Bộ trưởng nói gì về khoản nợ khủng 1,57 triệu tỷ đồng của DNNN?
Đến hết năm 2014, tổng số nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gần 1,57 triệu tỉ đồng, so với vốn chủ sở hữu là 1,41 lần.
Báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Một số ý kiến cho rằng, khoản nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ.
Chính phủ có chỉ đạo như thế nào để xử lý tình trạng nợ của DNNN? Khoản nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Việt Nam hay không?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, đến hết năm 2014, tổng số nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gần 1,57 triệu tỉ đồng, so với vốn chủ sở hữu là 1,41 lần (mức quy định chung là không quá 3 lần). Hàng năm các doanh nghiệp vẫn chủ động bố trí nguồn, cơ bản trả nợ đúng hạn.
Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó, từng doanh nghiệp phải ban hành và thực hiện Quy chế quản lý nợ của mình; bảo đảm hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần; doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án và bảo đảm khả năng trả nợ; xây dựng kế hoạch, cân đối dòng tiền, bảo đảm nguồn trả nợ; thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng cam kết, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn; lãnh đạo doanh nghiệp phải bảo đảm khả năng trả nợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời Nghị định cũng quy định rõ quyền, trách nhiệm của các Bộ, UBND cấp tỉnh trong chỉ đạo quản lý nợ đối với DNNN.
Video đang HOT
“Hiện nay, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 19% tổng nợ công (cụ thể, trong cơ cấu nợ công thì 80% là nợ Chính phủ, 19% là nợ Chính phủ bảo lãnh và 1 % là nợ chính quyền địa phương). Nếu tính theo % so với GDP thì nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 11,4%”, Người phát ngôn Chính phủ cho hay.
Cũng theo Bộ trưởng Nên, việc Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn là để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn có giá trị lớn mà đôi khi các tổ chức tín dụng đòi hỏi việc thu xếp vốn cho các dự án phải có bảo lãnh của Chính phủ. Bên cạnh đó, chi phí của khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ sẽ thấp hơn so với trường hợp doanh nghiệp trực tiếp vay thương mại thông thường.
Việc Chính phủ bảo lãnh cho các DNNN vay vốn đều thực hiện chặt chẽ theo quy định về việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ thực hiện theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16/2/2011 của Chính phủ.
Việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, trọng điểm của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng nhất là trong các giai đoạn nguồn vốn trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Các DNNN có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
Chính phủ đã chỉ đạo việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ phải thực hiện trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý chặt chẽ điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ.
Theo Infonet
Thủ tướng: Để toà nhà lớn mọc bên Lăng Bác chứng tỏ quản lý yếu kém
Chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 chiều tối hôm nay, 29/10, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết Thủ tướng đã có kết luận sau cùng về toà cao ốc 8B Lê Trực. Thủ tướng nhận định sai phạm xảy ra do chủ đầu tư và hoạt động quản lý yếu kém của cơ quan chức năng.
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về hướng chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ đối với vụ việc toà cao ốc mọc lên cạnh lăng Bác, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, sự việc làm xôn xao dư luận về toà nhà ở số 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, Hà Nội đã xảy ra hơn 1 tháng. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hà Nội và các cơ quan chức năng đã tập trung để có hướng xử lý.
Đến hôm nay là tròn 1 tháng kể từ ngày lãnh đạo UBND Hà Nội gửi báo cáo về dự án này lên Thủ tướng và 20 ngày sau khi Bộ Xây dựng có ý kiến về báo cáo này theo yêu cầu. Ngày 26/10 vừa qua, Thường trực Chính phủ họp, có mời Chủ tịch UBND Hà Nội, lãnh đạo Bộ Xây dựng và các bộ ngành có liên quan để bàn về việc xử lý sự việc.
Sau cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Thủ tướng đã có kết luận về việc này.
"Thủ tướng cho rằng, nói gì thì nói nhưng để một toà nhà lớn như vậy xây dựng ở vị trí trung tâm thành phố mà đến khi gần xong xuôi các cơ quan nhà nước mới phát hiện vi phạm và đặt vấn đề xử lý thì cũng cho thấy rằng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà ước trong lĩnh vực này là rất yếu kém, cần sớm có biện pháp khắc phục trong thời gian tới" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khái quát tinh thần trong kết luận của Thủ tướng.
Vấn đề thứ 2 Thủ tướng kết luận là, việc xem xét lại thủ tục cấp giấy phép và ý kiến của cơ quan chức năng về toà nhà này cho thấy Hà Nội và Bộ Xây dựng đã có nghiên cứu chặt chẽ, đúng chức năng, thẩm quyền, quy định trong việc cấp phép xây dựng.
Yếu tố "lỗi" được Thủ tướng thống nhất nhận định là do chủ đầu tư công trình cố tình vi phạm. Tính chất vi phạm rất nghiêm trọng, cần được xử lý nghiêm minh.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên chủ trì cuộc họp báo chiều tối 29/10.
Theo người phát ngôn Chính phủ, Thủ tướng cũng yêu cầu đình chỉ ngay các hoạt động xây dựng tại công trình. Chủ đầu tư phải có phương án khắc phục sai phạm của mình. Thủ tướng giao UBND Hà Nội duyệt phương án "tự xử" mà chủ đầu tư báo cáo một cách chặt chẽ, theo dõi kỹ quá trình khắc phục sau phạm. Thủ tướng cũng lưu ý việc đảm bảo an toàn, kiến trúc, an ninh và một số vấn đề có liên quan khác trong quá trình xử lý toà nhà sai phép.
Ngoài ra, UBND Hà Nội cũng được giao tiếp tục chỉ đạo thanh tra trách nhiệm với những tổ chức cá nhân có liên quan, nếu có phát hiện thì xử lý nghiêm minh những người làm sai quy định, quy chuẩn về xây dựng và các vấn đề khác đối với công tác quản lý đô thị.
Được biết, toàn văn kết luận của Thủ tướng sẽ được thông báo rộng rãi trên công luận.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói về thoái vốn tại SCIC "Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xây dựng kế hoạch, lộ trình, phương thức thoái vốn cho từng doanh nghiệp cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện. Các nhà đầu tư có đủ năng lực đều có thể tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp mà SCIC thoái vốn theo...