Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói gì về đề xuất bật đèn xe cả ngày, cấm vượt đèn xanh khi ùn tắc?
Liên quan đến nhiều quy định mới của dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xây dựng đang gây tranh cãi trong dư luận xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu cần nghiên cứu làm rõ hơn, định nghĩa rõ hơn để người tham gia giao thông hiểu và dễ dàng chấp hành.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa chủ trì cuộc họp về việc tiếp thu ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Liên quan đến nhiều quy định mới của dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đang gây tranh cãi trong dư luận xã hội như quy định không được vượt đèn xanh khi nút giao có ùn tắc, xung đột giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh cần nghiên cứu làm rõ hơn, định nghĩa rõ hơn các tình huống để nhân dân hiểu, dễ dàng chấp hành; nghiên cứu đồng bộ với các giải pháp công nghệ để điều hành, tổ chức giao thông đảm bảo khách quan, tiện lợi.
Về đề xuất bật đèn nhận diện ban ngày, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, hiện nay, hầu hết các nước tiên tiến đã áp dụng và ngay trong các nước Đông Nam Á cũng đã quy định hoặc đưa vào Luật. Hiện chỉ còn 4 nước bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Đây là biện pháp nhằm tăng cường tính phát hiện phương tiện khi đi đối diện hoặc tại các vị trí khuất tầm nhìn; hiệu quả của giải pháp này đã được chứng minh trên cơ sở khoa học.
“Tuy nhiên, cần nghiên cứu, giải thích rõ với nhân dân về việc đèn nhận diện ban ngày tránh tình trạng người dân hiểu là đèn pha, cốt như hiện nay. Đây là cơ sở pháp lý để các nhà sản xuất, đơn vị lắp ráp, nhập khẩu mô tô, xe gắn máy phải đưa vào tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Video đang HOT
Người đứng đầu Bộ GTVT cũng chỉ đạo tuyệt đối phải cắt giảm các thủ tục hành chính làm phát sinh các “giấy phép con” không cần thiết. Đảm bảo việc thuận tiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên nguyên tắc an toàn, trách nhiệm, cung ứng dịch vụ vận tải tiện ích, chất lượng cho người dân.
Về việc xe đưa đón trẻ em, học sinh, Bộ trưởng Thể yêu cầu phải nghiên cứu các quy định, mô hình, tiêu chuẩn của các nước tiên tiến, văn minh. Có lộ trình áp dụng phù hợp, trên nguyên tắc phải ưu tiên hàng đầu việc tạo ra môi trường giao thông an toàn cho trẻ em.
Đối với quy định lái xe kinh doanh vận tải phải có chứng chỉ, Bộ trưởng yêu cầu xem xét tính cần thiết, có thể quy định theo hướng sau khi được cấp giấy phép lái xe, người đó muốn lái xe kinh doanh vận tải phải có thời gian lái xe liên tục trong 5 năm.
Đối với quy định gắn camera trên xe kinh doanh vận tải, Bộ trưởng cho rằng, không cần phân biệt xe vận tải nội bộ, đã là xe kinh doanh vận tải vận chuyển hành khách, hàng hóa đều phải gắn camaera để kiểm soát, đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu bỏ những quy định không hợp lý như chứng chỉ của người điều hành vận tải để tạo thuận tiện cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn văn Thể yêu cầu cần mang tinh thần của Nghị định 100 vào soạn thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để tạo được sự đồng thuận của xã hội.
Đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Cửa Hội
Ngày 6/2, đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các đơn vị thi công gấp rút hoàn thành Dự án xây dựng cầu Cửa Hội. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Báo cáo của Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, có tổng chiều dài cầu và tuyến là 5,271 km. Đường dẫn phía tỉnh Nghệ An dài 0,4 km, phía tỉnh Hà Tĩnh dài 3,1 km. Tuyến chính thiết kế theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng; hai bên tuyến đoạn đông dân cư có bố trí đường gom dân sinh.
Dự án được khởi công vào ngày 15/2/2019 với tiến độ thi công là 18 tháng. Đến nay, giá trị khối lượng thực hiện đạt khoảng 435 tỷ đồng trong tổng số 798 tỷ đồng, đạt 55% tổng giá trị xây dựng.
Dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 450 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 500 tỷ đồng (tỉnh Nghệ An cam kết bố trí 250 tỷ đồng, tỉnh Hà Tĩnh 250 tỷ đồng).
Ban Quản lý dự án 6 cũng cho biết, khó khăn nhất hiện nay đối với dự án là nguồn vốn ngân sách của tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh bố trí cho dự án. Tỉnh Nghệ An năm 2019 đã không bố trí được vốn như cam kết; năm 2020, tỉnh đã bố trí 25 tỷ đồng. Còn tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 mới bố trí được 30 tỷ đồng, trong khi kế hoạch là 117 tỷ đồng; năm 2020, tỉnh này cũng chưa có kế hoạch bố trí vốn. Hiện nay, Ban Quản lý dự án 6 đang nợ thanh toán khối lượng hoàn thành cho các đơn vị thực khoảng 150 tỷ đồng do nguồn vốn xây lắp của các địa phương chưa được bố trí theo đúng kế hoạch, cam kết.
Một số hạng mục xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua Sông Lam nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Ông Hoàng Phú Hiền, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho hay, về giải phóng mặt bằng, tỉnh Nghệ An đã bàn giao khoảng 95% mặt bằng cho nhà thầu. Phần giải phóng mặt bằng 5% còn lại đang vướng đất và tài sản trên đất của 2 hộ dân, 1 cây xăng dầu và một số công trình hạ tầng kỹ thuật như đường điện cao thế, đường nước, cáp viễn thông.
Xác định đây là công trình quan trọng chào mừng Đại hội Đảng các cấp, ngay từ đầu tỉnh Nghệ An đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị thi công để đảm bảo an ninh trật tự cũng như đôn đốc phối hợp đẩy nhanh tiến độ thi công; trong đó, có việc phối hợp chỉ đạo để bố trí nguồn vốn trong cam kết và từ nay đến tháng 6/2020 tỉnh sẽ cố gắng bố trí đủ vốn như cam kết để đảm bảo tiến độ.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, phía tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản bàn giao hết mặt bằng cho nhà thầu, chỉ còn vướng một hộ dân chưa di dời nhà cửa.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể tặng quà động viên cán bộ, công nhân đơn vị thi công Dự án xây dựng cầu Cửa Hội. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Sau khi nghe Ban Quản lý dự án 6, lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh báo cáo về tình hình thực hiện dự án và tiến hành kiểm tra thực tế tại công trường, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đối với dự án này công việc sắp tới còn rất nhiều, đòi hỏi các đơn vị phải nỗ lực cao hơn nữa mới đảm bảo hoàn thành được tiến độ đề ra.
Bộ trưởng đề nghị Ban Quản lý dự án 6 cùng các đơn vị thi công và các địa phương phải phối hợp chặt chẽ, nỗ lực tích cực thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoàn thành dự án trong dịp 2/9/2020.
Trước đó, cũng trong sáng 6/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu Di tích lịch sử Truông Bồn ở xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An.
Theo Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Sớm nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc qua Đắk Nông UBND tỉnh Đắk Nông kiến nghị với Bộ GTVT nhiều vấn đề để phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có đề nghị xây dựng cao tốc dài 110km. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại cuộc làm việc Kiến nghị gỡ nút thắt giao thông Chiều 20/12, tại trụ sở UBND tỉnh Đắk Nông, Bộ trưởng Bộ GTVT...