Bộ trưởng NNPTNT nói gì về cơ hội xuất khẩu rau màu vụ đông trước mưa lũ lịch sử Trung Quốc trăm năm có một?
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc vừa trải qua một đợt mưa lũ lịch sử trăm năm có một, dự báo sẽ thiếu hụt một lượng rau màu, thực phẩm lớn.
Đây là cơ sở để vụ đông năm 2020, Bộ NNPTNT chủ trương tăng diện tích sản xuất lên khoảng 20%.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2020 các tỉnh phía Bắc.
Tại Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2020 các tỉnh phía Bắc do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 31/8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, khu vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro, nguy cơ kép, đó là vừa chịu tác động của dịch Covid-19, vừa phải đối phó với dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thiên tai bất thường.
Trong hoàn cảnh đó, ngành nông nghiệp vẫn đặt ra 2 mục tiêu phải tổ chức sản xuất lương thực và thực phẩm tốt để vừa đảm bảo lương thực thực phẩm cho 100 triệu dân vừa đảm bảo xuất khẩu.
Về lương thực, với đặc thù đất nước 100 triệu dân, trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, nếu không có sản lượng cao nhất thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Điều đáng mừng là đến nay, đã tổ chức khá thành công với tổng diện tích đã gieo cấy 6,7 triệu hecta.
“Ở các tỉnh phía Bắc, phải tập trung cho được sản xuất vụ Đông, vì thiên nhiên ưu đãi cho 31 tỉnh, thành phố có mùa đông lạnh. Đây là lợi thế để Việt Nam làm được cây vụ Đông. Bởi vì vụ Đông thời gian sản xuất ngắn nhưng giá trị kinh tế cao, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh… Nếu tổ chức sản xuất tốt thì 200 – 300 triệu đồng/ha là nằm trong tầm tay” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Bên cạnh đó, phổ cây trồng của vụ Đông cũng rất rộng, các địa phương có thể lựa chọn cơ cấu phù hợp.
Video đang HOT
“Thêm đặc điểm nữa là Trung Quốc bị mưa lịch sử hàng trăm năm, kéo theo đó, thực phẩm (đặc biệt là rau màu) sẽ bị thiếu, chúng ta cần tận dụng cho được lợi thế này” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các doanh nghiệp vào cuộc, địa phương chủ động lựa chọn cơ cấu giống cây trồng, chuyển đổi đất trồng lúa, vùng hạn mặn… để đẩy mạnh sản xuất cây vụ Đông… Các doanh nghiệp cố gắng sát cánh cùng bà con trong tiêu thụ nông sản.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh thăm mô hình chuyển đổi trồng ngô sinh khối tại Bình Định. Ảnh: I.T
Vụ Đông năm 2020, Bộ NNPTNT đặt ra mục tiêu diện tích sản xuất đạt 430.000 – 450.000ha, tăng khoảng 10 đến 20% diện tích so với vụ đông 2019).
Sản lượng phấn đấu đạt 4,6 – 4,9 triệu tấn (tăng 10 – 15% sản lượng so với vụ đông 2019). Tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34.000 – 36.000 tỷ đồng, trung bình giá trị sản xuất đạt khoảng 75 triệu đồng/ha.
Cơ cấu, nhóm cây ưa ấm (ngô, khoai lang, đậu tương, lạc, rau ưa ấm) chiếm tỷ lệ khoảng 55%. Nhóm cây ưa lạnh (khoai tây, rau đậu ưa lạnh) khoảng 45%.
Theo ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), từng tỉnh căn cứ vào diện tích thu hoạch, điều kiện nguồn nước, đất đai chủ và thị trường, chủ động bố trí thời vụ, diện tích với cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm đảm bảo đạt diện tích sản xuất vụ Đông tố đa nhưng phải đảm bảo chắc ăn và hiệu quả kinh tế.
Tập trung ưu tiên phát triển ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tổng nhu cầu ngô sinh khối cần cho chăn nuôi đại gia súc là 27,6 triệu tấn/năm trong đó các doanh nghiệp chăn nuôi tự cung cấp được khoảng 70% còn lại cần mua ngoài là 30% (khoảng 8 triệu tấn).
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, lựa chọn phát triển ngô sinh khối là một hướng đi đúng, đảm bảo 3 lợi ích: Giúp đàn đại gia súc phát triển mạnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thúc đẩy mối liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất.
Mùa mưa và nỗi lo hồ đập
Ngày 17/8, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập".
Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của xã hội không chỉ trước mắt mà còn rất lâu dài.
Vỡ đập Đầm Thìn ở Phú Thọ, cuối tháng 5/2018. Ảnh: Tạ Toàn/TTXVN.
Qua 2 đợt khảo sát về nội dung này tại 14 tỉnh, thành phố từ Bắc tới Nam, ông Nguyễn Vinh Hà- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho biết: Tại các tỉnh, thành phố Đoàn đến khảo sát thì chất lượng nước mặt, nước ngầm tương đối tốt, trữ lượng dồi dào.
Tuy nhiên, nguồn nước này đang có nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động xả thải, đặc biệt với các sông chảy qua đô thị. Hiện ở một số địa phương, chất lượng nước bị suy giảm đáng báo động do ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra nguồn nước, chất thải từ các khu công nghiệp nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên hiện tượng xâm mặn vào sâu qua các cửa sông, làm ảnh hưởng tới chất lượng nước ngọt của các địa phương. Tình trạng này là hiện tượng phổ biến đối với các tỉnh duyên hải từ tỉnh Thanh Hóa tới tỉnh Kiên Giang.
Ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
Theo ông Nguyễn Vinh Hà, trong khoảng 20-30 năm tới, nhiều tỉnh sẽ thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như tại tỉnh Nghệ An, hiện có 1.061 hồ chứa lớn, nhỏ với tổng dung tích 537 triệu m3 nhưng mới chỉ đảm nhiệm được 55% diện tích tưới. Tại tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa thủy lợi, trong đó có hồ chứa lớn như Cửa Đạt, dung tích 793,7 triệu m3 nhưng chỉ đáp ứng được 70% diện tích tưới; hoặc tại tỉnh Hà Tĩnh với hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi-Cẩm Trang mới đưa vào hoạt động, cấp nước tưới cho trên 32 ngàn ha cũng có kế hoạch mở rộng hệ thống kênh dẫn để tăng cường diện cấp nước.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, chất lượng nước trên các lưu vực sông đang bị suy giảm và trở thành vấn đề nóng tại nhiều địa phương. Việc gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa thời gian qua đã và đang gây sức ép đến chất lượng nước trong các lưu vực sông. Ở một số đoạn sông, nước sông bị ô nhiễm với mức độ cao, xu hướng ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nước sông để cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, có thể gây ra những hiểm họa khôn lường.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, môi trường các lưu vực sông là vấn đề cốt yếu quan trọng. Mức độ ô nhiễm chung trên các lưu vực sông lớn tại thượng nguồn do chịu tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến nay đang được kiểm soát, nhưng ô nhiễm chủ yếu là ở hạ nguồn, hạ lưu, trung lưu nơi có các đô thị, khu công nghiệp.
Đề cập đến việc xử lý nước thải sông Tô Lịch, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, các biện pháp công nghệ vi sinh của Nhật Bản nếu áp dụng đối với khu vực lòng sông không còn nguồn nước thải thì sẽ được xử lý căn bản, kể cả trầm tích đáy. Còn khi còn nguồn thải thì giải pháp công nghệ của Nhật Bản không hiệu quả. Những công nghệ Nhật Bản áp dụng ở sông Tô Lịch chỉ phù hợp với khu vực, các nguồn nước không có lượng chất thải bổ sung, phù hợp ở các sông hồ kín. Còn sông Tô Lịch có lượng nước thải bổ sung hàng ngày lớn nên giải pháp hiệu quả là kiểm soát toàn bộ các loại nguồn thải ra.
Gần 1.200 hồ chứa nước bị hư hỏng, thiếu năng lực chống lũ
Đáng lo ngại, qua khảo sát tại 14 tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, nhiều đập, hồ chứa nước vừa và nhỏ có nguy cơ mất an toàn cao do bị hư hỏng, xuống cấp. "Nhiều hồ, đập được xây dựng cách đây 30-50 năm điều kiện thiết kế, thi công còn hạn chế, chủ yếu là đập đất nên khả năng mất an toàn cao. Nhiều hồ, đập không có quy trình vận hành khi thiết kế, không được kiểm định trước mùa mưa lũ, không có trang thiết bị quan trắc, giám sát an toàn. Mặc dù các tỉnh đều quan tâm bố trí nguồn vốn để duy tu bảo dưỡng công trình nhưng do số lượng hồ, đập bị hư hỏng lớn nên vẫn có một số lượng hồ đập lớn hư hỏng nghiêm trọng chưa được sửa chữa, không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ", ông Hà nói đồng thời đưa ra dẫn chứng: "Ví dụ, ở Thanh Hóa còn 50% hồ xuống cấp cần phải tu sửa, trong đó có 90 hồ trong tình trạng hư hỏng nặng, 78 hồ chứa mất an toàn; Hà Tĩnh có 90 hồ hư hỏng, xuống cấp, 57 hồ có nguy cơ mất an toàn cao; Hòa Bình 544 hồ chứa có 192 hồ hư hỏng xuống cấp".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng từ lâu, thiết kế trước đây chủ yếu tập trung cho sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phục vụ cho cây lúa. Vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi xảy ra thường xuyên, tính đến ngày 31/12/2019, cả nước đã phát hiện 66.266 vụ vi phạm, trong đó 14 tỉnh có trên 1.000 vi phạm.
Kết quả xử lý các vi phạm còn hạn chế đã và đang ảnh hưởng đến công tác vận hành, chất lượng nước và an toàn công trình công trình. Bên cạnh đó, hiện cả nước còn khoảng 1.200 hồ chứa nước bị hư hỏng và thiếu năng lực chống lũ chưa có nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp; trong đó có 200 hồ hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, đe doạ đến tài sản, tính mạng của người dân vùng hạ du, cần đặc biệt quan tâm và xử lý cấp bách.
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là do ảnh hưởng của mưa, lũ dòng chảy về hồ vượt tần suất thiết kế, công trình đầu mối bị hư hỏng, xuống cấp. Chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn thiết kế, đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm, chủ quan không lường hết được các tình huống thiên tai khi thi công. Năng lực của đơn vị quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các hồ nhỏ được giao cho UBND cấp huyện, xã quản lý. Công tác kiểm định định kỳ an toàn đập hầu hết chưa được thực hiện, việc kiểm tra hồ đập bằng trực quan nên chưa phát hiện được ẩn họa, hư hỏng trong thân đập.
Giải trình thêm, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết: Vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu vận hành tốt sẽ giúp cắt giảm lũ trong mùa lũ, còn mùa hạn giúp đảm bảo an ninh nguồn nước. Nếu khai thác vận hành không tốt sẽ tiềm ẩn rủi ro an toàn cho hạ du.
"Dù thời gian qua có quan tâm song vẫn còn một số hồ thủy điện xả nước trong mùa lũ gây ngập lụt ở hạ du. Do mưa lớn buộc phải xả lũ nên trong một số trường hợp phải chấp nhận. Sự cố tại các công trình thủy điện chủ yếu xảy ra tại các công trình thủy điện vừa và nhỏ thuộc trách nhiệm quản lý của các địa phương", Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chỉ ra nguyên nhân.
Việt Nam chịu rủi ro lớn về nguồn nước Rủi ro rất lớn từ các quốc gia thượng nguồn, đối ngoại về an ninh nguồn nước chưa đạt yêu cầu; nước thải sinh hoạt "đầu độc" các dòng sông, nước ngọt đang dần khan hiếm...là những thách thức không nhỏ đe dọa an ninh nguồn nước trong cả hiện tại và tương lai. Người dân chung cư HH Linh Đàm, Hoàng Mai,...