Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Cổng TTĐT Chính phủ cần vào top 100 website truy cập cao
Ngày 17/12, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng-Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ; Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Tùng; đại diện Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên VPCP; lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc VPCP cùng đại diện nhiều đơn vị là đối tác của Cổng TTĐT Chính phủ đến dự.
Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ Vi Quang Đạo nhấn mạnh, trong năm 2014, Cổng TTĐT Chính phủ đã triển khai nhiều nhiệm vụ lớn và đạt được nhiều thành tích nổi bật.
Cụ thể, công tác thông tin và truyền thông đã có những bước tiến mới trong chất lượng cũng như cách thức thể hiện. Theo đó, việc tổ chức thông tin triển khai các chuyên đề, bám sát và phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hơn nữa, đơn vị đã thực hiện được nhiều nhiệm vụ mới, được đánh giá cao và tạo sức thu hút lớn như xây dựng trang “Diễn đàn cạnh tranh” theo Nghị quyết 19 của Chính phủ và các Trang thông tin điện tử của các Phó Thủ tướng Chính phủ.
Chất lượng các báo cáo hằng ngày, hằng tuần, báo cáo nhanh và theo chuyên đề về tình hình thông tin báo chí, dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày càng được nâng cao.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: “Cổng TTĐT Chính phủ cần nỗ lực phấn đấu lọt vào tốp 100, tốp 50… những địa chỉ có lượng truy cập cao, ổn định”.
Trong năm, Cổng TTĐT Chính phủ đã tham mưu, đề xuất lãnh đạo VPCP báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến yêu cầu kiểm tra, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng xem xét, giải quyết đối với 18 vụ việc, vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, báo chí phản ánh. Chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức phục vụ các cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ được nâng lên, từng bước cải tiến đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 06 ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành triển khai kết nối Mạng thông tin Hành chính điện tử của Chính phủ từ Văn phòng Chính phủ đến 178 đầu mối tại các bộ, ngành, địa phương và các Tập đoàn, Tổng công ty 91, đảm bảo sẵn sàng hạ tầng kết nối, triển khai các Hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp.
Thực hiện chủ trương mới của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc thiết lập hệ thống Cổng Thông tin điện tử Cơ quan Hành chính Nhà nước thống nhất, thông suốt 4 cấp hành chính từ Trung ương đến địa phương, Cổng TTĐT Chính phủ đã làm việc với các Tập đoàn hàng đầu về CNTT để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó nghiên cứu, xây dựng mô hinh, giai phap tô chưc ha tâng ky thuât công nghê thông tin va truyên thông thông nhât giữa các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.
Cổng TTĐT Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý an toàn, an ninh khu vực lưu trữ, xử lý thông tin, công tác quản lý an toàn, an ninh trong vận hành, trao đổi thông tin, cập nhật dữ liệu, tiếp nhận, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, ứng phó có hiệu quả nhiều đợt tấn công của tin tặc, bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống Cổng TTĐT Chính phủ, Báo Điện tử Chính phủ và các hệ thống thành phần.
Thời gian tới đây, Cổng TTĐT Chính phủ tiếp tục rà soát, kiện toàn bộ máy tổ chức, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của một số ban, đơn vị đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; thực hiện công tác bổ nhiệm, điều động, luân chuyển… các chế độ chính sách đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy trình, quy định bảo đảm cơ quan vận hành ổn định, thông suốt, đạt hiệu quả theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Cổng TTĐT Chính phủ đã hoàn thiện Đề án vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền theo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.
Lắng nghe để không ngừng hoàn thiện
Với mong muốn Hội nghị không chỉ đơn thuần là thực hiện công tác tổng kết cuối năm thông thường, Tổng Giám đốc Phạm Việt Dũng mong muốn được lắng nghe những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các đơn vị liên quan để Cổng TTĐT Chính phủ làm tốt hơn những nhiệm vụ được giao, khắc phục những yếu kém, những điều còn chưa làm được.
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan đã chia sẻ những ý kiến, kinh nghiệm và đánh giá rất xác đáng và thẳng thắn.
Video đang HOT
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh, Cổng TTĐT Chính phủ đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thể hiện được vai trò của mình là nguồn tin chính thống, luôn cung cấp thông tin đầu nguồn, chính xác. Ông Nguyễn Thế Kỷ gợi ý trong năm 2015, Cổng TTĐT Chính phủ cần chú trọng thông tin về đợt sinh hoạt chính trị lớn của đất nước là Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Trung tướng Ngô Văn Sơn, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tổng Tham mưu – Bộ Quốc phòng đánh giá Cổng TTĐT Chính phủ đã có nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn thông tin. Tuy nhiên, Trung tướng Ngô Văn Sơn cũng đề nghị đơn vị cần quan tâm hơn nữa tới việc đảm bảo an toàn thông tin trong năm 2015 bởi nhu cầu phát triển mạnh mẽ hệ thống mạng cũng như các ứng dụng trên hệ thống này để đẩy mạnh cải cách hành chính, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xuống các bộ, ngành, địa phương.
Theo Thiếu tướng Phùng Đức Ngạn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng, trong quá trình mở rộng các hệ thống thông tin, cần chú trọng tới việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin ngay từ khi xây dựng hệ thống, mua sắm thiết bị. Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá thường xuyên để đảm bảo an toàn của hệ thống. Ngoài việc đảm bảo an toàn an ninh cho các cổng thông tin và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, Cổng TTĐT Chính phủ cũng như các đơn vị làm công tác thông tin cần “phủ xanh” thông tin bằng những luồng tin chính thống, chính xác, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, xã hội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đánh giá cao những hỗ trợ của Cổng TTĐT Chính phủ và cho biết, nhờ sự hỗ trợ hợp tác này, năm qua, Hà Giang đã có những bước tiến vượt bậc về phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính. Từ vị trí áp chót về ứng dụng CNTT, tỉnh đã vươn lên vị trí 15/63 tỉnh, thành phố cả nước về mức độ áp dụng CNTT trong báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết sự giúp đỡ, hỗ trợ của Cổng TTĐT Chính phủ là rất quan trọng đối với những thành công bước đầu này của Hà Giang.
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, thẳng thắn cũng như đánh giá cao sự chuyên nghiệp, đoàn kết của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Cổng TTĐT Chính phủ.
Bám sát nhiệm vụ chính trị, tạo sản phẩm thiết thực
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng-Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên đánh giá cao những ý kiến phát biểu, góp ý của các đại biểu cho Cổng TTĐT Chính phủ. Bộ trưởng cho rằng những đóng góp này thể hiện sự phối hợp chặt chẽ và hiểu biết sâu sắc đối với những công việc, nhiệm vụ của đơn vị.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định, Cổng TTĐT Chính phủ đã bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, tạo ra những sản phẩm có giá trị thiết thực, đo đếm được. Điều này là nhờ sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của đơn vị. Bằng sức trẻ của mình, các thành viên trong “mái nhà” Cổng TTĐT Chính phủ đã có những sáng tạo, sáng kiến được ghi nhận và đánh giá cao. Hơn nữa, công tác phối hợp giữa Cổng TTĐT Chính phủ và các đơn vị liên quan ngày càng chặt chẽ thể hiện rõ nét qua những hoạt động hiệu quả thiết thực.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng thẳng thắn chia sẻ những điều Cổng TTĐT Chính phủ phải cố gắng hơn nữa, “những cái chưa được, những điều đã nghĩ tới, có giao nhiệm vụ mà chưa làm được”.
Cụ thể, theo Bộ trưởng, trong 5 nhiệm vụ của Cổng TTĐT Chính phủ, cái làm được, nổi bật là truyền thông, thông tin nhưng chất lượng chưa phải là cao lắm, chưa có bài mang tính chiến đấu cao, chưa có ngòi viết sắc bén để lập luận vấn đề, xử lý vấn đề. Bộ trưởng mong muốn trong thời gian tới, Cổng TTĐT Chính phủ cần nỗ lực phấn đấu lọt vào tốp 100, tốp 50… những địa chỉ có lượng truy cập cao, ổn định.
Việc xây dựng dữ liệu điện tử của Chính phủ vẫn còn chậm, an ninh mạng cũng cần không ngừng hoàn thiện để ứng phó, xử lý kịp thời và hiệu quả mọi cuộc tấn công, vừa bảo đảm an toàn hệ thống vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh mẽ hiện nay. Một số chương trình như “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời”, tuy đã tạo được tiếng vang, được dư luận đánh giá cao, nhưng cũng cần cải tiến thường xuyên, đổi mới về nội dung và hình thức để ngày càng thêm hấp dẫn, tránh sự nhàm chán, nâng cao hiệu quả, đạt được mục đích cao nhất là tương tác của người dân với Chính phủ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên mong muốn, trong năm 2015, trên đà những thành tích đã đạt được, tập thể Cổng TTĐT Chính phủ cần tiếp tục đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, phát huy thế mạnh, nỗ lực khắc phục những gì còn hạn chế, những gì chưa làm được bằng nhiều biện pháp, lập nhiều thành tích hơn nữa, góp phần giúp VPCP hoàn thành xuất sắc hơn nữa nhiệm vụ của mình, vì mục tiêu chung là phục vụ cho Chính phủ và nhân dân.
P.V
Theo Dantri
Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền?
Từ vụ việc vi phạm của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, điều quan trọng là chúng ta rút được bài học gì.
Đây là việc rất đáng buồn nhưng cần phân tích, mổ xẻ để rút ra bài học quý báu, để giúp một phần không nhỏ đội ngũ cán bộ lãnh đạo có thể phòng tránh được. Và, điều đáng lo ngại nhất theo ông Hùng chính là còn bao nhiêu người như ông Truyền?
Tranh minh họa: Khều.
Điều đau xót, đáng xấu hổ
Trước đây đã từng có nhiều quan chức bị xử lý kỷ luật vì những vi phạm khác nhau, nhưng các vi phạm liên quan đến tài sản bất minh dường như chưa được đề cập đến. Vụ việc ông Trần Văn Truyền có thể được coi là trường hợp quan chức cao cấp đầu tiên bị thu hồi tài sản nhà đất, thưa ông?
Lâu nay việc phanh phui ra quan chức liên quan đến nhà đất không phải là độc nhất vô nhị. Việc nhiều quan chức bị xử lý liên quan đến vi phạm đất đai thì có nhiều, nhưng tổng kiểm kê tài sản của một quan chức cao cấp thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Tôi cũng phải nói rằng, kết quả này cũng dựa trên cơ sở đơn thư tố cáo chứ không phải tổ chức tự chủ động phát hiện và kiểm tra xác minh.
Cảm nghĩ của ông ra sao về trường hợp của ông Trần Văn Truyền, khi ông Truyền không phải là một quan chức bình thường mà là người từng đứng đầu ngành Thanh tra, là thành viên quan trọng của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng T.Ư, người hiểu và nắm rõ luật pháp?
Người ta nói nôm na đây là trường hợp nằm trong hàng ngũ "Bao Công" của Nhà nước. Một người được Đảng và Chính phủ giao để giữ kỷ cương pháp luật. Việc xảy ra thật sự là một điều đau xót, đáng xấu hổ.
Tuy nhiên, UB Kiểm tra T.Ư mới đề cập chủ yếu đến những khối tài sản sai phạm được hình thành từ yếu tố Nhà nước mà chưa đề cập đến tổng tài sản của quan chức được hình thành các nguồn khác? Như vậy liệu có phiến diện, chưa đầy đủ?
Còn nguồn nào khác hay không thì cơ quan chức năng phải tiếp tục xem xét và trả lời sớm cho công luận. Tuy nhiên, theo tôi không cần thiết phải truy cứu thêm bởi có thêm được một cái nhà nữa thì sự xấu xa cũng đã rõ ràng rồi. Quan trọng là chúng ta rút được bài học gì chứ không phải để đua nhau như kiểu "giậu đổ bìm leo" hay tâm lý đám đông. Đây là việc rất đáng buồn nhưng cần phân tích, mổ xẻ để rút ra bài học để một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, lãnh đạo phòng tránh được. Vì thế đây cũng là một bài học răn đe để những người đang dính líu tự điều chỉnh, có thể có người cũng đã nhận nhà, giờ có thể trả lại, nhận lỗi, tôi nghĩ các đảng viên và nhân dân sẵn sàng tha thứ.
Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT T.Ư Vũ Quốc Hùng: "Thật sự là một điều đau xót, đáng xấu hổ".
