Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Sẽ dùng công nghệ để quản xe hợp đồng trá hình
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, tới đây hoạt động vận tải, nhất là “ xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng trá hình sẽ được xử lý nghiêm qua công nghệ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về ATGT 9 tháng đầu năm
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về ATGT với các địa phương được tổ chức vào chiều nay (16/10), Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT đang tập trung hoàn thiện sửa đổi Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt để có chế tài đủ mạnh xử lý vi phạm trật tự ATGT.
“Đến nay 26 Bộ, ngành đã thống nhất với nội dung Nghị định. Bộ GTVT đã tiếp thu và sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định trong năm nay”, Bộ trưởng nói.
Bộ GTVT đang chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu để tích hợp hệ thống công nghệ thông tin trên các tuyến quốc lộ. Bộ GTVT đã đưa vào Nghị định 46, Luật Giao thông đường bộ một số nội dung để xử phạt nguội, hình thành cơ sở dữ liệu để giám sát hoạt động trên tất cả các tuyến đường và xử lý nghiêm thông qua hệ thống camera giám sát.
“Khi Nghị định 46 và Luật Giao thông đường bộ được ban hành, hoạt động vận tải, nhất là “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng trá hình sẽ được quản lý và xử lý nghiêm minh qua hệ thống công nghệ. Bộ GTVT sẽ chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành để quản lý lái xe, hoạt động vận tải”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.
Video đang HOT
Liên quan đến thực hiện kết luận số 45 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 1 Chỉ thị 18/2012 của Ban Bí thư và Nghị định 86/2014 về điều kiện kinh doanh vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ tập trung ban hành thể chế, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và thực hiện.
Đối với đề nghị nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe, Bộ trưởng cho hay, hiện đã có 5 trung tâm đào tạo, sát hạch kết nối dữ liệu trực tuyến về Tổng cục Đường bộ VN để kiểm soát. Tới đây, toàn bộ các trung tâm trên cả nước sẽ được kết nối để kịp thời phát hiện ngay vi phạm.
“Bộ GTVT cũng sẽ tăng cường kiểm tra việc học lý thuyết và thực hành thông qua dấu vân tay để giám sát thời gian học của học viên. Đặc biệt, các phòng thi đều sẽ có hệ thống camera giám sát”, Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hiện tất cả các trạm đăng kiểm trên cả nước đã kết nối trực tuyến về Cục Đăng kiểm. Bộ GTVT sẽ phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường giám sát, xử nghiêm trung tâm đăng kiểm làm không đúng quy định, thậm chí Bộ GTVT đã tước giấy phép hành nghề một số trung tâm. Tới đây, Bộ sẽ xử lý mạnh để công tác kiểm định đảm bảo chất lượng.
“Bộ GTVT sẽ ưu tiên số một trong việc xử lý điểm đen tai nạn giao thông. Đến nay, đã có 73 điểm đen và hơn 100 điểm tiềm ẩn đã được xử lý. Các địa phương cần phối hợp với Bộ GTVT rà soát, bố trí vốn để xử lý dứt điểm các điểm đen TNGT. Bài học kinh nghiệm từ đèo Lò Xo và QL6, nhiều TNGT nghiêm trọng đã xảy ra, khi được xử lý, TNGT đã giảm rõ rệt”, Bộ trưởng nêu.
Theo GTVT
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn: Thanh tra, Công an sẽ làm rõ đúng sai
Trả lời chất vấn của ĐBQH về dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội vốn, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: Sắp tới con số này sẽ được Thanh tra vào cuộc kiểm toán, kiểm tra thậm chí là Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng vào cuộc để làm rõ vấn đề phát sinh đúng sai.
Nếu những đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh Vương Trần.
Sáng 5.6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể bắt đầu "đăng đàn" trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba về xử lý vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém...
Trong phiên chất vấn, nhiều đại biểu đã đặt các câu hỏi liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện nay đã hoàn thành 99%. Hiện nay, đang cố gắng kết thúc 1% còn lại để sớm đưa vào vận hành.
Lý giải về nguyên nhân đến nay dự án này đang còn chậm, ông Thể nói "thiết bị cung cấp 99%, các hạng mục cũng đã xong 99%, chỉ còn 1% hạng mục nhỏ xây lắp và đặc biệt là chứng minh được an toàn hệ thống".
Liên quan đến vấn đề tổng thầu, vị tư lệnh ngành này cho rằng thực hiện theo Hiệp định vay vốn giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó tổng thầu do Trung Quốc chỉ định chứ không phải thi tuyển hay lựa chọn.
"Quá trình thực hiện Bộ đánh giá tổng thầu này làm rất tốt nhưng vận hành đường sắt thì đang còn thiếu kinh nghiệm", lãnh đạo Bộ GTVT cho biết và lý giải rằng khi thi công đường sắt và vận hành là hai việc khác nhau. Do đó, tổng thầu còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình vận hành đường sắt.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh quochoi.vn
"Phía Bộ cũng đã làm việc với Đại sứ quán, các cơ quan Bộ Giao thông Trung Quốc để cải thiện tình hình nhằm đưa dự án vào vận hành", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói thêm.
Về ý kiến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.679 tỉ lên hơn 18.000 tỉ, Bộ trưởng Thể cho hay dự án này được phê duyệt từ năm 2009. Từ năm 2009 đến 2012 là những năm trượt giá, biến động lớn về kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, quá trình vận hành, triển khai, giải phóng mặt bằng cũng là yếu tố khiến dự án đội vốn.
"Sắp tới con số này sẽ được Thanh tra vào cuộc kiểm toán, kiểm tra, thậm chí là Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng vào cuộc để làm rõ vấn đề phát sinh đúng sai. Nếu những đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.
Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban quản lý dự án đường sắt cùng các đơn vị liên quan cố gắng sớm vận hành đường Cát Linh - Hà Đông. Sau khi vận hành sẽ tiến hành kiểm toán, quyết toán, xử lý các số liệu liên quan.
C.NGUYÊN - Đ.CHUNG -T.TRUNG
Theo Laodong
Đại biểu Quốc hội : Dân có phải trả tiền oan cho 222 năm thu phí của 61 dự án BOT không? Đại biểu Bùi Văn Phương nêu chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể : "Dân có phải "trả tiền oan" cho 222 năm thu phí ở 61 dự án BOT không?". Sáng 5/6, chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nhắc tới kết quả kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán...