Bộ trưởng Nhạ: Cấm thả bóng bay trong lễ khai giảng khó lắm!
“Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc việc có hay không sử dụng bóng bay trong trường học sau khi làm việc với Bộ Y tế”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
Theo các chuyên gia y tế, bóng bay rất dễ gây cháy nổ.
Tại buổi họp báo về kế hoạch khai giảng năm học mới chiều 4/9, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, Bộ GD-ĐT có giải pháp gì trước đề xuất của các chuyên gia y tế về việc “không thả bóng bay trong lễ khai giảng”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: “Cấm thả bóng bay trong lễ khai giảng khó lắm”.
Theo ông Nhạ, Lễ Khai giảng năm học mới diễn ra, học sinh lại đang độ tuổi vui chơi nên rất khó cấm thả bóng bay trong lễ khai giảng.
Vì thế để ra quy định, sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ làm việc với Bộ Y tế về mức độ nguy hiểm của bóng bay tới sức khỏe con người. Sau khi có kết quả chính thức, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc việc có hay không sử dụng bóng bay trong trường học.
Lễ Khai giảng năm học mới diễn ra, các chuyên gia y tế lo ngại, sẽ có người nhập viện do nổ bóng bay. Bởi gần đây, liên tiếp xảy ra một vụ nổ bóng bay trong đúng ngày khai giảng khiến 3 người bỏng nặng.
Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, theo thống kê tại Bệnh viện, khoảng 10 năm gần đây, mỗi năm bệnh viện có hàng chục trường hợp nguy kịch vì cháy bóng bay và nổ bình khí hydro trong những ngày lễ, ngày Tết và Lễ Khai giảng.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Thống, những quả bóng tưởng như vô hại này lại rất dễ gây tổn thương chỉ cần có tia lửa như hút thuốc hay dòng điện đi qua là bóng có thể cháy nổ. Ngay cả khi thả bóng bay lên trời trúng vào các dây điện cao thế, hoặc vô tình mang vào bếp cũng có thể gây cháy nổ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc nếu tiếp xúc bằng miệng (ngậm, mút…) trực tiếp vào bóng. Bởi dung dịch màu dùng để tạo màu sắc cho những quả bóng bay không phải màu thực phẩm.
Do đó, các chuyên gia y tế đề xuất không nên sử dụng bóng bay trong ngày lễ, ngày khai giảng. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng, phải hết sức cẩn thận, tránh cầm quả to (gây nổ lớn), tránh cầm một chùm bóng (dễ bị nổ liên hoàn), tránh xa lửa, tránh ngậm, mút….
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Thích thú với lễ hội mặt nạ Trung thu
Tại Lễ hội mặt nạ Trung Thu, các em nhỏ có cơ hội được tìm hiểu về cách làm mặt nạ giấy bồi truyền thống, tự tay làm những chiếc mặt nạ cho riêng mình.
Ngày 4/9, tại Nhà Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra chương trình Lễ hội mặt nạ Trung Thu, đây là trương chình nghệ thuật dành cho các em nhỏ giúp các em có cơ hội để tìm hiểu truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như phát triển tư duy về sáng tạo nghệ thuật.
Tại Lễ hội mặt nạ Trung Thu, các em nhỏ đã có cơ hội được tìm hiểu về cách làm mặt nạ giấy bồi truyền thống, tự tay làm những chiếc mặt nạ cho riêng mình và tham gia các trò chơi và trải nghiệm nghệ thuật.
Với việc tự tay làm nên những chiếc mặt nạ giấy bồi, từ đó giúp các em nhỏ phát triển tư duy về sáng tạo nghệ thuật từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
Không chỉ truyền tải thông điệp về văn hóa truyền thống của dân tộc, các em nhỏ còn được chiêm ngưỡng những chiếc mặt nạ truyền thống tới từ châu Phi, qua đó tạo nên một sự giao lưu văn hóa thú vị giúp các em có thêm kiến thức về các nguồn di sản khác nhau trên toàn thế giới.
Đồng hành cùng các em nhỏ trong Lễ hội mặt nạ Trung thu 2016 là nhân vật "Thằng Bờm", một biểu tượng cho sự viên mãn và ước vọng về mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp làm lúa nước.
Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật, họa sĩ Trang Thanh Hiền: "Lễ hội mặt nạ Trung thu 2016 nhấn mạnh quá trình trải nghiệm để các bé có thể học hỏi, tự tay làm ra những chiếc mặt nạ của mình. Từ đó tìm hiểu về nghệ thuật làm mặt nạ giấy bồi truyền thống."
Em Nguyễn Cẩm Anh (lớp 7 trường Vinschool) tự tay vẽ trang trí mặt nạ theo phong cách Nhật Bản mà em yêu thích.
"Đây là lần đầu em được tự tay học cách làm mặt nạ và vẽ trang trí mặt nạ theo ý thích riêng của mình. Và đây cũng là món quà vô cùng ý nghĩa dành cho mùa Trung thu sắp tới. " Cẩm Anh chia sẻ.
Bên cạnh việc vẽ mặt nạ, tìm hiểu cách bồi mặt nạ truyền thống, các bé sẽ cùng nhau sáng tạo bột màu trên quạt giấy - một biến tấu dân gian thú vị từ hình ảnh chiếc mo cau xưa.
Sau khi tự tay làm ra những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống, các em nhỏ có thể mang sản phẩm của mình về nhà. Đây cũng là món quà ý nghĩa gửi tặng các em trong dịp Trunng thu, một kỷ niệm đặc biệt giúp các em học hỏi nhiều hơn về các môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Theo Việt Linh (Dân Việt)
Chủ tịch Hà Nội: Nhiều trẻ đến trường phải nhịn tiểu Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các trường từ nay đến năm học 2017 - 2018 phải hoàn thành khu vệ sinh cho trẻ. Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các trường từ nay đến năm học 2017 - 2018 phải hoàn thành khu vệ sinh cho trẻ. Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2015 - 2016 của...