Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Trọng án liên tiếp cho thấy tình hình phức tạp
Thông tin về những vấn đề Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ tháng 7, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên lưu ý, liên tiếp các vụ trọng án, án ma tuý lớn xảy ra trong tháng, dù đều phá được nhưng cũng thể hiện sự phức tạp của tình hình xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khái quát, trong phiên họp, Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm nhìn chung vẫn có chuyển biến tích cực.
Nói về vấn đề thời sự nhất hiện nay – khắc phục hậu quả đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Chính phủ chia sẻ nỗi đau buồn về những hậu quả nặng nề Quảng Ninh phải gánh chịu. Theo thống kê chưa đầy đủ đến thời điểm này có 17 người chết, 6 người hiện còn mất tích. Tổng thiệt hại đến thời điểm này là khoảng 1.500 tỷ đồng.
Chính phủ đã trao đổi chặt chẽ với địa phương, các bộ ngành, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương suốt những ngày qua để hỗ trợ Quảng Ninh. Hiện tại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang trực tiếp ở Quảng Ninh để chỉ đạo giải quyết hậu quả.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, đây là một nội dung cụ thể được tập trung bàn trong phiên họp này của Chính phủ. Việc trước mắt là tập trung khắc phục hậu quả, còn sau đó sẽ đánh giá nguyên nhân cụ thể vì đâu mưa lũ để lại hậu quả nặng nề đến vậy.
Vụ thảm án xảy ra tại Bình Phước, cả gia đình 6 người mất mạng, chỉ một bé gái 18 tháng tuổi may mắn thoát nạn.
Liên quan đến lĩnh vực xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Chính phủ đề cập việc nhiều vụ án hình sự, ma tuý lớn phát sinh trong tháng 7 là đặc biệt nghiêm trọng, dù đã được điều tra, khám phá, tránh gây hoang mang trong xã hội nhưng trọng án liên tiếp xảy ra cũng cho thấy tình hình đời sống xã hội đặc biệt phức tạp. Các ngành chức năng đang nỗ lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ để mang lại diễn biến khả quan hơn.
Về lĩnh vực kinh tế, Người phát ngôn Chính phủ cho biết có nhiều dấu hiệu vui, tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, công nghiệp tăng cao nhất, đặc biệt là công nghệ chế tạo với tỷ lệ tăng hơn 10%.
Chỉ số giá tiêu dùng có thấp hơn nhiều năm nhưng đánh giá sức mua trên tổng cầu thì thấy tăng trưởng khá – đây là một dấu hiệu cần nhìn nhận để có nhận định xác thực.
Vấn đề thu ngân sách giảm, Bộ trưởng Nên xác nhận, một số phương tiện hỗ trợ thu ngân sách có những vấn đề khó khăn nhất định. Xuất khẩu có tăng so với cùng kỳ nhưng nhập khẩu lại ở mức cao hơn, nên cán cân kim ngạch vẫn lệch về hướng nhập siêu. Điểm đáng mừng là du lịch có tăng trở lại sau 2 tháng giảm nhưng mức độ vẫn chưa cải thiện nhiều, chưa đủ cơ sở để nói ngành kinh tế quan trọng này đã qua giai đoạn khó khăn.
Video đang HOT
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ thống nhất quan điểm, để thực hiện cho những tháng còn lại của năm, từng bộ ngành cần căn cứ vào tình hình, giải pháp đề ra để có biện pháp thực hiện như nào cho phù hợp, cần giải pháp đồng bộ để trong điều kiện không có biến động quá bất ngờ, kết qủa tăng trưởng cuối năm sẽ đạt và vượt mức chỉ tiêu quốc hội đã giao.
Nhiều văn kiện hợp tác cấp Chính phủ, cấp Bộ, ngành và DN đã được ký kết và Chính phủ đang quyết liệt tích cực giao chỉ đạo triển khai với mục đích thúc đẩy quan hệ với các lĩnh vực giáo dục, khoa học, ngoại giao, đặc biệt là hoàn tất đàm phán TPP. Chính phủ cũng đang tích cực vận động để Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, giảm các rào cản thương ại với hàng hoá của Việt Nam; tăng cường hợp tác tực chất để khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả đioxin.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp tháng 7 của Chính phủ.
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành tăng cường chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá; tập trung kiểm soát chi NSNN, bảo đảm triệt để tiết kiệm. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Bảo đảm tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh và văn bản quy định chi tiết một cách đồng bộ, có chất lượng, có tính khả thi. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách và chỉ đạo tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính thực tiễn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào xử lý công việc, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
NHNN bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; bảo đảm điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định.
Các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình bão, mưa, lũ, có phương án phòng chống lũ, lụt trong mùa mưa bão; triển khai kịp thời các biện pháp cứu hộ, khắc phục hậu quả mưa lũ ở Quảng Ninh, ổn định cuộc sống của người dân và phát triển sản xuất.
