Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta chọn tôm và cá tra
“Trình tự đã thay đổi, vì nước biển dâng, quy luật dòng chảy thay đổi, thượng nguồn thay đổi. Tuy nhiên vẫn trên môi trường là nước thì phải lựa chọn sản phẩm thích ứng với biến đổi mới. Thủy sản chính là sự lựa chọn hàng đầu và chúng ta chọn tôm và cá tra”, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu sáng nay trên nghị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình. (Ảnh: Đàm Duy).
Sáng ngày 1.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế – xã hội, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có phát biểu giải trình trước Quốc hội về vấn đề tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Bộ trưởng Cường cho biết: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu và thích ứng với môi trường. “Chúng ta hiện nay đang tiến hành tái cơ cấu nông nghiệp nên có nhiều áp lực, có nhiều điều kiện bắt buộc phải tập trung giải quyết. Trong đó nổi lên hai vấn đề, thứ nhất tính thích ứng với biến đổi khí hậu, thứ hai tính thích ứng với môi trường”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo Bộ trưởng Cường, sức sản xuất của nền nông nghiệp Việt Nam không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi 180 quốc gia, với 30 tỷ USD năm 2016, năm 2017 dự báo đạt 35 tỷ USD.
Vẫn theo Bộ trưởng NNVPTNN, trong hai năm vừa qua diễn biến của khí hậu cực đoan hơn, gay gắt hơn, có nhiều dị thường hơn so với kịch bản đã dự báo, đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho đời sống của người dân.
Video đang HOT
“Chính vì thế, phải coi đây là một nguyên tắc cơ bản để tái cơ cấu, kể cả quy mô ngành hàng quốc gia, ngành hàng vùng, ngành hàng địa phương”, Bộ trưởng Cường đánh giá.
Đối với cơ chế thị trường, theo Bộ trưởng Cường, sức sản xuất của nền nông nghiệp Việt Nam không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi 180 quốc gia, với 30 tỷ USD năm 2016, năm 2017 dự báo đạt 35 tỷ USD.
“Như vậy nếu chúng ta có một nền kinh tế mở với nền nông nghiệp thì cũng phải chấp nhận hàng hóa nông sản của nước ngoài đưa vào nước ta. Nếu chúng ta không tính toán kỹ, lựa chọn sản phẩm mang tính thế mạnh để phát triển với giá thành phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng thì sẽ không thể thắng được mà thua trên sân nhà”, Bộ trưởng lưu lý.
Từ phân tích trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định đây là hai nguyên tắc mang tính cơ bản trong tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay. “Chúng ta có làm được không? Phải khẳng định nếu tập trung quyết liệt chúng ta sẽ làm được”, ông nói.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, trong biến đổi khí hậu cũng tạo ra những dư địa mới nếu biết cách tận dụng sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp mang tính cạnh tranh. “Ví dụ, ở Đồng bằng sông Cửu Long trước đây chúng ta tập trung vựa nông sản theo trình tự lúa gạo – thủy sản- trái cây, nay chuyển trình tự sang thủy sản – trái cây – lúa gạo.
“Trình tự đã thay đổi, vì nước biển dâng, quy luật dòng chảy thay đổi, thượng nguồn thay đổi. Tuy nhiên vẫn trên môi trường là nước thì phải lựa chọn sản phẩm thích ứng với biến đổi mới, thủy sản chính là sự lựa chọn hàng đầu. Việc lựa chọn này có cơ sở, vì xu hướng của thị trường tốc độ tăng sản phẩm này khoảng 5-7 %/năm. Chúng ta lựa chọn hai con tôm và cá tra”, ông Cường khẳng định.
Riêng với con tôm, Bộ trưởng phân tích thêm: Trên thế giới có 7 tỷ người, chỉ cần mỗi người ăn 1 kg là đã hết 7 triệu tấn. Trong khi chúng ta hiện mới cung ứng được 5 triệu tấn, rõ ràng nhu cầu thị trường còn lớn..
Vẫn theo Bộ trưởng Cường, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng một ngành hàng này thành hàng chủ lực, đến năm 2025 phấn đấu trở thành ngành lớn với giá trị xuất khẩu từ 8 -10 tỷ USD.
“Ninh Thuận khô hạn nhưng có nơi nào táo, nho ngon bằng Ninh Thuận. Do đó có thể thấy dù có tác động của biến đổi khí hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách lựa chọn đúng đối tượng sản xuất thì vẫn thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo Danviet
Bộ trưởng yêu cầu lập đường dây nóng tố bơm thuốc an thần vào lợn
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đề nghị chỉ đạo các địa phương lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố tác hành vi vi phạm về tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ.
Bộ trưởng cho biết, ngày 28.9, Thanh tra Bộ NN&PTNT, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) cùng một số cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện số lượng lớn heo tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ ở một lò mổ tại TP.HCM. Mục đích hành vi trên là để cho thịt có màu sắc bắt mắt, đỏ tươi hơn bình thường, thịt sát da, ít mỡ, luôn tươi dẻo...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu lập đường dây nóng tố giác tiêm thuốc an thần vào heo. Ảnh: IT
Việc tiêm thuốc an thần ngay trước khi giết mổ là hành vi gian lận thương mại, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đồng thời lượng thuốc tồn dư trong thịt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Để chấm dứt hành vi tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW quan tâm chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền cho các cơ sở giết mổ và đối tượng liên quan về nguy cơ, tác hại của việc tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ; các chế tài xử lý khi phát hiện hành vi trên.
Thứ hai, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố tác hành vi vi phạm; tổ chức cho các cơ sở giết mổ ký cam kết không thực hiện việc tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ, công bố công khai các cơ sở giết mổ đã ký cam kết trên địa bàn.
Thứ ba, tăng cường trách nhiệm thực thi công vụ của cơ quan thú y trong việc giám sát hoạt động các lò mổ, kiểm soát giết mổ tại các lò mổ; Kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh các sản phẩm thuốc an thần dùng trong thú y.
Thứ tư, tổ chức các đoàn liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ có hành vi tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ, đồng thời thông báo cơ sở sai phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hoạt động thanh, kiểm tra đột xuất, liên ngành được thực hiện dựa trên việc thu thập và xử lý nguồn thông tin trinh sát của lực lượng Công an, các kênh tiếp nhận tố giác hành vi vi phạm tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ của các tổ chức, cá nhân.
Mặt khác, Chủ tịch Ủy ban nhân cáp các cấp trực tiếp chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành về an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo cấp xã... phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Theo Danviet
Bộ trưởng NNPTNT: Bến Tre lấy "hồn cốt" để tái cơ cấu nông nghiệp "Hồn cốt" của Bến Tre là cây dừa. Tuy nhiên, để xây dựng Bến Tre trở thành thủ phủ dừa của Việt Nam với công nghiệp chế biến dừa có giá trị tăng cao tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và châu Á, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học...