Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xin lỗi, nhận trách nhiệm về 4 vụ tai nạn đường sắt liên tiếp
Với vai trò “tư lệnh” ngành, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể xin chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước; xin lỗi gia đình các nạn nhân trong những vụ tai nạn đường sắt vừa qua.
Hiện trường vụ tàu hỏa tông xe “hổ vồ” khiến 6 toa và đầu tàu bay xuống ruộng khiến 11 người thương vong – Ảnh: Tuấn Minh
Chiều nay 28-5, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) triệu tập một cuộc họp khẩn để kiểm điểm và xem xét trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến 4 sự cố, tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt xảy ra liên tiếp trong 4 ngày qua ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, khiến 2 người chết, 11 người bị thương; thiệt hại lớn về tài sản.
Phát biểu mở đầu buổi họp khẩn, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng việc liên tiếp có sự cố tai nạn là cảnh báo nguy hiểm cho thấy tình hình giao thông đường sắt diễn biến phức tạp, đánh mạnh vào uy tín của ngành đường sắt, gây ra thương vong lớn.
Đề cập tới vụ 2 tàu hàng đấu đầu tại ga Núi Thành (Quảng Nam), người đứng đầu ngành giao thông đặt câu hỏi: “Tại sao để xảy ra tình trạng như vậy?” và nhấn mạnh rằng “chỉ có vận hành lơ là mới dẫn tới 2 đoàn tàu đâm nhau, gây thiệt hại lớn”.
“Trong một năm xảy ra vài vụ tai nạn đường sắt đã là nghiêm trọng, vậy mà 4 ngày xảy ra 4 vụ thì trách nhiệm của các đồng chí ở đâu?”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu câu hỏi, đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan giải trình, báo cáo: sai chỗ nào, trách nhiệm của cá nhân nào, trong đó xác định nguyên nhân nào là chủ quan, nguyên nhân nào khách quan, từ đó xem xét xem tổ chức cơ quan nào đang làm sai quy trình, quy trình có sai không. “Ai chịu trách nhiệm, giải pháp sắp tới làm gì?”.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
Giải trình về vấn đề này, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đưa ra một số nguyên nhân, đồng thời xin nhận trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật với Bộ trưởng Bộ GTVT.
Phát biểu kết luận cuộc họp kéo dài gần 3 giờ đồng hồ, người đứng đầu ngành giao thông thừa nhận hạ tầng giao thông rất yếu kém, công tác điều hành hoạt động vận tải đường sắt tồn tại nhiều hạn chế và đặc biệt trong mấy ngày qua, tình hình an toàn giao thông đường sắt diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn.
Với vai trò “tư lệnh” ngành, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể “xin chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước, xin lỗi gia đình các nạn nhân trong những vụ tai nạn đường sắt vừa qua; đồng thời xin nhận hoàn toàn trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo để xảy ra nhiều yếu kém trong thời gian qua”.
Video đang HOT
Đánh giá về những vụ tai nạn trong mấy ngày qua, ông Thể khẳng định việc này ảnh hưởng tới niềm tin với ngành giao thông nói chung, ngành đường sắt nói riêng; đa số các vụ tai nạn giao thông nguyên nhân do yếu tố chủ quan là chủ yếu. Trong đó, một vụ do cán bộ ngành đường sắt chủ quan, 2 vụ còn lại cũng do con người, do lái xe không tuân thủ quy định.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể giao Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông tổ chức rà soát và làm rõ về các vụ việc, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan, trong đó có trách nhiệm cụ thể của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có nhiệm vụ trực tiếp nhưng để xảy ra TNGT.
“Đình chỉ công tác những cá nhân, tập thể có liên quan trực tiếp đến các vụ TNGT vừa xảy ra và có hình thức xử lý kỷ luật đúng người, đúng vi phạm” – ông Thể kiên quyết.
Đối với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm nội bộ, làm rõ trách nhiệm từ Chủ tịch, Giám đốc, những cá nhân liên quan đến các vụ TNGT đường sắt.
Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh các vụ TNGT xảy ra có nguyên nhân chủ yếu là do con người, do yếu tố chủ quan. Vì vậy phải phân tích làm rõ, rà soát và có giải pháp giải quyết dứt điểm. Cùng đó, phải nghiên cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật vào vận hành, khai thác và vào hoạt động cứu hộ tai nạn.
“Nếu TNGT còn tiếp tục xảy ra thì không biết ngành đường sắt sẽ đi về đâu, uy tín của ngành đường sắt sẽ như thế nào. Chúng ta ăn lương nhà nước thì phải có trách nhiệm với người dân, đảm bảo ATGT cho người dân và tài sản của họ”- ông Thể bày tỏ.
Theo Văn Duẩn (Người lao động)
4 ngày 4 vụ tai nạn đường sắt: Trách nhiệm Bộ trưởng GTVT thế nào?
"Bộ trưởng GTVT cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng trước mắt Bộ trưởng phải xử lý người trong ngành mình, sau đó Thủ tướng cần phải phê bình và nhắc nhở vì đã để ra hậu quả về con người của cải. Việc xử lý này cũng phải được xảy ra ở mức độ hợp lý" - TS Nguyễn Xuân Thủy nói về trách nhiệm của cơ quan chức năng sau khi liên tiếp trong 4 ngày để xảy ra 4 vụ tai nạn
Phó Thủ tướng gửi công điện khẩn
Lịch sử của ngành Đường sắt hiếm khi xảy ra 4 vụ tai nạn nghiêm trọng (có vụ có thể gọi là thảm khốc) gây tê liệt hệ thống trong 4 ngày liên tiếp (từ 24-27.5) khiến 3 người chết, 11 người bị thương. Nghiêm trọng nhất là vụ tai nạn đường sắt thảm khốc vào rạng sáng ngày 24.5 vừa qua tại Thanh Hóa khiến 2 người chết, 8 người bị thương nặng.
Trong 4 ngày liên tiếp (từ 24-27.5) ngành đường sắt xảy ra 4 vụ tai nạn khiến 3 người chết, 11 người bị thương
Trước tình trạng trên, hôm nay (28.5) Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình (Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia) đã ra công điện yêu cầu các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an cùng Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua thực hiện các giải pháp cấp bách hạn chế tai nạn giao thông đường sắt.
Công điện chỉ rõ nguyên nhân trực tiếp của 3 trong 4 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên là do hành vi của tổ chức, cá nhân ngành đường sắt vi phạm quy trình tác nghiệp tại nơi giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, khi đón tàu, dồn tàu tại các ga; do đầu máy, toa xe không đảm bảo an toàn kĩ thuật phương tiện; 2 trong 4 vụ có liên quan đến hành vi điều khiển phương tiện đường bộ vi phạm quy định khi vượt qua giao cắt với đường sắt.
Đối với sự việc trên, ông Vũ Minh Anh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho rằng, hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra nguyên nhân các vụ tai nạn vừa qua.
Tổng công ty ĐSVN sẽ nghiên cứu, tổng hợp lấy lời khai các bên liên quan, mổ "hộp đen" tàu để lấy dữ liệu các camera xung quanh xác minh nguyên nhân tai nạn và sẽ công bố sau khi có kết quả.
Ông Minh chỉ ra rằng, mỗi vụ tai nạn xảy ra đều có nguyên nhân về điều kiện hạ tầng, thiết bị và ý thức con người tham gia giao thông cùng với sự vận hành của công nhân viên đường sắt. Có những vụ tai nạn tích hợp rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những lỗi do tác nghiệp.
Hiện, Tổng công ty ĐSVN đang cho rà soát lại tất cả các quy trình nhằm tìm giải pháp hạn chế những rủi ro do tác nghiệp tạo nên để tăng cường hệ thống giám sát, giảm quyền quyết định của chủ thể, hạn chế lỗi do chủ thể - nhân viên ngành đường sắt.
Lạc hậu và yếu kém
Trao đổi với PV Dân Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc NXB GTVT cho biết, Đường sắt của chúng ta được xây dựng ở cuối thế kỷ 19 do đó đã trở nên lạc hậu. Thứ nhất, trước đây đường sắt đi qua những khu vực hoang vắng, tuy nhiên hiện nay xã hội phát triển nên đi qua nhiều vùng dân cư đông đúc; nhiều nơi ở đô thị đã bị người dân chiếm dụng hành lang an toàn nên không gian rất chật;
Thứ hai, đường sắt của ta là đường khổ hẹp 1m và là đường đơn quá lạc hậu khi trên thế giới 90-95% là đường đôi do đó giảm năng suất và dễ xảy ra tai nạn; Thứ ba, về cơ sở vật chất như đường ray, đầu máy toa xe đều cũ...; Thứ tư, đường sắt hầu hết đi trên mặt đất nên phát sinh ra nhiều đường ngang dân sinh; Cuối cùng, việc quản lý đường sắt của chúng ta còn yếu kém cả về ý thức trách nhiệm và tinh thần kỷ luật. Do đó, việc xảy ra tai nạn là điều tất yếu.
TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT
Nguyên Giám đốc NXB GTVT cho rằng, để xảy ra những vụ tai nạn đường sắt liên tiếp những ngày qua có trách nhiệm của chính ngành đường đường sắt, đặc biệt là các nhân viên chắn gác, cảnh báo, thậm chí là của đội ngũ lái tàu.
TS Nguyễn Xuân Thủy phân tích: Đối với vụ tai nạn ở Thanh Hóa thì cần xem lại trách nhiệm người gác ghi gác đường ngang như thế nào; kiểm tra lại các tín hiệu tự động và hệ thống thông tin tín hiệu.
Đối với đoàn tàu chở đá, có thể do toa xe và đường sắt yếu, liên kết giữa đường ray và bánh xe không đúng quy định; hạ tầng yếu kém, không được duy tu kiểm tra trước khi tàu chạy? Đây là khuyết điểm của ngành đường sắt!
Còn việc hai đoàn tàu đâm nhau thì chắc chắn do điều hành kém, có thể do bẻ ghi, do điều hành tín hiệu làm việc vô trách nhiệm, không tập trung, không có kỷ luật, không có sự điều hành thống nhất. Do vậy hoàn toàn lỗi do ngành đường sắt.
Mới đây, ngày 24.5 Bộ trưởng Giao thông New Zealand Phil Twyford đã lên tiếng xin lỗi và viết đơn từ chức gửi Thủ tướng Jacinda Ardern.Lý do, ngày 17.5 ông Phil đã thực hiện cuộc gọi điện thoại di động dài 1 phút về văn phòng Bộ khi đang ở trên một chuyến bay. Khi đó máy bay chưa cất cánh nhưng vừa đóng cửa để chuẩn bị cất cánh và như vậy Bộ trưởng Giao thông Phil Twyford đã vi phạm quy định an toàn bay của hàng không dân dụng New Zealand.
"Tôi nói thật, đối với nước ngoài, khi để xảy ra liên tiếp các vụ tai nạn như thời gian qua thì người đầu ngành phải bị mất chức, phải bị xử lý ngay. Nếu là Bộ trưởng GTVT thì phải kiểm điểm, cách chức người đứng đầu ngành đường sắt; sau đó mới bàn đến việc xử lý những người trực tiếp để xảy ra hậu quả. Làm được như vậy thì những người sau làm việc mới có trách nhiệm. Chứ để xảy ra chuyện lớn như vậy mà trách nhiệm không thuộc về ai là không được. Không thể để tồn tại cách xử lý "dĩ hòa vi quý" mãi được" - TS Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, TS Nguyễn Xuân Thủy còn cho rằng: "Bộ trưởng GTVT cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng trước mắt Bộ trưởng phải xử lý người trong ngành mình, sau đó Thủ tướng cần phải phê bình và nhắc nhở vì đã để ra hậu quả về con người của cải. Việc xử lý này cũng phải được xảy ra ở mức độ hợp lý".
