Bộ trưởng NNPTNT Nguyễn Xuân Cường dự tiệc gà đồi Yên Thế
Ngày 21.10, tại huyện Yên Thế, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế năm 2017. Dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường và các lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và đại diện gần 30 Sở Công Thương của các địa phương trên cả nước; các nhà khoa học, doanh nghiệp, doanh nhân…
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về phương pháp sản xuất, chăn nuôi đàn gà đồi Yên Thế và việc tìm đầu ra cho sản phẩm; đồng thời, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc tiêu thụ, vấn đề cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã bao bì để gà đồi Yên Thế gây ấn tượng và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng các lãnh đạo các bộ, ngành tham quan, thưởng thức các món ăn chế biến từ gà đồi Yên Thế tại Hội nghị ở Bắc Giang ngày 21.10. Ảnh: Trần Quang
Sản xuất ra 18 triệu con gà đồi/năm
Bắc Giang hiện có tổng đàn gà lớn thứ hai toàn quốc với quy mô hiện nay đạt hơn 18 triệu con với sản lượng đạt 34.000 tấn; trong đó, có vùng chăn nuôi tập trung gà đồi Yên Thế – thương hiệu nổi tiếng với vật nuôi đầu tiên trong cả nước được công nhận là nhãn hiệu tập thể chỉ dẫn địa lý.
Trong đó, đàn gà thương phẩm của huyện Yên Thế hiện tại đạt 14 triệu con, tổng sản lượng đạt khoảng 23.500-28.000 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng. Ông Vũ Trí Hải – Chủ tịch UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) cho biết, thời gian tới địa phương duy trì đàn gà đồi ổn định từ 4-4,3 triệu con; mỗi năm cung ứng ra thị trường từ 11 triệu đến 13 triệu con gà thương phẩm với giá trị sản xuất từ 1.300 tỷ đến 1.500 tỷ đồng.
“Chăn nuôi gà đồi đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân ở Yên Thế và cho thu nhập ổn định từ 50 – 100 triệu đồng/năm” – ông Hải nói.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cam kết sẽ yêu cầu các đơn vị có liên quan tập trung phối hợp với tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là với huyện Yên Thế để giải quyết căn bản vấn đề con giống gà đồi Yên Thế. Người đứng đầu ngành nông nghiệp yêu cầu địa phương cần phát triển sản xuất gà đồi Yên Thế theo chuỗi liên kết, nâng cao giá trị của một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp Bắc Giang.
Cần thay đổi nhiều khâu
Theo ông Dương Thái Trung (Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) để phát triển chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế bền vững, thời gian tới tỉnh Bắc Giang cần sản xuất gà đồi theo quy hoạch, theo nhu cầu thị trường, có doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, tiêu thụ làm hạt nhân.
“Bên cạnh đó, tỉnh cần phát triển chuỗi liên kết sản xuất – tiêu dùng; mở rộng và tăng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ gà đồi, đảm bảo hoạt động sản xuất, tiêu thụ gà đồi chủ yếu thông qua hợp đồng giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng” – ông Trung nói.
Để sản phẩm gà đồi Yên Thế có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là tại các siêu thị, ông Trần Huy Hùng – Giám đốc Siêu thị BigC Bắc Giang cho biết, hiện nay sản phẩm chủ yếu mà bà con Yên Thế nói riêng và Bắc Giang nói chung đưa bán ra thị trường là gà nguyên con mà chưa quan tâm đến các sản phẩm khác từ gà như chân, cổ cánh…, đặc biệt là các bao bì, nhãn mác còn rất sơ sài thiếu tính thẩm mỹ. Chính điều này đã khiến cho giá trị sản phẩm bị giảm đi rất nhiều và khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
“Để tận dụng triệt để và tăng giá trị kinh tế, người chăn nuôi cần hướng đến việc đa dạng các sản phẩm từ gà, việc làm này sẽ vừa giúp cho việc tiêu thụ được thuận lợi hơn” – ông Hùng nói.
Kết thúc hội nghị, đã diễn ra Lễ ký kết 24 biên bản ghi nhớ, hợp đồng hợp tác tiêu thụ giữa Sở Công Thương Bắc Giang với Sở Công Thương một số tỉnh, thành lân cận; giữa UBND huyện Yên Thế với một số chợ đầu mối, siêu thị trong nước; giữa Hội Sản xuất tiêu thụ gà đồi Yên Thế với các doanh nghiệp, thương nhân.
Sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” liên tục nhận được các giải uy tín từ năm 2011 đến nay: Là 1 trong 4 sản phẩm, thực phẩm của Việt Nam lọt vào danh sách nhận Cúp chứng nhận “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á – ASEAN BESTFOOD/BESTFOOD PRODUCT” do Ban tổ chức Chương trình truyền thông quảng bá “Doanh nhân ASEAN vì môi trường xanh – sạch – đẹp” trao tặng được tổ chức tại Singapore từ ngày 8 – 11.9.2013.
Theo Danviet
Mời Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo Vùng kinh tế Đông Nam bộ
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Đông Nam bộ 2017, đồng chí Cao Đức Phát, Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương đề xuất giao TP.HCM làm Chủ tịch (vĩnh viễn) Hội đồng Vùng. Đặc biệt, phải mời Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo vùng.
Chiều 26.9, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Đông Nam bộ (ĐNB) với chủ đề "Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở liên kết vùng".
Ông Cao Đức Phát phát biểu khai mạc tại Diễn đàn (Ảnh: Hồ Văn)
Cũng theo ông Phát, hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc cần huy động mọi nỗ lực để kinh tế Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thực hiện việc tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiệu quả bền vững hơn, tầm vóc hơn. Vì thế, cần xác lập và đặt ra các cơ chế để TP.HCM đóng vai trò hạt nhân trong việc phát triển nội vùng cũng như liên vùng, giao TP.HCM làm Chủ tịch (vĩnh viễn) Hội đồng Vùng, thành lập cơ quan tham mưu thường trực cho Hội đồng vùng (mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành các lĩnh vực).
Các đại biểu dự Diễn đàn kinh tế Đông Nam bộ (Ảnh: Hồ Văn)
Còn theo TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vùng Đông Nam bộ có nhiều ưu thế hơn các vùng khác, có đầu tàu mạnh nhất cả nước là TP.HCM, có động cơ mạnh là các DN lớn đóng tại TP.HCM.
TS.Vũ Tiến Lộc phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Hồ Văn)
"TP.HCM là con sếu đầu đàn, các tỉnh Đông Nam bộ là thành viên trong đàn sếu cùng bay ra biển lớn. TP.HCM không chỉ là đầu tàu của khu vực phía Nam mà còn hướng đến đầu tàu của khu vực ASEAN, đây là sứ mệnh của TP.HCM", ông Lộc nói.
Cũng theo ông Lộc, cần thành lập Hội đồng Vùng, chọn TP.HCM là hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo. Phải tầm cỡ đó mới phát huy được thế mạnh của vùng.
Tuy nhiên, theo PGS.TS.Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam), TP.HCM là đầu tàu của khu vực nhưng cần xem lại sự phân bổ nguồn lực, bởi việc phân bổ nguồn lực hiện còn dàn đều, đầu tàu cũng như toa tàu. "Theo tôi thấy cơ chế và thể chế hình như đang trói buộc vùng này, cần tìm ra cơ chế đặc thù cho vùng, nhất là cho đầu tàu TP.HCM", ông Thiên cho biết.
PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Hồ Văn)
Cũng theo ông Thiên, hiện nay cấu trúc địa lý vùng rất lộn xộn, chồng chéo, giao thoa. Ngay như hôm nay nói là vùng Đông Nam bộ nhưng có cả Long An; hay như vùng trọng điểm phía Nam có thêm Tiền Giang, Long An; còn có cả Vùng TP.HCM với tám tỉnh, thành... mà vùng nào, khu vực nào trong đó đều thấy giao cho TP.HCM làm đầu tàu, làm Chủ tịch Hội đồng vùng.
Vùng kinh tế Đông Nam bộ đang là trung tâm hội nhập quốc tế lớn nhất cả nước, trong đó TP.HCM là đầu tàu sẽ kéo theo cả vùng phát triển. Nhưng theo ông Thiên, đầu tàu mà phải đang giải cứu vì ách tắc: ách tắc giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất, ách tắc tại các cảng biển (trong đó cảng Thị Vải chưa phát huy hết tiềm năng vì tính liên kết vùng không cao), ách tắc giao thông vì lượng người nhập cư đổ về nhiều, ách tắc khi các vành đai (vành đai 1, 2 và 3) chưa cái nào làm xong thì liên kết hạ tầng trong vùng chưa có... "TP.HCM là hạt nhân mà ách tắc đủ thứ thì cả vùng Đông Nam bộ cũng khó mà liên kết với hạt nhân", ông Thiên đánh giá.
TS Thiên cũng đề xuất, cần chỉ ra khái niệm vùng, liên kết vùng cho rõ ràng. Chứ như hiện tại thì chưa rõ chức năng vì cấu trúc vùng rất lộn xộn, như đầu tàu, hạt nhân phải khác, và quy hoạch vùng phải có tính liên kết, vùng bổ sung cho tỉnh hay tỉnh là một bộ phận của vùng, tầm nhìn, cơ cấu của từng tỉnh, của vùng phải thay đổi, cũng như cần tìm ra thể chế phù hợp để điều hành vùng...
Theo Danviet
Chùa cổ nguy cơ sập ở Bắc Giang: Vì sao người dân không thỉnh sư? Chùa Chèo ở Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có niên đại cả nghìn năm tuổi đang bị xuống cấp có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Nhiều người dân địa phương cho rằng nếu được thỉnh sư về trông nom, cai quản thì có thể ngôi chùa Chèo đã không bị như vậy... Người dân mong muốn thỉnh...