Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bất ngờ “xin lỗi và nhận trách nhiệm”
Tại cuộc họp bất thường về tình hình an toàn giao thông (ATGT) đường sắt sau khi liên tiếp xảy ra sự cố, tai nạn, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã lên tiếng xin lỗi các nạn nhân, gia đình các nạn nhân và xin chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước.
Cuối giờ chiều ngày 28.5, sau khi nghe báo cáo tình hình và kiểm điểm sau tai nạn từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam và các đơn vị chuyên ngành trực thuộc Bộ GTVT tại cuộc họp bất thường kiểm điểm và xem xét trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến những vụ TNGT đường sắt xảy ra liên tiếp, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã lên tiếng xin lỗi và nhận trách nhiệm vì đã để xảy ra các vụ TNGT đường sắt trong những ngày qua.
Trong 4 ngày liên tiếp (từ 24-27.5) ngành đường sắt xảy ra 4 vụ tai nạn khiến 3 người chết, 11 người bị thương
“Với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý ngành GTVT, tôi xin lỗi các nạn nhân và gia đình nạn nhân trong các vụ TNGT đường sắt đã xảy ra. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước và xin nhận hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo để xảy ra nhiều yếu kém trong thời gian qua” – Bộ trưởng Thể nói.
Nhìn nhận về những vụ tai nạn trong mấy ngày qua, Bộ trưởng GTVT cho rằng, báo cáo của ngành đường sắt về nguyên nhân các vụ việc chưa thoả đáng. Như vụ tai nạn ở Thanh Hoá “đúng là vi phạm nhưng nguyên nhân vì sao, cần xem nhân viên đường sắt có ngủ quên không, có lơ là không, chứ vi phạm là rõ rồi”.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, việc để xảy ra liên tiếp sự số, tai nạn những ngày vừa qua ảnh hưởng tới niềm tin với ngành giao thông nói chung, ngành đường sắt nói riêng.
Trong các vụ tai nạn giao thông vừa qua có yếu tố chủ quan và do con người là chủ yếu. Vì vậy cần phải phân tích rõ, rà soát và có giải pháp giải quyết dứt điểm.
“Nếu TNGT còn tiếp tục xảy ra thì không biết ngành đường sắt sẽ đi về đâu, uy tín của ngành đường sắt sẽ như thế nào… Chúng ta ăn lương Nhà nước thì phải có trách nhiệm với người dân, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân và tài sản của họ” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bày tỏ.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
Video đang HOT
Bên cạnh yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan như hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt còn nhiều bất cập, giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ còn nhiều, đặc biệt là đường ngang tự mở bất hợp pháp, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa được giải tỏa dứt điểm cũng được lãnh đạo ngành GTVT chỉ rõ.
Tại cuộc họp, người đứng đầu ngành GTVT giao Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì tổ chức tổng kiểm tra rà soát xem xét trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Trong đó có trách nhiệm cụ thể của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có nhiệm vụ trực tiếp nhưng để xảy ra TNGT.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu cho những người liên quan tới các vụ tai nạn tạm đình chỉ công tác để ổn định tâm lý, để làm việc với cơ quan chức năng, để có thời gian suy ngẫm lại trách nhiệm của mình.
Đối với Tổng công ty Đường sắt, Bộ trưởng GTVT yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm nội bộ từ Chủ tịch Hội đồng thành viên tới các nhân viên, nghiêm túc rà soát kiểm tra phân tích cho rõ.
Tổ chức họp trực tuyến với các tỉnh về tình hình an toàn giao thông và chỉ đạo Tổng cục Đường bộ trong năm nay phải làm gờ giảm tốc ở các đường ngang với kinh phí từ Quỹ bảo trì Đường bộ.
Đối với Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng GTVT yêu cầu Cục trưởng Cục Đường sắt chỉ đạo 60 thanh tra “không ở chung với nhân viên đường sắt” để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ thanh tra của mình.
Ngoài ra, lãnh đạo bộ cũng chỉ đạo xem xét lại vấn đề lương chế độ của lực lượng gác chắn, tuần đường.
Theo Danviet
Ngành đường sắt vật lộn 'giữ chân' công nhân trước làn sóng bỏ việc
Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt VN bày tỏ "rất băn khoăn, trăn trở" về thu nhập của công nhân gác chắn, duy tu, phục vụ trên tàu.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Tổng công ty Đường sắt có 130 người chấm dứt hợp đồng lao động trước một tháng đến 12 tháng khi đủ tuổi nghỉ hưu; 52 người khác tự chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Tổng công ty Đường sắt đã chi trả hơn 13 tỷ đồng trợ cấp thôi việc trong 6 tháng, trong khi đó, chi trả cả năm 2016 cùng khoản này chỉ là 16 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quốc Vượng - Giám đốc Công ty đường sắt Hà Hải, đơn vị quản lý hạ tầng đường sắt qua nội đô Hà Nội và các tuyến đi Hải Phòng, Lạng Sơn, cho hay từ đầu năm 2016 đến nay đơn vị đã có 139 lao động xin nghỉ việc và một số người xin tạm hoãn hợp đồng, nhưng "khi tạm hoãn thì không ai quay lại làm việc"; hiện đơn vị đang thiếu hơn 20 lao động.
Phần lớn lao động nghỉ việc là người trẻ, đã làm việc ở đơn vị trong khoảng bảy năm trở lại đây, gồm công nhân duy tu, gác chắn đường ngang ở các khu vực Hà Nội, Gia Lâm, Yên Viên, Giáp Bát, Văn Điển, Lạc Đạo...
Tiếp viên trên tàu thu nhập được 5-6 triệu mỗi tháng. Ảnh minh họa: Bá Đô.
"Nguyên nhân lao động bỏ việc chủ yếu do thu nhập chưa cao, công việc nặng nhọc. Công nhân duy tu đường phải dùng sức lao động như bê tà vẹt, bê đá... Ngoài ra, nhiều người còn lo ngại giảm quyền lợi do doanh nghiệp đã cổ phần hóa", ông Vượng nói.
Năm 2015, Công ty đường sắt Hà Hải có thu nhập bình quân đầu người là 5,6 triệu đồng mỗi tháng; năm 2016 là 6 triệu đồng; năm 2017 dự kiến là 6,7 triệu đồng. "Mặc dù thu nhập bình quân cao năm sau cao hơn năm trước song so với xã hội còn thấp. Trừ phần đóng góp cho nhà nước thì lao động nhận về được ít hơn, nên họ cần mức lương tăng lên 7-8 triệu đồng", ông Vượng nói.
Để giải quyết lao động thiếu hụt do nghỉ việc nhiều ở địa bàn Hà Nội, Công ty đường sắt Hà Hải đã phải điều chuyển nhiều lao động duy tu, gác chắn từ Hải Dương, Thái Nguyên về Thủ đô; công nhân điều chuyển được tăng phụ cấp, công tác phí. Tuy nhiên, ông Vượng cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế, về dài hạn là phải tuyển dụng đủ lao động, song "từ đầu năm hầu như chưa tuyển được thêm người do lương thấp".
Từ 1/10, Công ty sẽ tăng thu cho lao động từ 200.000 đến 300.000 đồng mỗi người một tháng dựa vào các nguồn thu nhập từ việc duy tu, bảo trì ngoài ngành. "Chúng tôi đề nghị Nhà nước tăng đơn giá tiền lương để thu nhập của lao động tăng cao hơn", ông Vượng nói.
Ông Đoàn Duy Hoạch - Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, cho biết lượng trong sáu tháng đầu năm, thu nhập bình quân mỗi tháng của khối vận tải và khối kết cấu hạ tầng là 6,6 triệu đồng mỗi tháng.
Theo ông Hoạch, lao động tuần đường, gác chắn được coi là vất vả song do đặc thù công việc là chức danh lao động hưởng lương theo bậc thợ, không có năng suất lao động nên không có cơ sở để nâng lương so với mức lương cơ bản. Số lao động này chỉ có thể tăng lương khi doanh nghiệp có thêm lợi nhuận.
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN. Ảnh: Đ.Loan
Mỗi năm, Tổng công ty đường sắt được đầu tư trên 2.000 tỷ đồng cho việc bảo trì hạ tầng đường sắt, thông qua việc giao đơn giá sản phẩm duy tu bảo trì do Bộ Giao thông duyệt. Phần chi phí trả lương cho người lao động đã được tính toán trong đơn giá đó.
"Lãnh đạo Tổng công ty rất băn khoăn, trăn trở về mức thu nhập của công nhân, nhất là công nhân gác chắn, duy tu, phục vụ trên tàu. Chúng tôi đang nỗ lực đổi mới chất lượng dịch vụ, tăng sản lượng để tăng doanh thu, từ đó mới tăng thu nhập cho anh em", ông Hoạch nói.
Theo Tổng công ty Đường sắt, thu nhập bình quân của công nhân khối hạ tầng đường sắt là 6,6 triệu đồng. Ảnh minh họa: Đ.Loan.
Tổng công ty đường sắt cũng đã kiến nghị với Nhà nước nâng mức đầu tư từ ngân sách cho bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt lên 1,3 lần mức hàng năm, bắt đầu từ năm 2018, qua đó để đảm bảo chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt và có cơ hội tăng việc làm cho các đơn vị bảo trì, tăng thu nhập cho người lao động.
Với lực lượng tuần đường gác chắn, Tổng công ty kiến nghị Bộ Lao động áp dụng chế độ tiền lương tương tự với của nhân viên gác đèn biển ở lĩnh vực bảo đảm hàng hải.
Trước mắt, để đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường, an toàn trong thời điểm thiếu lao động, Tổng công ty đã chỉ đạo doanh nghiệp thành viên có giải pháp đảm bảo các vị trí làm việc theo ban kíp phải bố trí đầy đủ; đồng thời tăng cường kiểm tra an toàn tại các vị trí liên quan đến chạy tàu.
Các đơn vị cũng thực hiện việc điều chuyển công nhân duy tu đã được đào tạo nghiệp vụ gác chắn, chuyển sang hỗ trợ gác chắn tại các điểm đang thiếu nhân lực.
Đoàn Loan
Theo VNE
Liên tiếp tai nạn đường sắt: Bộ trưởng Giao thông xin lỗi và nhận trách nhiệm! Với tư cách người đứng đầu ngành giao thông vận tải (GTVT), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã lên tiếng xin lỗi các nạn nhân, gia đình nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông đường sắt (TNGT) xảy ra những ngày qua. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng xin chịu mọi hình thức kỷ luật từ Đảng và Nhà nước. Chiều...