Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tốc độ tăng đàn lợn nái đang rất cao, đạt 2,8 triệu con
Hiện đang lợn giống hạt nhân (cụ kị, ông bà) cả nước đạt 120.000 con, đàn nái bố mẹ, hậu bị đạt 2,89 triệu con là mức tăng rất cao sau dịch tả lợn châu Phi.
Dự kiến, công suất sản xuất lợn giống phục vụ sản xuất thịt quý 4 năm nay sẽ đạt tới 11 triệu con.
Đây là số liệu được Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường thông tin tại cuộc làm việc với UBND TP. Hải Phòng ngày 7/7.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trực tiếp vào chuồng chăn nuôi lợn của ông Bùi Minh Họa ở Đảo Bầu, xã Mỹ Đức, huyện An Lão, Hải Phòng để kiểm tra công tác tái đàn lợn.
Trước buổi làm việc với TP. Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đi thăm mô hình sản xuất lợn giống cụ kị, ông bà, hậu bị và lợn thịt tại hộ chăn nuôi gia đình ông Bùi Minh Họa ở Đảo Bầu, xã Mỹ Đức, huyện An Lão, TP. Hải Phòng.
Ông Bùi Minh Họa, chủ trại lợn Đảo Bầu, đã tưởng như không gượng dậy được sau dịch tả lợn châu Phi. Ông Họa cho biết, trước khi trang trại nhà ông bị dịch tả lợn châu Phi đã có tới gần 10.000 con lợn các loại, khi dịch đến đã làm ông thiệt hại nặng nề khi phải tiêu hủy tới 7.000 con lợn, trong đó có 400 con lợn giống, mất vài chục tỷ đồng, trong đó có những con lợn đực giống nhập từ Mỹ có giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
“Đúng lúc bị dịch, tôi được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường xuống thăm, động viên và đến bây giờ đã tái đàn được 500 con giống cụ kị, ông bà, 250 con nái hậu bị, 3.500 con lợn thịt. Dự kiến, tới tháng 9 này, trang trại sẽ khai thác ổn định 750 nái, đến cuối năm là 950 con và 7.000 con lợn thịt”- ông Họa nói.
Video đang HOT
Ông Buif Minh Họa trình bày với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến về kế hoạch tái đàn lợn thời gian tới.
Hiện mỗi tháng, đàn nái của ông Họa đẻ được hơn 1.000 lợn con. Cơ sở hiện cung cấp giống cho các gia trại, trang trại để bà con chăn nuôi trở lại. Trước đây chưa có dịch chúng tôi còn hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nhưng nay có dịch nên cơ sở chỉ bán trực tiếp tại trại.
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, ông Nguyễn Văn Tùng- Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết: “Đến hết tháng 6 năm nay, tổng số cơ sở chăn nuôi thực hiện tái đàn lợn trên địa bàn TP đạt 2.183 cơ sở với quy mô trên 117.000 con. TP cũng phải tiêu hủy 182.000 con lợn do dịch với khối lượng gần 9.800 tấn thịt”.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã biểu dương và đánh giá cao nỗ lực tái đàn lợn của hộ gia đình ông Bùi Minh Họa, Công ty Amavet- đơn vị phối hợp với ông Họa tái đàn lợn; cũng như nỗ lực của TP. Hải Phòng về công tác tái đàn lợn.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, chúng ta đã thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp như nhập khẩu thịt lợn và gần đây là nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tình thế. Về lâu dài vẫn phải là phát triển đàn lợn trong nước.
“Điểm mấu chốt hạt nhân phục vụ công tác tái đàn là đến nay đàn lợn giống gốc chúng ta giữ được đàn hạt nhân bao gồm 120.000 con lợn cụ kị, ông bà. Đàn lợn nái hậu bị hiện 2,8 triệu con và sẽ đáp ứng 11 triệu con vào quý 4 năm nay. Đây là điểm cốt lõi để khôi phục lại đàn lợn cả nước so với thời điểm trước khi dịch xảy ra”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hầu hết các đàn lợn giống đều nằm trong khu vực chăn nuôi lớn, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tái đàn cả trong các hợp tác xã và nông hộ nhỏ, các doanh nghiệp các trang trại lớn cần đẩy mạnh phát triển đàn lợn giống, bán lợn giống cho các nông hộ, ngoài ra cũng cần hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi sau khi thiệt hại nặng bởi dịch bệnh. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, công tác tái đàn, tăng đàn trên cả nước đang tiến triển tốt. Tới quý 4 năm nay, tổng đàn lợn sẽ tương đương so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi xảy ra.
Yêu cầu các đơn vị doanh nghiệp tập trung các nhóm giải pháp kỹ thuật để làm sao đảm bảo hệ số sinh sản của đàn lợn. Cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp bán lợn giống để đưa các hộ, trang trại quy mô vừa và nhỏ có điều kiện tiếp cận, chứ nếu chỉ có 1 phương thức như hiện nay là sinh sản ra con giống sau này nuôi đến lợn hậu bị thì như vậy bà con nông dân sẽ phải chi phí rất nhiều. Điều này sẽ khó đáp ứng nhanh ở khu vực tái đàn trên diện rộng”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tiền Giang khuyến khích tái đàn heo quy mô lớn
Ngày 18/5, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu, đã có buổi khảo sát và làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang về công tác tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Mẫn - Giám đốc Sở NNPTNT Tiền Giang cho biết, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nên đàn lợn của tỉnh giảm mạnh.
Ngành chức năng của tỉnh đã tiêu huỷ trên 167.000 con của 6.362 hộ. Kể từ ngày 21/4, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không còn xuất hiện bệnh DTLCP.
Đến nay, đàn lợn của tỉnh còn khoảng 325.000 con, bằng 59% so với cùng kỳ quý I/2019. Trong đó, đàn lợn nái giống sinh sản còn trên 18.000 con, nái hậu bị 20.000 con, lợn đực 455 con.
Cũng theo ông Mẫn, tính đến ngày 3/2/2020, tất cả các hộ chăn nuôi có lợn bị bệnh đều đã nhận được tiền hỗ trợ để khôi phục sản xuất.
Ngay khi thời điểm DTLCP cơ bản được khống chế, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện giám sát chặt chẽ việc tái đàn lợn.
Bộ NNPTNT kiểm tra công tác tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Theo đó, tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chăn nuôi áp dựng các biện pháp an toàn sinh học trước khi tái đàn.
Ngay khi có chủ trương tái đàn, 16 trang trại chăn nuôi gia công đã đăng ký và được kiểm tra đánh giá đảm bảo đủ điều kiện an toàn sinh học. Sau đó, đã tái đàn với số lượng 29.830 con, góp phần khôi phục tái đàn lợn của tỉnh.
Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang đánh giá công tác tái đàn hiện nay diễn ra khá hiệu quả, tại các trang trại chăn nuôi quy mô, kể cả các trại tư nhân thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Dự kiến đến cuối năm nay, tỉnh Tiền Giang sẽ khôi phục đàn lợn trong tỉnh về tương đương với trước khi xảy ra dịch bệnh.
Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, hiện nay, chăn nuôi lợn của Tiền Giang cũng như nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó, giá lợn đàn rất hấp dẫn người nuôi tái đàn. Chăn nuôi nhỏ lẻ thì rất khó thực hiện kiểm soát an toàn sinh học. Hiện tỉnh đang khuyến khích chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Năm nay, do tác động kép của DTLCP, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh Covid-19 nên tỉnh Tiền Giang đã chi hết ngân sách dự phòng của tỉnh.
Vì vậy, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT xem xét hỗ trợ 100% đề xuất phần kinh phí hỗ trợ còn lại của tỉnh (khoảng 194 tỷ đồng).
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, đối với vấn đề kinh phí hỗ trợ, đề nghị tỉnh Tiền Giang nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hồ sơ cần thiết để có kinh phí duy trì, khôi phục sản xuất.
Lãnh đạo tỉnh nghiên cứu có cơ chế chính sách về đất đai, tín dụng để khôi phục chăn nuôi lợn và nhất là đẩy mạnh chăn nuôi lợn có quy mô lớn phát triển.
Về phía các cơ quan ban ngành của Bộ NNPTNT, Thứ trưởng đề nghị Cục Chăn nuôi, Cục Thú y sớm tuyên truyền các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình phòng chống DTLCP hiệu quả đến các tỉnh, thành cả nước.
Hải Phòng thay đổi khu dân cư cần phong tỏa cách ly UBND TP Hải Phòng quyết định thay đổi khu vực dân cư cần phong tỏa cách ly sau khi bố của nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 và lái xe có kết quả âm tính. Chiều 7/3, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng có quyết định không phong tỏa cách ly y tế đối với thôn Phù Lưu, xã Phù...