Bài học về quan liêu, sai lầm trong tổ chức
Ông từng nói về tìm ra bài học từ vụ việc này, vậy theo ông những bài học kinh nghiệm nào chúng ta cần phải rút ra?
Cán bộ lãnh đạo trước hết phải tu thân, tề gia rồi mới có thể trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân là việc dứt khoát phải làm, tề gia quan trọng không kém bởi tề gia giúp cán bộ vượt qua những sức ép, đòi hỏi của người thân làm mình lung lạc. Câu cổ nhân dạy nay vẫn còn nguyên giá trị giáo dục, mang tính thời sự. Bài học thứ hai là về tổ chức, vẫn còn những quan liêu, sai lầm trong tổ chức. Có những người không có phẩm chất vẫn có thể leo sâu, trèo cao. Có những người bản thân tốt, nhưng khi ngồi vào ghế cao lại thoái hóa biến chất. Do vậy, vai trò của tổ chức là hết sức quan trọng.
Việc kê khai tài sản đối với cán bộ có quy trình rất ngặt, vậy tại sao một khối tài sản lớn như vậy mà tổ chức không biết?
Đó cũng là một bài học để rút ra. Bấy lâu nay tôi đã có ý kiến về việc kê khai tài sản mang tính hình thức, không có hiệu quả thiết thực. Đây lại là một ví dụ điển hình của việc kê khai tài sản hình thức, thiếu kiểm tra, giám sát. Kê khai phải công khai vì bản khai này không ai biết nên kê khai xong phải có kiểm tra và để người dân cùng giám sát.
Trường hợp cụ thể của ông Truyền, rõ ràng trước khi vụ việc vỡ lở ông Truyền vẫn là một cán bộ liêm chính, đảng viên mẫu mực...Điều này cho thấy có vẻ như những " công cụ" giám sát của Đảng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao?
Trong thiếu sót của đồng chí Truyền, tôi nhận thấy mình có phần trách nhiệm vì khi đương chức tôi là người hỏi ý kiến anh em và đề xuất với tổ chức cho điều đồng chí Truyền từ Bến Tre để Ban Chấp hành T.Ư bầu vào UBKT T.Ư. Do vậy, những sai phạm của đồng chí Truyền từ năm 2006 trở về trước tôi có phần trách nhiệm trong đó. Ông Vũ Quốc Hùng
Trước lúc có kết luận của UBKT T.Ư có thể xem như ông Truyền đã "hạ cánh an toàn". Tôi cho rằng đã có sự nể nang ở đây. Khi người ta ngồi vào vị trí nào đó thì dường như có một quyền lực vô hình, một tấm bình phong an toàn. Bên cạnh đó, các đánh giá về cán bộ không được tổ chức một cách cầu thị để nhân dân phát hiện. Muốn tố cáo phải có đơn thư tố cáo, phải ký tên nên cũng là một giới hạn. Còn nếu chỉ nghe dư luận nói về vấn đề nào đó, đề nghị xem xét thì cũng chỉ để tham khảo thôi. Nhiều nơi mang tiếng quản lý cán bộ nhưng lại hết sức thụ động, quan liêu. Đối với UBKT T.Ư có phương châm là "chủ động chiến đấu, giáo dục, hiệu quả" tích cực. Bằng hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, phải chủ động nắm được cán bộ mà không chỉ dựa vào đơn tố cáo, khiếu nại. Tuy vậy thì vụ việc cuối cùng cũng được phanh phui dù là muộn và đã để lại nhiều hậu quả.
Trong thiếu sót của đồng chí Truyền, tôi nhận thấy mình có phần trách nhiệm vì khi đương chức tôi là người hỏi ý kiến anh em và đề xuất với tổ chức cho điều đồng chí Truyền từ Bến Tre để Ban Chấp hành T.Ư bầu vào UBKT T.Ư. Do vậy, những sai phạm của đồng chí Truyền từ năm 2006 trở về trước tôi có phần trách nhiệm trong đó. Lẽ ra khi đồng chí Truyền về, nhiệm vụ của tôi và tổ chức là hằng ngày phải chủ động soi xét đồng chí mình, tuy nhiên khi đồng chí tại vị chúng tôi có lơ là trong giám sát kiểm tra.
Trong tất cả khối tài sản của ông Truyền có, dư luận cho rằng có yếu tố tiếp tay của các cơ quan Nhà nước?
