Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh là chìa khóa trong chăn nuôi
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh chính là chìa khóa quan trọng nhất trong chăn nuôi, thú y để có thể phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững.
Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Phạm Văn Thụy ở xã Phú Châu là mô hình điểm của huyện Ba Vì (Hà Nội) về chuỗi chăn nuôi lợn từ khâu sản xuất con giống đến nuôi lợn thịt theo quy trình khép kín, an toàn dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chiều 23/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp với Cục Chăn nuôi và Cục Thú y về tình hình chăn nuôi, kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045; tình hình dịch bệnh và tiến độ sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi. Theo Bộ trưởng, xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh chính là chìa khóa quan trọng nhất trong chăn nuôi, thú y để có thể phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững.
Đảm bảo an toàn dịch bệnh
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, sản xuất chăn nuôi vẫn tăng trưởng đều với các ngành hàng; tái đàn lợn sau dịch phục hồi đúng như kế hoạch đề ra. Theo số liệu thống kê, tháng 01/2021, tổng số đàn gia cầm của cả nước tăng khoảng 6,5% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò của cả nước tăng khoảng 2,2% và đàn lợn của tăng khoảng 16,2% so với cùng thời điểm năm 2020.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, hiện các loại dịch bệnh như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, tai xanh trên lợn, lở mồm long móng, viêm da nổi cục… vẫn đang được khống chế tốt trên cả nước nhưng các đơn vị chức năng, các địa phương cần hết sức lưu ý trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, lý do là bởi đang là thời điểm chuyển giao mùa sau Tết âm lịch nên gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh. Mặt khác, trong 2-3 năm vừa qua, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng mạnh trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa bảo đảm yêu cầu an toàn sinh học còn chiếm tỷ cao.
“Đặc biệt là việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm gia tăng rất mạnh do nhu cầu thực phẩm trong giai đoạn Tết, thậm chí là cả nhập khẩu… nên dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có nguy cơ tái phát, lây lan trên diện rộng là rất cao. Thực tế, một số nước hiện nay đã xẩy ra dịch bệnh H8N5 trên gia cầm”, Bộ trưởng nói.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh việc nghiên cứu sản xuất vaccine đối với bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Hiện nay, cả nước có 42 ổ dịch tại 17 huyện của 8 tỉnh. Tổng số gia súc mắc bệnh là 771 con, số gia súc đã tiêu hủy là 39 con. Nặng nhất hiện nay là tỉnh Hà Tĩnh có 27 ổ dịch và 464 con gia súc mắc bệnh.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng cũng yêu cầu Cục Chăn nuôi, Cục Thú y tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý thú y cho thống nhất; cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ số trong quản trị, đặc biệt là tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tăng cường khâu kiểm nghiệm, khảo nghiệm để tham chiếu.
Đối với việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, chọn Bình Phước làm đột phá nhưng phải thử nghiệm thêm cả đối với lợn, bò chứ không chỉ thử nghiệm vùng chăn nuôi an toàn với gia cầm như hiện nay. Việc tổ chức xây dựng vùng an toàn cũng cần kêu gọi xã hội hóa.
Dự kiến đầu quý III có vaccine thương mại
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh việc nghiên cứu sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố kết quả nghiên cứu, chọn lọc được chủng vi rút để sản xuất vaccine, Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y cùng với các doanh nghiệp (Công ty Navetco) chủ động hợp tác chặt chẽ với đối tác Hoa Kỳ để tiếp nhận chủng giống, tổ chức nghiên cứu, đánh giá an toàn, hiệu lực của vaccine.
Theo báo cáo của Công ty Navetco, sau 5 lần thí nghiệm, vaccine có khả năng bảo hộ 100% số lợn được tiêm và công cường độc trong phòng thí nghiệm; trong điều kiện sản xuất cho thấy đã bảo hộ được 80% số lợn được tiêm vaccine, công cường độc và hiện đang tiếp tục theo dõi được hơn 3 tháng sau tiêm phòng.
Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành vaccine; tổ chức đánh giá vaccine dịch tả lợn châu Phi theo tinh thần khẩn trương nhất, nhưng phải đáp ứng yêu cầu khoa học, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng theo quy định.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trong tuần này Bộ sẽ ký quyết định thành lập Hội đồng Khoa học và nếu mọi điều kiện thuận lợi thì cuối quý II và đầu quý III sẽ có vaccine dịch tả lợn châu Phi thương mại để phục vụ cho phát triển chăn nuôi trong nước.
Về giá bán vaccine dịch tả lợn châu Phi, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đang tổng hợp, đánh giá các yếu tố về giá thành vaccine dịch tả lợn châu Phi.
“Chúng tôi xác định giá thành của 1 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi không quá cao so với cơ cấu giá thành sản xuất thịt lợn trong nước”, Thứ trưởng Tiến nói.
Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, trong 2 tháng đầu năm 2021, dịch dịch tả lợn châu Phi chỉ xảy ra ở phạm vi hẹp, số lợn phải tiêu hủy khoảng 2.000 con. Hiện cả nước còn 73 ổ dịch tại 21 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.
Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân 2020-2021.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại hơn 1.500 xã của 50 tỉnh, thành phố. Virus Dịch tả lợn Châu Phi có khả năng còn lưu hành, tồn tại trong môi trường và đàn lợn khá cao.
Bệnh Cúm gia cầm đã xảy ra tại 84 xã của 28 tỉnh, thành phố, tăng gần 2 lần so với năm 2019. Bệnh Lở mồm long móng đã xảy ra tại 194 xã của 24 tỉnh, thành phố. Bệnh Tai xanh xảy ra tại 5 xã của 2 tỉnh.
Từ giữa tháng 10-2020 cho đến nay, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và đã xảy ra tại trên 83 xã, 33 huyện của 10 tỉnh, thành phố, làm tổng số trên 1.100 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có trên 170 con chết, buộc phải tiêu hủy.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 (vụ Đông Xuân) là rất cao do các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật tăng mạnh để phục vụ nhu cầu trong thời gian trước, trong và sau Tết Tân Sửu. Công tác tổ chức tiêm phòng vacxin cho đan vât nuôi tại môt sô địa phương chưa được triển khai đầy đủ, tỷ lệ tiêm phòng thấp.
Ảnh minh họa
Công tác chủ động giám sát, phát hiện dịch bệnh còn rất hạn chế, nhiều nơi chưa nắm bắt kịp thời, chậm báo cáo tình hình dịch bệnh. Việc xử lý các ổ dịch chưa được thực hiện dứt khoát, triệt để, chưa bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật. Công tac chi đao phong, chông dich tai môt sô đia phương còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện tại tuyến cơ sở dẫn đến dịch bệnh dây dưa kéo dài, nguy cơ lây lan ra diện rộng cao.
Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi chuyển mùa, làm giảm sức đề kháng của đàn vât nuôi va tao thuân lơi cho mâm bênh tôn tai, phat tan diện rộng và gây ra dịch bệnh.
Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra diện rộng, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Đặc biệt, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hằng ngày vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhậm vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài này.
Chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tháng tổng vệ sinh, sát trùng từ ngày 20-12-2020 - 20-1-2021 để tiêu diệt các loại mầm bệnh ở môi trường, nhất là ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao, các điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật, địa phương thường xuyên xảy ra dịch bệnh.
Rà soát, tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng được tiêm vaccine, nhất là đối với bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh...
Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép; chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
UBND các tỉnh/thành chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là tại các địa phương đang có bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài; công bố dịch và tổ chức chống dịch theo đúng quy định của Luật Thú y.
Chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã. Đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định.
Tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vaccine không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành. Xử lý nghiêm các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, găm hàng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vaccine để tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tập trung tái thiết cơ sở hạ tầng, thủy lợi ở Quảng Trị Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, công việc quan trọng nhất hiện nay là chú trọng tái thiết cơ sở hạ tầng, công trình thủy lợi... để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân sắp tới. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại một cuộc họp. Ảnh: Thành Trung/BNEWS/TTXVN Chiều 26/11, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông...