Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Nếu không sửa chữa kịp thời quốc lộ 5 thì sẽ dừng thu phí
Chiều 13/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương về quản lý, phát triển giao thông vận tải, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ đoạn qua tỉnh Hải Dương.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, tỉnh Hải Dương đã kiến nghị được đầu tư một số dự án để phát triển giao thông vận tải trên địa bàn như: Cải tạo nâng cấp quốc lộ 37 (đoạn từ Km23 200 đến Km47 888 và đoạn từ Km77 850 đến Km93 839) bởi tuyến đường này quá nhỏ hẹp, lưu lượng xe lớn, thường xuyên ùn tắc; nâng cấp, sửa chữa quốc lộ 17B đoạn từ huyện Kim Thành; xây dựng đường gom đường sắt đoạn qua huyện Kim Thành; xây dựng cầu Bình mới; nút giao thông lập thể tại điểm đầu phía Tây thành phố Hải Dương giao với quốc lộ 5…
Để đảm bảo an toàn giao thông, tỉnh đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các nhà đầu tư BOT làm tốt việc quản lý, bảo trì đường bộ, sửa chữa kịp thời các hư hỏng hạ tầng.
Đối với quốc lộ 5, Hải Dương kiến nghị thay thể dải phân cách giữa bằng bê tông xi măng, lắp phản quang, chống chói, xây dựng thêm cầu vượt dân sinh; giảm phí cho xe container khi đi vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; tiếp tục xây dựng nút giao liên thông giữa cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với các đường tỉnh 392 và 390.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển, Bộ Giao thông Vận tải cần siết chặt quản lý quốc lộ 5, giám sát việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này của Vidifi để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.
Ông Nguyễn Mạnh Hiển chỉ rõ, việc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (Vidifi) không sửa chữa các hư hỏng, xuống cấp của tuyến quốc lộ 5 cũng như các khu công nghiệp trên địa bàn làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng đề nghị phân rõ trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, Vidifi, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra nhiều vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như hiện nay.
Người đứng đầu chính quyền các địa phương dọc quốc lộ 5 phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các vi phạm mới về an toàn hành lang giao thông, phát sinh các đường ngang, lối mở – ông Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (thứ 2 từ phải sang) cùng với lãnh đạo tỉnh Hải Dương kiểm tra thực tế nút giao thông phía Tây thành phố Hải Dương.
Tại buổi làm việc, đại diện Vidifi khẳng định sẽ tập trung sửa chữa ngay các điểm mất an toàn giao thông trên quốc lộ 5; đồng thời, đề nghị cơ quan chức năng điều chỉnh tốc độ, phân luồng, phân tuyến vào giờ cao điểm cho các phương tiện khi tham giao lưu thông trên tuyến.
Ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các vụ, tổng cục rà soát lại văn bản quy phạm pháp luật để có những sửa đổi phù hợp với thực tế để trình Chính phủ, Quốc hội ban hành trong thời gian tới.
Đối với kiến nghị về đầu tư, xây dựng, nâng cấp những đoạn đường xuống cấp của các quốc lộ 37, 17B, nút giao thông lập thể, cầu Bình…, Bộ trưởng giao cơ quan chức năng của Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với tỉnh Hải Dương để hoàn thiện thủ tục pháp lý, ghi vốn và sớm triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp theo đúng quy định của pháp luật trong thời gian tới khi có kinh phí.
Đặc biệt, với quốc lộ 5 – tuyến đường huyết mạch trong vận tải hàng hóa, giao thương kinh tế giữa các địa phương Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục đường bộ, Vidifi khẩn trương xem xét toàn diện các bất cập và sớm có giải pháp khắc phục. Nếu mặt đường của quốc lộ 5 hư hỏng, không được sửa chữa kịp thời thì sẽ dừng thu phí – Bộ trưởng khẳng định.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Vidifi phải dành mọi nguồn lực để sửa chữa hạ tầng của quốc lộ 5 như: hệ thống biển báo, vạch sơn, gờ giảm tốc, thiết bị phản quang và phải làm đồng bộ trên toàn tuyến. Dù khó khăn cũng phải làm vì tính mạng của con người là quan trọng nhất – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vidifi phải khẩn trương phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Giao thông Vận tải, chính quyền địa phương, nghiên cứu và lập hồ sơ để sớm tìm nguồn vốn thực hiện các tuyến đường gom, lắp hộ lan mềm cho khu vực đông dân cư.
Tổng cục đường bộ nghiên cứu lắp các biển hạn chế tốc độ và đặc biệt hạn chế tối đa tốc độ hoặc cấm lưu thông vào giờ cao điểm đối với xe trọng tải lớn, xe container trên quốc lộ 5; phối hợp với Vidifi tính toán việc giảm phí để thu hút xe trọng tải lớn, xe container đi vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; nghiên cứu tiếp tục triển khai xây dựng các nút giao vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vận tải hàng hóa.