Nể nang thì quá rõ rồi, còn hối lộ hay không thì chưa ai dám quả quyết. Tôi không muốn suy diễn làm gì. Những căn cứ, dữ liệu đã đủ để chúng ta suy nghĩ về hành vi của một con người. Nhưng cái đáng lo nhất là còn bao nhiêu người như thế?! Nể nang đã là điều không cho phép, đặt tình riêng mang tính chất sai lầm lên trên đạo đức, làm trái những quy định của pháp luật. Đặc biệt dùng tài sản nhà nước để nể nang nhau thì lại càng dễ dàng. Ông Truyền từng là người đứng đầu tỉnh, nên khi có yêu cầu đòi lại nhà người ta còn không đòi. Ở đây rõ ràng sự nể nang, cảm tình cá nhân được đặt lên trên lợi ích chung, chính cái đó làm hại cán bộ.
Công khai tài sản - không có vùng cấm
Bên thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sắp tới dư luận mong rằng các ứng viên vào Ban chấp hành T.Ư cần công khai tài sản của mình để dân giám sát. Theo ông, chúng ta có mạnh dạn làm việc này?
Đó là ý nguyện rất chính đáng, cũng không có gì mới mẻ bởi ở các nước cũng đã làm như vậy. Vì vậy chúng ta càng phải làm để dân chủ, công khai, minh bạch trong việc kê khai tài sản. Cần tổ chức để kiểm tra, thẩm tra bản kê khai đó. Tổ chức làm nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các bản khai tài sản và nếu xác nhận sai thì những người này cũng phải chịu xử lý kỷ luật. Qua đây, tôi thiết nghĩ, đã đến lúc Đảng nên lập ra một cơ cấu giám sát đủ mạnh để giám sát kịp thời cán bộ, đảng viên ở những cấp cao nhất, thực hiện đúng khẩu hiệu: "Không có vùng cấm trong Đảng", chẳng những đối với thực hiện nghị quyết và điều lệ của Đảng mà còn trong đạo đức, lối sống như trong sự việc này.
Thực tế, dư luận lo ngại xử lý một đồng chí nghỉ hưu cũng rất khó khăn, vậy còn các đồng chí đương chức khác làm thế nào có cơ chế giám sát hiệu quả?
Theo tôi, cần phải khởi động các đầu mối. Bộ Chính trị cần dành thời gian nghe về từng Ủy viên T.Ư Đảng, các mắt xích phải báo cáo. Rà soát lại các Ủy viên T.Ư Đảng. Không có ai là ngoại lệ cả, phải đánh thức lại vũ khí phê và tự phê. Làm thế nào để khuyến khích người nói thẳng, nói thật không bị trù dập, cô lập. Những người phản ánh thông tin phải thực sự trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. Cần có những người đứng đầu thật công minh là địa chỉ tin cậy nhất cho nhân dân và cho đảng viên trong công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, quan chức.
Xin cảm ơn ông!
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt câu hỏi: "Có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không?", ông có bình luận gì về cách đặt vấn đề này? Tôi đồng tình với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng ở khía cạnh những người thực thi kỷ cương luật pháp phải là những người mẫu mực, trong sạch. Chuyện ông Truyền là một minh chứng. Xung quanh đó là một loạt các tố cáo khác nữa trong lực lượng lãnh đạo Thanh tra hiện nay nhưng không có trả lời cho đến nơi đến chốn, cũng vì họ đang đương chức. Các cơ quan Nhà nước phải kiểm điểm lại toàn bộ, kể cả UBKT T.Ư, nếu các đồng chí có triệu tập, tôi cũng xin về kiểm điểm. Bởi đây không phải việc như thanh trừng gì, mà kiểm tra, giám sát là cứu các đồng chí, cứu tổ chức của mình. Để tránh khi các đồng chí về hưu, thậm chí mất rồi vẫn còn bị miệng đời oán trách.
Theo Phùng Sưởng - Trần Hoàng
Tiền Phong
Dự án triệu đô trên núi Hải Vân không ảnh hưởng an ninh quốc phòng? Chiều 20/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine Huế trị giá 250 triệu đô gây nóng dư luận giữa Huế và Đà Nẵng cũng như cả nước thời gian qua. Huế không làm kinh tế bằng mọi giá! Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh...