Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: ‘Cấp miễn phí cây giống cho miền Trung’
Các tỉnh miền Trung tập trung trồng rau màu và nuôi gia cầm để nhanh chóng tái thiết sản xuất.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu như trên trong cuộc họp bàn kế hoạch tái thiết sản xuất sau bão lũ miền Trung, chiều 17/11.
Theo ông Cường, thời gian Tết Nguyên đán thời gian không còn nhiều, trước mắt người dân nên chăn nuôi gia cầm để có thu nhập nhanh; đồng thời trồng rau ngắn ngày.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong cuộc họp chiều 17/11. Ảnh: Tất Định.
“Tôi đề nghị cấp phát miễn phí giống gia cầm, rau màu cho những nơi bị ngập sâu, thiệt hại nặng”, ông Cường nói và yêu cầu các đơn vị của Bộ tập trung nguồn lực, cử chuyên gia đến các địa phương hướng dẫn người dân tái sản xuất.
Bộ trưởng lưu ý các địa phương tập trung rà soát đánh giá hiện trạng diện tích trồng lúa bị ảnh hưởng, có biện pháp khắc phục, cải tạo đồng ruộng, khôi phục hệ thống thủy lợi để kịp thời đưa vào gieo trồng vụ đông xuân tới. Diện tích ruộng lúa bị vùi lấp do cát, đất, sỏi không thể khôi phục trồng lúa trở lại xem xét chuyển đổi cây trồng.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay, hiện nhu cầu cây, con giống mới của người dân rất lớn. Trận bão lũ lịch sử liên tục vừa qua đã làm chết 80.000 con lợn, 15.000 đại gia súc, 3,3 triệu con gia cầm và hàng chục nghìn hecta cây trồng.
Video đang HOT
Theo ông Tiến, để khôi phục sản xuất nông nghiệp, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; cùng với đó là 560.000 liều vắc xin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã huy động nguồn từ các tổ chức, đơn vị hỗ trợ cho người dân năm tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nhất tổng trị giá 150 tỷ đồng, với hơn 1,1 triệu con gia cầm giống, 300 tấn thức ăn chăn nuôi, 120 tấn hóa chất khử trùng.
Ngoài ra, 26 triệu con giống tôm và 70 tấn thức ăn; 13 tấn hạt giống; 20 tấn gạo cũng được chuyển tới hỗ trợ các địa phương. Bộ cũng cấp phát hỗ trợ cho các địa phương khu vực miền Trung 18 tấn giống ngô, 10,8 tấn hạt rau giống; 30.000 liều vaccine, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng.
Bão số 13 Vàm Cỏ hướng đi dị thường như bão Hải Yến năm 2013
Bão số 13 Vàm Cỏ đang hướng vào miền Trung được đánh giá là cơn bão mạnh, hướng đi dị thường và rất khó đoán định.
Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 13 Vàm Cỏ. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ chiều nay (12/11), bão số 13 Vamco đang ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 700km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.
Đến 13 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao từ 4-6m, vùng gần tâm bão 8-10m; biển động dữ dội.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.
Đến 13 giờ ngày 14/11, bão số 13 ở trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.
Đến 13 giờ ngày 15/11, bão Vamco ở ngay trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì cuộc họp ứng phó bão số 13.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, bão số 13 Vàm Cỏ là cơn bão lớn, đổ bộ cuối vụ và bị chi phối bởi nhiều tác nhân, trong đó có áp cao nhiệt đới nên rất khó đoán định.
Bão Vàm Cỏ có hướng đi dị thường như cơn bão Hải Yến năm 2013 gây thiệt hại lớn. Vì vậy, các địa phương phải có chiến lược ứng phó cho đúng với cơn bão này, không thể chủ quan về mặt dự báo, ứng phó, phạm vi ảnh hưởng.
Bộ trưởng Cường yêu cầu, trong thời gian tới kiên quyết không để tàu thuyền hoạt động trên biển, chú ý cả thuyền nhỏ ven bờ, lồng bè, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản. Đề phòng đê biển, các điểm sạt lở chạy dài toàn tuyến miền Trung có thể gặp nguy hiểm. Cần quan tâm đến các hồ chứa từ Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Đồng thời, yêu cầu các đơn vị bám sát dự báo, liên tục cập nhật để có chỉ đạo ứng phó. Các thành viên Ban chỉ đạo không chủ quan, chống tư tưởng mỏi mệt.
Bão Hải Yến (Haiyan) với sức gió cấp 16 là 1 trong 4 siêu bão mạnh nhất lịch sử thế giới. Vào đầu tháng 11/2013, bão Haiyan đã đổ bộ vào Philippines và gây ra thảm họa. Siêu bão này đã cướp đi sinh mạng khoảng 6.000 người, khiến hàng chục nghìn người bị thương và mất tích.
Sau khi gây ra thảm họa ở Philippines, cơn bão "hủy diệt" Haiyan vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 14 trong năm 2013. Khi vào Biển Đông, siêu bão Haiyan mạnh cấp 17 và di chuyển rất nhanh.
Trước những cảnh báo về sức tàn phá của siêu bão Hải Yến, nhiều tỉnh miền Trung đã lên phương án sơ tán dân. Nhưng sau đó, bão Hải Yến đột ngột thay đổi hướng di chuyển. Thay vì đi vào Thanh Hóa, bão Hải Yến đã đi lên phía Bắc, càn quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ bộ vào Hải Phòng- Quảng Ninh.
Bão Hải Yến khiến 13 người chết, 81 người bị thương.
Ba kịch bản hướng di chuyển bão Vamco Bão Vamco hướng đi rất phức tạp, nên các chuyên gia đã tính toán ba kịch bản về khu vực bão đổ bổ. Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết như trên trong cuộc họp ứng phó bão Vamco sáng 12/11 Theo ông, bão Vamco vào Biển Đông sáng nay với sức...