Trước đó, chia sẻ với báo giới khi nói về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Đường sắt Việt Nam, Bộ GTVT cho biết, ngành Đường sắt giao toàn bộ việc quản lý, khai thác cho Tổng công ty ĐSVN thực hiện. Còn Cục Đường sắt chủ yếu thực hiện chức năng thanh kiểm tra, ban hành các quy định pháp luật để đảm bảo an toàn.
Sau mỗi vụ tai nạn đường sắt, Cục đường sắt đều có văn bản yêu cầu Tổng công ty ĐSVN xem lại quy trình tác nghiệp của nhân viên. Đồng thời, Cục cũng thường xuyên thanh kiểm tra, nhắc nhở đơn vị này cũng như các địa phương có đường sắt đi qua phối hợp thực hiện các quy định về an toàn đường sắt.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại một số địa phương vẫn có trường hợp nhân viên đường sắt thực hiện chưa nghiêm quy định, sự quan tâm của địa phương cho ngành đường sắt chưa đúng mức.
Chiều 28.5, Bộ GTVT đã chính thức công bố nguyên nhân 4 vụ tai nạn. Cụ thể, về nguyên nhân khách qua: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt còn nhiều bất cập, giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ còn nhiều, đặc biệt là đường ngang tự mở bất hợp pháp, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa được giải tỏa dứt điểm.Hiện nay quá nhiều phương tiện có niên hạn sử dụng từ những năm 1960 - 1970 vẫn đang khai thác trên đường sắt; nguồn vốn đầu tư cho phương tiện đóng mới đầu máy, toa xe còn hạn hẹp.Ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận người tham gia giao thông còn kém, nhiều vi phạm còn diễn ra khá phổ biến, các giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ còn quá nhiều, tồn tại nhiều lối đi tự mở bất hợp pháp, các công trình vi phạm hành lang ATGT đường sắt chưa được giải tỏa dứt điểm, hệ thống đường gom, hàng rào hộ lan giữa đường sắt và đường bộ chạy dọc liền kề, hàng rào bảo vệ hành lang ATGT đường sắt chưa được đầu tư, xây dựng kịp thời.Nhiều địa phương chưa tổ chức triển khai cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn do không bố trí được nguồn kinh phí; nguồn vốn do nhà nước cấp hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đường ngang, xây dựng hàng rào đường gom, hàng rào hộ lan...; vốn đầu tư thiếu và giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến tiến độ thi công của một số công trình, dự án ATGT chậm, thậm chí dừng, giãn tiến độ dẫn đến việc bảo đảm TTATGTĐS gặp nhiều khó khăn.Về nguyên nhân chủ quan: Theo báo cáo của Tổng công ty ĐSVN, hiện nay vẫn còn tình trạng một số đơn vị, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn đường sắt; vẫn còn một số đơn vị đường sắt chưa chủ động tích cực trong công tác phối hợp với chính quyền địa phương về thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt về đảm bảo ATGT tại các vị trí giao cắt.Công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về chạy tàu bảo đảm ATGT đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, đặc biệt là đội ngũ lái tàu, trực ban chỉ huy chạy tàu, gác chắn đường ngang đôi khi còn hạn chế, chất lượng kiểm tra chưa đạt yêu cầu thực tiễn hiện trường.
Theo Danviet
Ngành đường sắt gặp khó vì 'tốc độ chậm, toa tàu cũ kỹ' Tàu chở khách ở Việt Nam có vận tốc trung bình khoảng 60 km mỗi giờ, còn tàu chở hàng hoá là 30 km. Sáng 14/8, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. Khẳng định ngành đường sắt với bề dày...