm
Bộ trưởng Nội vụ khẳng định việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về chính quyền đô thị tại TP.HCM mà không qua thí điểm là cần thiết.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, TP.HCM là đô thị loại đặc biệt, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, TP.HCM vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là mô hình tổ chức chính quyền địa phương chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị loại đặc biệt.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
" Do yêu cầu quản lý đòi hỏi cần tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tinh gọn, hiện đại, có năng lực lập quy hoạch, kế hoạch, sử dụng hiệu quả các tài nguyên, phát triển các dịch vụ hạ tầng đồng bộ", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Bên cạnh đó, đánh giá tổng kết hơn 6 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại TP.HCM đã cho thấy nhiều kết quả tích cực.
Bộ máy quản lý được tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, khắc phục sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp, tiết kiệm ngân sách, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước,...
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM được xây dựng trên cơ sở Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM đã được nghiên cứu, xây dựng và đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Quá trình xây dựng Đề án và dự thảo Nghị quyết, UBND TP.HCM và Bộ Nội vụ đã tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan trung ương có liên quan, tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, hội nghị và nhận được sự tán thành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bộ Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định dự thảo Nghị quyết. Tại Phiên họp thường kỳ tháng 9/2020, Chính phủ đã thảo luận và thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM (Nghị quyết số 142/NQ-CP ngày 03/10/2020 của Chính phủ).
Sau khi sáp nhập ba quận, TP.HCM sẽ có "Thành phố trong Thành phố".
Dự thảo nghị quyết gồm 12 điều với một số điểm chính quy định tổ chức chính quyền địa phương cấp thành phố gồm UBND và HĐND. Ở cấp quận và cấp phường chỉ có UBND.
Dự thảo nghị quyết quy định điều chuyển các nhiệm vụ của HĐND quận, phường cho HĐND, UBND, Chủ tịch UBND thành phố, UBND quận, phường để bảo đảm không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.
Chính phủ đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho áp dụng xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn và bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2020 để Quốc hội xem xét và ban hành Nghị quyết tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Nếu được thông qua, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và tổ chức thực hiện từ ngày 01/7/2021.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Lộ trình tăng lương năm 2021 cũng có thể chậm lại Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay, 22-5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, hoãn tăng lương cơ sở năm 2020 sẽ ảnh hưởng tới công chức, viên chức nhưng không quá nhiều so với các thành phần khác... Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội Bộ trưởng...