Bộ trưởng Nhật thăm đền chiến tranh gây tranh cãi
Một Bộ trưởng trong Nội các Nhật hôm nay 18/10 đã thăm ngôi đền chiến tranh thờ cả những người bị kết án là tội phạm chiến tranh ở Tokyo. Động thái chắc chắn sẽ gây phản ứng giận dữ từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin Yoshitaka Shindo
Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin Yoshitaka Shindo đã thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni nhưng khẳng định chuyến đi mang ý nghĩa cá nhân chứ không phải là với tư cách của thành viên chính phủ. “Tôi tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong chiến tranh và cầu mong cho hòa bình”, ông cho biết với các phóng viên tại ngôi đền. “Tôi không cho rằng việc này sẽ bị biến thành vấn đề chính trị”.
Ngôi đền thờ những người thiệt mạng trong chiến tranh vào chủ nhật này sẽ tổ chức lễ mùa thù.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã quyên tặng một món quà cho ngôi đền, nhưng ông tránh tới thăm.
Video đang HOT
Yasukuni tưởng niệm khoảng 2,5 triệu người chết trong chiến tranh, trong đó có 14 người là tội phạm chiến tranh. Ngôi đền luôn là điểm nóng căng thẳng ngoại giao giữa Nhật và các nước láng giềng, do các nước này xem đây là biểu tượng của quá khứ quân phiệt chủ nghĩa của Nhật.
Một nhóm các nhà lập pháp Nhật thường tới thăm ngôi đền vào lễ hội mùa xuân và mùa thu và vào ngày 15/8, ngày Nhật bại trận trong Thế chiến II.
Khoảng 160 nhà lập pháp Nhật đã thăm Yasukuni vào ngày hôm nay. Trong lễ hội mùa xuân hồi tháng 4 kỷ lục 166 nhà lập pháp đã tới thăm đền.
Thủ tướng Abe luôn tránh không đến thăm Yasukuni kể từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 12 năm ngoái và khi ông làm thủ tướng từ năm 2006-2007. Ông chỉ tới thăm đền vào năm ngoái, với tư cách là nghị sỹ của phe đối lập.
Các nhà bảo thủ Nhật cho rằng việc họ tới thăm những người mất trong chiến tranh do phục vụ đất nước là lẽ tự nhiên và ngôi đền không khác gì so với Nghĩa trang quốc gia Arlington, nơi Mỹ tưởng niệm những người chết trong chiến tranh.
Trong khi đó những người theo trường phái ôn hòa thì phản đối điều này và có vẻ như họ được chính quyền Mỹ ủng hộ. Vào tháng này, Mỹ đã hối thúc Nhật đưa một nghĩa trang ít được biết đến ở Tokyo thay thế cho ngôi đền gây tranh cãi, nhằm tránh gây căng thẳng ngoại giao. Trong chuyến công du gần đây tới Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trở thành quan chức ngoại giao cấp cao nhất thăm Chidori ga Fuchi, nơi giới chức Mỹ tin rằng nó có sự tương đồng lớn hơn cả so với Arlington.
Theo Dantri
Nhà ngoại giao Hà Lan bị đánh trả thù ở Nga
Một nhà ngoại giao Hà Lan đã bị đánh đập ở Nga sau khi xảy ra vụ quan chức ngoại giao Nga bị tấn công ở La Hay.
Ngày 15/10, một nhà ngoại giao Hà Lan đã bị những kẻ tấn công không rõ danh tính đánh đập ở thủ đô Moscow, một tuần sau sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu Hà Lan xin lỗi vì vụ một nhà ngoại giao nước này bị tấn công.
Trong vụ việc ở Hà Lan, một quan chức ngoại giao ở đại sứ quán Nga tại La Hay đã bị những kẻ có vũ trang đánh đập dã man ngay tại nhà trước mặt con cái. Đại sứ quán Nga cho biết quan chức này đã bị đánh bằng dùi cui của cảnh sát.
Cảnh sát Nga khống chế một đối tượng manh động ở Moscow
Hà Lan đã lên tiếng xin lỗi về việc giam giữ trái phép nhà ngoại giao người Nga này trái với quy định về quyền miễn trừ ngoại giao, tuy nhiên họ không đề cập đến cáo buộc nhà ngoại giao này bị tấn công bằng dùi cui cảnh sát.
Còn ở Nga, cảnh sát Moscow cho biết nhà ngoại giao người Hà Lan khai rằng những kẻ tấn công đã đột nhập vào căn hộ của ông, đánh đập ông và để lại hình vẽ một trái tim cùng dòng chữ LGBT (đồng tính, chuyển giới) trên tường.
Báo chí Hà Lan cho biết nhà ngoại giao này chỉ bị các vết thương nhẹ, các cảnh sát Moscow nói rằng ông không yêu cầu được điều trị y tế.
Chính phủ Hà Lan đã triệu tập đại sứ Nga tại Hà Lan để giải thích về vụ đánh đập mang động cơ trả thù này. Việc Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans triệu tập đại sứ Nga là diễn biến mới nhất trong những căng thẳng ngoại giao gần đây giữa Hà Lan và Nga.
Hồi đầu năm, Tổng thống Nga Putin đã gặp phải một đám biểu tình ở Amsterdam phản đối lệnh cấm hành vi tuyên truyền "đồng tính" nhắm vào người chưa thành niên, làm dấy lên dư luận phản đối ở nhiều nước.
Đầu tháng 10, Hà Lan đã khởi động quy trình pháp lý chống lại Nga với lý do Nga đã giam giữ trái pháp luật các nhà hoạt động trên chiếc tàu quốc tịch Hà Lan của tổ chức Hòa Bình Xanh phản đối hoạt động khoan thăm dò dầu ở Bắc cực.
Nga đã bắt giữ 30 nhà hoạt động trên chiếc tàu này, trong đó có 2 công dân Hà Lan và truy tố họ với tội cướp biển. Nếu bị phán quyết là có tội, họ sẽ phải đối mặt với mức án lên đến 15 năm tù.
Theo Reuters
Trung-Nhật-Hàn cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông Nam Á Việc chính phủ Mỹ đóng cửa đã khiến Tổng thống Barack Obama phải hủy kế hoạch công du Đông Nam Á, nhưng nơi này không thiếu các bên "mời gọi" trong bối cảnh khu vực tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC và Cấp cao Đông Á (EAS). Có một thực tế rằng cuộc đua...