Bên cạnh đơn giản hóa các thủ tục nhập cảnh cho khách quốc tế, ngành Du lịch cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương khắc phục những yếu kém, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra hàng hóa đa dạng, có chất lượng cho thị trường chứng khoán; đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, ngành xây dựng, ngành giao thông…theo các đề án đã được duyệt của từng Bộ, ngành, địa phương. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để bảo đảm thực hiện theo đúng lộ trình.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành công thương. Xây dựng cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách người có công, các đối tượng chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, hỗ trợ hộ cận nghèo. Tăng cường công tác y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh nhất là khu vực bị mưa lũ.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tổ chức tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.
Tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông; kiểm soát chặt chẽ, tăng cường phòng chống tội phạm, tệ nạn, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, sớm kết thúc đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định TPP và các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác. Khai thác hiệu quả các cơ hội, thuận lợi và khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức của hội nhập.
Về công tác thông tin, truyền thông, các Bộ, ngành phải chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tạo đồng thuận xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra.
Thảo luận Báo cáo về xây dựng Chính phủ điện tử, các ý kiến nhất trí việc bao hành Nghị quyết về Chính phủ điện tử với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc; công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Phát biểu về nội dung này, Thủ tướng cho rằng phải thống nhất quan điểm là áp dụng theo tiêu chí quốc tế trong bối cảnh chúng ta ngày càng hội nhập quốc tế mạnh mẽ và phải tích cực hợp tác, cung cấp các số liệu cần thiết cho các tổ chức quốc tế. “Không thể tự mình đánh giá mình được. Phải quyết tâm chỉ đạo thực hiện để công tác này có chuyển biến mạnh mẽ. Đây là cải cách mang tính quyết định”, Thủ tướng nêu rõ.
P.Thảo
Theo Dantri
Formosa từng bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì vấn đề an toàn lao động
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 1/4, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, tại dự án Formosa Hà Tĩnh, trong năm 2014, nhiều cơ quan đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tao động tại đây và xử phạt hơn 1 tỷ đồng.
Gửi câu hỏi đến Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, báo chí "chất vấn": "Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động, điển hình như vụ ở dự án Đường sắt trên cao (Hà Nội), dự án Formosa Hà Tĩnh... Phải chăng công tác quản lý, giám sát thi công của Việt Nam có vấn đề dù đã được cảnh báo từ lâu hay do các chủ đầu tư nhận thầu với giá thấp nên công tác thi công, an toàn không được bảo đảm?".
Phần trả lời của người phát ngôn Chính phủ nhắc đến việc, hệ thống văn bản pháp luật về an toàn lao động đã được ban hành khá đầy đủ.
Theo chức năng nhiệm vụ, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn thường xuyên kiểm tra an toàn lao động trên công trường. "Chẳng hạn, tại dự án Formosa Hà Tĩnh, trong năm 2014 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh và Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã nhiều lần kiểm tra công tác bảo đảm an toàn lao động tại đây và đã xử phạt trên 1 tỷ đồng" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên thông tin.
Ngoài ra, theo pháp luật, trong mọi trường hợp, chủ đầu tư và nhà thầu phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề an toàn lao động, không phụ thuộc vào giá bỏ thầu. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư số 04 năm 2010 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, trong đó có chi phí quản lý về an toàn lao động.
Ngay sau khi xảy ra các sự cố, tai nạn lao động ở dự án đường sắt trên cao, sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng ở Lâm Đồng, dự án Formosa Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan tập trung khắc phục sự cố; kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân cụ thể để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Để tăng cường quản lý về chất lượng, hạn chế các sự cố, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó quy định cụ thể, chi tiết việc quản lý chất lượng công trình. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động, chất lượng công trình.
Bộ Xây dựng đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và kiến nghị bổ sung nhiều giải pháp. Cụ thể, cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ tăng cường kiểm soát an toàn vệ sinh lao động kết hợp với kiểm tra chất lượng công trình xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử phạt nghiêm vi phạm về an toàn lao động trong hoạt động xây dựng; công khai thông tin các nhà thầu và vi phạm của nhà thầu trong hoạt động xây dựng; cấm đấu thầu hoặc trừ điểm trong quá trình đấu thầu nếu vi phạm về an toàn lao động; ban hành các quy định kiểm định nghiêm ngặt đối với các thiết bị, máy, vật tư trong thi công xây dựng trong đó có hệ thống giàn giáo.
P.Thảo
Theo Dantri
Buôn ma túy phải đối mặt án tử, tham nhũng lớn lại chắc chắn không phải chết? "Người nghèo, cùng đường, buộc phải buôn ma tuý để sinh sống phải chấp nhận đối mặt với án tử hình. Còn người có kiến thức, có chức vụ lại tham ô, tham nhũng số tiền lớn mà chắc chắn không phải chết là không công bằng" - GĐ Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói. Luật "bó tay" với trộm chó,...