Ông Lê Quý Tiệp – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cho biết, từ đầu năm 2019 đến ngày 20/7, tỉnh Hải Dương đã xảy ra 141 vụ tai nạn giao thông làm chết 126 người, làm bị thương 62 người, so với cùng kỳ số vụ tai nạn giao thông tăng 11 vụ (tăng 8,5%), tăng 6 người chết (tăng 5%) và giảm 9 người bị thương (giảm 13%).
Theo Tin, ảnh: Mạnh Tú (TTXVN)
Xe quá tải gây bức xúc, trách nhiệm của Bộ Giao thông ra sao?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận, tình trạng xe quá tải vẫn diễn ra ở một số địa phương, nhất là các tuyến đường nông thôn, huyện, tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 5/6. (Ảnh: TTXVN)
Nhiều tuyến đường mới đầu tư nhưng đã xuống cấp vì nạn xe quá tải, quá khổ đang gây lãng phí và bức xúc với người dân. Trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải trong vấn đề trên là gì?
Đó là câu hỏi được một số đại biểu Quốc hội gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong phiên chất vấn sáng 5/6.
Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Trả lời về câu hỏi xe quá khổ, quá tải làm hư hại đường xá của đại biểu Mai Thị Thúy, đoàn Tuyên Quang, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, vấn đề trên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Theo ông, Bộ Giao thông Vận tải có các đơn vị đăng ký đăng kiểm. Theo đó, khi đăng kiểm, tất cả các loại xe phải đảm bảo đúng quy trình, kích thước, hình ảnh như hồ sơ.
Tuy nhiên, thực tế là sau đăng ký, đăng kiểm, một số chủ phương tiện dùng hộp, thùng cơi nới thành các loại xe quá khổ, quá tải.
"Việc này xảy ra sau đăng ký đăng kiểm và thực hiện ở địa phương nên bộ đã chỉ đạo các đơn vị thanh tra giao thông phối hợp cùng địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm," Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Theo Bộ trưởng, hiện các trung tâm đăng kiểm đã được kết nối với Cục Đăng kiểm Việt Nam để cơ quan chức năng giám sát toàn bộ quy trình.
Phía bộ cũng khẳng định sẽ tăng cường giám sát xử lý nghiêm tình trạng vi phạm đăng kiểm. Ông Thể cho hay, vừa qua, đơn vị này đã rút giấy phép 1 trung tâm ở Bắc Giang do vi phạm.
Ông Thể cũng thừa nhận, tình trạng xe quá tải vẫn diễn ra ở một số địa phương, nhất là các tuyến đường nông thôn, huyện, tỉnh.
"Xe quá tải không dám lưu thông trên quốc lộ vì có nhiều lực lượng kiểm tra," người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải cho hay.
Cũng theo ông Thể, thời gian tới, ngành giao thông sẽ cùng chính quyền địa phương, lực lượng các cấp tăng cường kiểm tra.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Đề xuất thêm kinh phí cho nhiều dự án
Một nội dung khác được đại biểu quan tâm là thời gian qua, nhiều dự án lớn chuẩn bị được triển khai như cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của nhiều vùng như Đồng bằng sông Cửu Long hay các khu vực miền núi còn khó khăn. Trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải là gì?
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực trung du phía Bắc có chất lượng hạ tầng còn kém.
Ông giải thích, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được bố trí vốn tương đương với các vùng khác nhưng tại đây suất đầu tư rất cao. Vùng này đất yếu nên khi làm đường, cầu, cơ quan thi công phải thực hiện gia cố, gây tốn kém, tăng chi phí.
Ngoài ra, đây là những khu vực không có sẵn nguồn vật liệu xây dựng như đá, sắt, thép nên các đơn vị phải vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác tới.
Tương tự, tại khu vực miền núi phía Bắc, việc vận chuyển nguyên vật liệu tới các địa bàn thường phải đi đường bộ với quãng đường xa, tốn kém...
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ tham mưu với Chính phủ, Quốc hội để quan tâm bố trí thêm kinh phí cho các công trình, dự án tại các khu vực trên./.
Theo Nhóm PV (Vietnam )
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể 'thị sát' học sinh đội mũ bảo hiểm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đi kiểm tra triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động, nâng cao hiệu quả đội mũ bảo hiểm trẻ em. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể tuyên truyền, vận động, nâng cao hiệu quả đội mũ bảo hiểm đối với học sinh. Thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày...