Bộ trưởng NN&PTNT: Để người làm nông tự tin vào ruộng vườn, ao cá
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên vào dịp cuối năm 2016, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói rằng khó khăn không phải bây giờ mới có nên cái chính là chúng ta phải tìm được giải pháp thích ứng cả với thiên tai, cả việc giải quyết những vấn đề nội tại, để nông nghiệp – trụ đỡ của nền kinh tế – phát triển bền vững, để người làm nông nghiệp tự tin vào ruộng vườn, ao cá của mình.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Nhận trọng trách đứng đầu Bộ NN&PTNT từ tháng 8.2016, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phải giải quyết những khó khăn chưa từng thấy của ngành nông nghiệp và của cả nước. Đó là thiên tai dữ dội kéo dài, hậu quả sự cố môi trường biển miền Trung…
Thưa Bộ trưởng, khó khăn trong nông nghiệp là điều ai cũng thấy, nhưng những kết quả mà ngành nông nghiệp đạt được cũng hết sức tích cực?
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tôi xin nói thêm là ngay từ đầu năm 2016, ngành NN&PTNT triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh khó khăn “chưa từng có”, nhiều chuyên gia còn cho đó là “lịch sử”: Rét đậm, rét hại đầu năm, sự cố môi trường biển giữa năm, hạn hán, xâm nhập mặn và mưa lớn gây lũ lịch sử dịp cuối năm… lại diễn ra ở hầu khắp các địa bàn đã khiến nông nghiệp ảnh hưởng nặng nề. Chỉ tính 6 tháng cuối năm, giá trị gia tăng toàn ngành đã giảm 0,18% so với cùng kỳ năm 2015.
Nhưng thật đáng mừng là ngành NN&PTNT nói riêng đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phương; sự chung sức, đồng hành và sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả nước nên nông nghiệp đã đạt được một số kết quả cơ bản.
Cụ thể là mức tăng trưởng phục hồi trong 6 tháng cuối năm nên dự kiến cả năm đạt 1,2%; tiêu thụ nông sản kịp thời; xuất khẩu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá cao. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai mạnh, đạt được mục tiêu đề ra. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tiếp tục được nâng cấp, năng lực phòng chống thiên tai được tăng cường.
Bộ trưởng nhận định như thế nào về cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp nói chung, cho xuất khẩu nông lâm thủy sản nói riêng trong năm 2017?
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tình hình quốc tế được dự báo có nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ hàng nông lâm thủy sản của nước ta trong năm 2017 là tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo ở mức thấp; các quốc gia tăng cường hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước và yêu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cũng ngày càng tăng; những rào cản về kỹ thuật của các quốc gia phát triển có thể sẽ nhiều hơn…
Tôi muốn nhấn mạnh đây không chỉ là thách thức lớn với nền sản xuất nhỏ ở nước ta trong năm 2017 mà điều này có thể còn kéo dài trong vài năm tiếp theo.
Cùng với đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, khắc nghiệt kèm theo thiên tai khó lường tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay, nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi thiên tai trong năm 2016, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống người dân, đòi hỏi vừa phải có giải pháp ứng phó trước mắt kịp thời, vừa phải có chiến lược lâu dài nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
Trên phương diện toàn cầu, chúng ta cũng phải thấy rằng việc thực thi 12 hiệp định thương mại đã ký kết sẽ dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa hàng nông lâm thủy sản của nước ta và các nước tham gia hiệp định ngay ở sân nhà. Cũng không thể phủ nhận những hạn chế yếu kém nội tại của ngành (sản xuất quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh chưa cao, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề,… ) tiếp tục là những thách thức căn bản đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nhiều.
Video đang HOT
Tuy nhiên năm 2017 có 2 yếu tố thuận lợi cơ bản cho ngành là thị trường tiêu thụ hàng nông lâm thủy sản được mở rộng do Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do, đang đàm phán 5 hiệp định mới với trên 50 quốc gia và nền kinh tế. Cùng với đó, giá lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng nên sẽ là chiều hướng kích thích sản xuất.
Thế việc thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp Bộ có định hướng ưu tiên vào lĩnh vực gì và theo Bộ trưởng, vấn đề đất đai – được cho là nút thắt khi thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp – cần được giải quyết thế nào?
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Về định hướng thu hút vốn FDI, Bộ sẽ ưu tiên tập trung một số lĩnh vực tạo đột phá cho phát triển của ngành mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm như: Sản xuất và phát triển giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ tạo giá trị gia tăng cao; chế biến sâu nông lâm thủy sản để sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao; sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay thế dần các loại thuốc được sản xuất từ các hóa chất công nghiệp.
Hiện nay, vấn đề đất đai được cho là nút thắt trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Chúng ta đã giao đất lâu dài cho người dân trong khi hộ nông dân có quy mô đất đai nhỏ và manh mún. Vì vậy, có một thực tế đặt ra là “doanh nghiệp muốn làm nhưng không có đất, doanh nghiệp muốn làm ăn lớn nhưng không có đất đủ rộng”.
Để dần dần giải quyết nút thắt này, trước mắt cần tiếp tục thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất thông qua dồn điền đổi thửa để có được quy mô đất đai lớn hơn. Đồng thời, tiếp tục đầu tư xây dựng và nhân rộng cánh đồng lớn, tạo vùng nguyên liệu tập trung. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo liên kết với nông dân và hợp tác xã để xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
Về lâu dài, Bộ NN&PTNT phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu để đề xuất sửa đổi một số quy định của Luật Đất đai năm 2013 nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư khoa học, công nghệ vào sản xuất hàng hóa và phát triển nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Năm nay, Chinh phu nêu cao tinh thân kiên tao, đông hanh, tao đông lưc cho doanh nghiêp, nhât la khâu khơi nghiêp. Bô NN&PTNT đa co nhưng đông thai như thê nao đê thê hiên ro tinh thân nay, thưa Bô trương?
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Năm 2016 đã được Chính phủ chọn là “Năm quốc gia khởi nghiệp”. Quan triêt tinh thân này, Bô NN&PTNT đa triên khai nhiều hoat đông hô trơ khơi nghiêp trong nông nghiêp như tô chưc cuôc thi “Khơi nghiêp nông nghiêp” thu hut sinh viên cua nhiêu trương đai hoc, cao đăng ca nươc tham gia; thưc hiên môt sô chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như: Xúc tiến mở rộng thi trường; hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ngành nông nghiệp.
Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT tăng cường phối hợp với các bộ liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thúc đẩy vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm gia tăng cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại. Phấn đấu đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2015 (khoảng 730 doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm); thành lập trên 1.000 hợp tác xã nông nghiệp/năm và trên 1.800 trang trại được công nhận/năm.
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, chúng tôi tập trung hỗ trợ việc xây dựng, triển khai kế hoạch về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tiếp tục rà soát quy hoạch ngành hàng theo hướng tập trung, quy mô lớn nhằm cung cấp đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc khu vực chế biến phục vụ xuất khẩu (lúa gạo, cá tra, tôm, chè, sắn, tiêu, cà phê, điều…).
Cùng với đó, tiếp tục triển khai hiệu quả các Nghị quyết 19 của Chính phủ (năm 2015, 2016) về cải thiện môi trường đầu tư lành mạnh, thực thi các giải pháp cải cách thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khởi nghiệp: Đơn giản hóa, giảm thủ tục hành chính và thời gian làm thủ tục hành chính cũng như giảm chi phí làm thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, chăn nuôi, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; chế biến nông lâm thủy sản…
Đây là năm đầu tiên trên cương vị lãnh đạo ngành nông nghiệp, Bộ trưởng có suy nghĩ gì về công tác chỉ đạo điều hành thời gian qua. Trong năm 2017, ưu tiên chỉ đạo của Bộ trưởng sẽ tập trung vào những lĩnh vực nào của ngành?
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Được Quốc hội khóa XIV tin cậy, giao trọng trách từ tháng 8.2016, do là một bộ lớn, đa ngành, đa chức năng nên thời gian đầu tôi không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở, nhất là trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức lớn xảy ra (thiên tai, sự cố môi trường biển, …) gây hậu quả nặng nề làm ngành tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình điều hành của các bộ, ngành cùng các địa phương cả nước, với kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cùng với sự đoàn kết, tham mưu kịp thời, có hiệu quả của các đơn vị thuộc Bộ nên tôi đã nhanh chóng bắt nhịp công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Năm 2017, ngành NN&PTNT sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ cơ bản sau đây: Tiếp tục thực hiện quyết liệt cơ cấu lại ngành, phát triển thị trường tiêu thụ, thúc đẩy tăng trưởng. Cùng với đó triển khai mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Ttiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp.
Đồng thời, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ: ưu tiên cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Cùng với đó là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, tập trung vào công tác thanh tra công vụ; thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Thực hành tiết kiệm
Cuối cùng, chúng tôi sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành, tích cực xây dựng thể chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật; hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành từ trung ương đến địa phương; thực hiện xã hội hóa dịch vụ công; hiện đại hoá quản lý ngành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực thống kê, dự báo và truyền thông.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Đỗ Hương (Chinhphu.vn)
Khẩn trương khôi phục sản xuất ở các tỉnh vừa chịu mưa lũ
Bộ NN&PTNT đánh giá, đợt mưa lũ vừa qua xảy ra tại các tỉnh vực miền Trung là đợt lũ lịch sử, đã gây ra hậu quả nặng nề đối với trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cần có biện pháp khôi phục sản xuất cấp bách để kịp khung thời vụ vụ Xuân.
Quang cảnh cuộc họp bàn giải pháp khôi phục sản xuất vụ Xuân ở các tỉnh Nam Trung bộ và tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên diễn ra tại Bộ NN&PTNT, sáng ngày 19/12.
Sáng nay 19/12, tại Bộ NN&PTNT đã diễn ra cuộc họp khẩn để bàn giải pháp khôi phục sản xuất vụ Xuân ở các tỉnh Nam Trung bộ và tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên.
Thiệt hại nặng nề do mưa lũ
Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, mưa lũ ở khu vực miền Trung đã bắt đầu rút; toàn bộ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận nước sẽ rút hết trong khoảng khoảng 5 ngày, khu vực ngập sâu khoảng 1/4 diện tích (theo số liệu tính sơ bộ từ các phương) sẽ rút chậm hơn; riêng tỉnh Bình Định, Khánh Hòa đang có mưa nhỏ khoảng 30mm, khiến nước rút rất chậm.
"Tổng hợp từ các địa phương về diện tích lúa hư hỏng, đề nghị hỗ trợ giống lúa là 31.539ha, ngô 2.227ha; rau các loại là 8.876ha" - ông Hoài thông tin.
Liên quan đến diện tích bị thiệt hại, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho hay: "Diện tích bị lúa bị thiệt hại khoảng 24.036ha, bởi tổng diện tích gieo trồng của các tỉnh miền Trung cho đến thời điểm này là 33.000 ha cả Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Diện tích rau màu (cả ngô) bị thiệt hại là 18.869 ha, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm bị thiệt hại là 1.100ha, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, sắn bị thiệt hại là 6.458 ha".
Nói về nhu cầu và đề nghị hỗ trợ bước đầu của các tỉnh, ông Sơn cho biết: hiện Nghệ An xin hỗ trợ bằng tiền; Hà Tĩnh không xin thêm, Quảng Bình xin thêm lượng giống 500 tấn lúa, 20 tấn ngô và 30 tấn rau màu. Quảng Trị 50 tấn ngô, 30 tấn đậu xanh, Thừa Thiên Huế xin hỗ trợ 250 tấn lúa bằng tiền, và ngô 10 tấn, rau 5 tấn; TP. Đà Nẵng 120 tấn lúa, 2 tấn rau; Quảng Nam 5 tấn ngô, 100 tấn lạc, 2 tấn rau; Quảng Ngãi 150 tấn lúa, 5 tấn ngô, 40 tấn lạc, 20 tấn rau; Bình Định xin hỗ trợ nhưng toàn bộ bằng tiền, vì hôm 17/12 vào kiểm tra, Bình Định đã có kế hoạch hỗ trợ nhân dân bằng ngân sách của tỉnh ứng trước là 2ha 1 triệu động để bù lại thiệt hại; Phú Yên là 63 tấn lúa, 16 tấn rau, Khánh Hòa 800 tấn lúa, ngô 26 tấn, rau 2 tấn; Ninh Thuận 200 tấn lúa, 10 tấn ngô: Bình Thuận 700 tấn lúa, 10 tấn ngô; Lâm Đồng 500 tấn lúa, 100 tấn ngô...
Trước đề nghị hỗ trợ của các tỉnh về lượng giống cho vụ Xuân, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, dự trữ quốc gia đến ngày hôm nay trong kho còn xuất luôn được, lúa còn 1.500 tấn, chủng loại phù hợp cho Nam Trung Bộ, ngô còn 232 tấn, rau các loại còn 28 tấn. Như vậy, giống ngô đảm bảo, rau một phần, còn lúa hiện nay mất cân đối 1.700 tấn so với yêu cầu.
"Qua tập hợp khả năng các công ty có thể cung cấp được 4.230 tấn lúa giống, 1.520 tấn ngô, 400 tấn rau các loại, nên việc cung ứng giống cho sản xuất không có vấn đề gì lớn. Vấn đề chúng ta bàn xem cái gì thì hỗ trợ bằng tiền, cái gì thì hỗ trợ bằng giống để khớp nối với doanh nghiệp cung ứng cho kịp thời vụ. Thời vụ lúc này đến 10/1 là thời vụ tốt nhất, như vậy còn 20 ngày" - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Vụ Xuân vừa muộn vừa "đau đầu" với nguồn giống
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá, vụ Xuân ở khu vực Nam Trung Bộ và Gia Lai ở Tây Nguyên khá đặc biệt, vì vừa muộn, vừa lo đối phó với nguồn giống.
Nhận định về đợt mưa lũ tại 8 tỉnh Nam Trung bộ và tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, các địa phương đã bị thiệt hại rất nặng nề cả về người, tài sản, các thiết chế về hạ tầng và đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. "Toàn khu vực này, vụ Xuân sẽ có khoảng 225.000 ha, vừa qua chúng ta gieo được khoảng 24.000 ha, bằng khoảng 10% diện tích vụ Xuân cần triển khai. Đợt lũ vừa qua, cơ bản diện tích 24.000 ha này đã bị ngập và coi như hỏng hoàn toàn; khoảng 3.000 ha ngô, hơn 2.000 ha rau màu khác bị mất trắng; một số diện tích thủy sản, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm cũng bị thiệt hại" - Bộ trưởng nêu cụ thể.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết thêm, còn một lượng giống rất lớn trong dân, nhất là ở những vùng ngập sâu như Bình Định do việc nước lũ lên nhanh và cao, người dân không kịp di dời các giống của mình nên đã bị thiệt hại đáng kể. Điều này cần được tính vào để chuẩn bị cho cân đối cung ứng giống.
Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT đã quyết định thành lập 4 đoàn công tác bao gồm các lãnh đạo của các đơn vị: Cục Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Thú y, Khuyến nông, Thủy lợi vào để cùng các địa phương rà soát lại đánh giá thật kỹ, khá sát với tình hình thực tiễn, trên cơ sở đó đề ra giải pháp tổ chức sản xuất vụ Xuân. Các đoàn công tác này do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trực tiếp chỉ đạo nhằm đánh giá sát, cụ thể và sâu sắc hơn tình hình thiệt hại để đưa ra giải pháp thiết thực tổ chức chỉ đạo sản xuất vụ Xuân.
"Trong thời gian 3 ngày, các đoàn công tác phải tổng hợp xong tình hình và khi nắm được tình hình phải cân đối được lượng giống đối với các nhu cầu cụ thể từng loại đối tượng cây trồng chính, thí dụ như lúa, ngô, rau màu các loại... Trên cơ sở này, chúng ta chuẩn bị một hội nghị triển khai sản xuất vụ Xuân. Có thể nói, năm nay là đặc biệt - vừa muộn, vừa đối phó với cân đối lại giống, thực hiện những quy trình mới, vì toàn bộ mặt bằng, điều kiện sản xuất khác nên có thể nói là vụ Xuân đặc biệt đối với 8 tỉnh Nam Trung bộ của chúng ta" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Sau khi có kết quả về tình hình thực tế và cân đối lại nguồn cung ứng giống cho các địa phương, Bộ NN&PTNT dự kiến sẽ tổ chức hội nghị vào tuần tới để cùng các địa phương bàn cách triển khai vụ Xuân đảm bảo khung thời vụ, nhất là việc cân đối đủ nguồn giống cho gieo trồng của nông dân các địa phương.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Phở bình dân, cà phê đá Sài Gòn "được lòng" Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Trong chuyến "vi hành" tìm hiểu thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn TPHCM vào sáng sớm 8/10, trên đường đi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã ghé vào một quán bình dân tại quận vùng ven để ăn sáng bằng món phở bò và uống cà phê đá Sài Gòn. Tháp tùng chuyến "vi...