Bộ trưởng NN&PTNT: Chưa phát hiện hóa chất tạo mùi, làm trắng gạo
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết đã tổ chức kiểm tra tại các địa phương trước thông tin gạo được trộn hóa chất để tạo mùi, làm trắng. Ban đầu, kết quả kiểm tra 6 cơ sở lúa gạo tại TPHCM chưa phát hiện tồn dư các loại hóa chất đó.
Trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời tối 25/8, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận phản ánh lo ngại về thông tin hóa chất được trộn vào gạo để tạo mùi và làm trắng hạt gạo từ dư luận.
Được yêu cầu xác nhận việc có hay không các loại hóa chất này, Bộ trưởng NN&PTNT trước hết nhấn mạnh, đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, vì ảnh hưởng đến cuộc hàng ngày của người dân, của cộng đồng. Vì thế, trước thông tin về hóa chất tạo mùi, làm trắng gạo, ông Phát đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra khẩn trương, thông báo kết quả cho nhân dân biết.
Thông tin mới nhất Bộ trưởng Phát đưa ra, hiện tại, kết quả kiểm tra bước đầu tại 6 cơ sở kinh doanh, chế biến lúa gạo tại TPHCM chưa phát hiện tồn dư của loại hóa chất đó trên gạo. Ông Phát cũng khẳng định, việc kiểm tra đang được tiếp tục triển khai, ở nhiều địa phương khác ngoài TPHCM.
Cũng về vấn đề sản xuất, chế biến lúa gạo, Bộ trưởng NN&PTNT nhận nhiều câu hỏi khác về chủ trương giữ đất lúa, khuyến nông, lo đảm bảo cuộc sống cho người trồng lúa…
Về hiện tượng nông dân nhiều tỉnh thuần nông bỏ ruộng đất, đến các thành phố lớn làm thuê, ông Phát cho biết, hiện Bộ đang chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp với các địa phương rà soát, kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để đề xuất giải pháp khắc phục, đặc biệt là có giải pháp giúp bà con nâng cao thu nhập từ đồng ruộng để duy trì sản xuất.
“Kết quả điều tra ban đầu cho thấy thời gian qua, do giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá đầu ra nhiều loại nông sản xuống thấp khiến thu nhập của bà con nông dân tại một số khu vực nhất định quá thấp. Điều này dẫn đến tình trạng nông dân bỏ ruộng, không sản xuất. Do đó, chúng tôi thấy biện pháp chính là phải tạo điều kiện cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng” – Bộ trưởng NN&PTNT nói.
Video đang HOT
Khẳng định chủ trương duy trì quỹ đất trồng lúa (3,8 triệu ha), ông Phát giải thích, trong điều kiện thị trường hiện nay, việc bảo vệ đất lúa vì lợi ích. Tuy nhiên, trên đất lúa, người dân có thể tự quyết định chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Ông Phát lấy ví dụ cây ngô, trồn đề phục vụ nhu cầu rất lớn về thức ăn chăn nuôi, đang phải nhập khẩu và giá ngô cũng khá cao, có thể làm lợi cho nông dân.
Đi sâu vào bài toán lợi ích, làm sao để người nông dân sống được với đồng ruộng, chống nghịch lý “lúa đầy đồng nhưng nông dân không vui vì được mùa thì mất giá” hay Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều nhất, nhì thế giới nhưng giá bán lại thấp, Bộ trưởng Phát nêu quan điểm, đã đến lúc phải chuyển từ nền nông nghiệp tập trung cho sản lượng sang một nền nông nghiệp tập trung nâng cao chất lượng, đặc biệt là giá trị gia tăng đề làm tăng thu nhập cho nông dân.
Theo đó, Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ông Phát cho biết, đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt.
Hỗ trợ người nông dân – những người “làm ra được hạt gạo nhưng không kiểm soát được số phận của hạt gạo” có thể tiếp tục sống bằng nghề nông như cha ông, theo Bộ trưởng NN&PTNT là phải cần nhanh chóng, quyết liệt để thực hiện có hiệu quả hơn chủ trương thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, thông qua đó nâng cao nhanh hơn thu nhập và cải thiện đời sống của bà con nông dân.
Ông Phát chia sẻ sự cảm động khi đọc được những “tâm thư” thể hiện tâm tư, nguyện vọng của hàng triệ bà con nông dân trên mọi miền cả nước. “Khi đọc những bức thư đó, chúng tôi tự thấy trách nhiệm của mình” – Bộ trưởng Phát trình bày, những người xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 phấn đấu tăng gấp hơn 2,5 lần thu nhập bình quân của người nông dân so với năm 2005.
P.Thảo
Theo Dantri
"Không để tình trạng một xô nước rửa hàng trăm cái bát"
"Rõ ràng không thể để tồn tại những hiện tượng như quán cóc nằm ngay trên cống thoát nước, một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa. Phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an toàn vệ sinh" - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi.
Nữ Bộ trưởng nhận nhiều câu hỏi thẳng thắn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" tối 13/1, ngay sau chuyến "thị sát" chợ Đồng Xuân (Hà Nội) cùng Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát ngày 5/1 vừa qua.
Nói về kết quả chuyến thị sát, Bộ trưởng Kim Tiến nhận xét: "Nhìn chung các chỉ tiêu về phát hiện nhanh và chất cấm vẫn chưa phát hiện ra. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng, thực trạng an toàn thực phẩm của chúng ta đã tốt".
Nữ Bộ trưởng Y tế trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời
Trước câu hỏi "xoáy" về việc sao không chọn chợ cóc để kiểm tra mà lại chọn những nơi có điều kiện kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối tốt, những cửa hàng đã đăng ký thương hiệu, có uy tín, được kiểm định từ lâu, Bộ trưởng Y tế thừa nhận các địa điểm mà hai Bộ trưởng đích thân thị sát không đại diện hết cho các cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm. Bức tranh mà hai Bộ trưởng nhìn thấy không hẳn đã phản ánh đầy đủ toàn bộ thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kết quả chuyến thị sát vừa qua, theo đó, không mang tính đại diện. Bà Tiến cho rằng, phải khảo sát hàng trăm cửa hàng, lấy hàng trăm ngàn mẫu thì mới có thể phản ánh được thực trạng vấn đề của vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế khẳng định, chuyến khảo sát này sẽ mở đầu cho một cuộc thanh tra, kiểm tra toàn diện từ Trung ương đến địa phương. Đây là 1 trong 3 hoạt động chính trong tháng cao điểm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán, được Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT phối hợp triển khai.
Theo đó, các ngành chức năng sẽ lập 8 đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương đi kiểm tra tại 24 tỉnh thành có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời tất cả các tỉnh, thành phố cũng sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra từ tỉnh cho tới các xã, phường. Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra, kiểm tra với hàng trăm nghìn mẫu vật, từ đó đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng an toàn thực phẩm, cảnh báo người dân và triển khai các giải pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho người dân có những bữa ăn an toàn trong dịp Tết.
Trong đợt cao điểm sẽ áp dụng quy định xử phạt hành chính mới, với hình thức nghiêm khắc hơn nhiều với mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Bà Tiến chỉ rõ, nếu mức xử phạt ấy chưa đúng mức thì sẽ thực hiện xử phạt cao gấp 7 lần số hàng hóa vi phạm. Ngoài ra có thể rút giấy phép kinh doanh, đồng thời công bố trên thông tin đại chúng những cơ sở, mặt hàng không đạt tiêu chuẩn để người dân quay lưng lại với sản phẩm "bẩn" đó.
Bộ trưởng Y tế Kim Tiến cùng Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát thị sát chợ Đồng Xuân ngày 5/1/2013.
Nói về việc "vi hành" thực sự theo hướng cải trang, lặng lẽ đi kiểm tra để nắm bắt tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Tiến cho biết, là phụ nữ, cũng là một người dân bình thường, bà đã nhiều lần đi chợ (từ chợ đầu mối đến các chợ bán lẻ, từ chợ cóc đến các siêu thị, từ các cơ sở sản xuất đến các cửa hàng ăn) để lựa chọn những thực phẩm sạch và cũng tránh những nơi có nghi ngờ.
"Chúng ta ra chợ không biết sản phẩm nào là sạch, sản phẩm nào là an toàn, thì nói gì đến người dân" - nữ Bộ trưởng trao đổi thẳng thắn.
Một vấn đề khác đặt ra với Bộ trưởng Y tế là việc triển khai kiểm soát thức ăn đường phố khi Thông tư 30 về nội dung này cho Bộ ban hành sắp có hiệu lực (từ 20/1 tới), đang gây không ít băn khoăn về tính khả thi.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Thông tư ra đời không có nghĩa là sẽ cấm kinh doanh trên đường phố vì dịch vụ này vẫn có nhiều ưu điểm như giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân. Tuy nhiên, hiện tượng thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện rất phổ biến, ẩn chứa nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người dân. Thông tư 30 sẽ là hành lang cơ bản để chúng ta tiến tới việc thức ăn đường phố phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.
"Rõ ràng không thể để tồn tại những hiện tượng như quán cóc nằm ngay trên cống thoát nước, một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa. Phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an toàn vệ sinh" - Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Theo Dantri
Bộ trưởng Nông nghiệp khuyên dân bỏ lúa trồng ngô Nhiều năm nay, người nông dân vẫn phải đối mặt với nghịch lý được mùa thì mất giá; xuất khẩu nhiều nhưng không có lãi; dân bỏ ruộng... trước thực tế này Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã gợi ý người dân có thể bỏ lúa để trồng ngô. Trong Chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" ngày 25/8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao...