Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Gánh nặng do lạm dụng rượu bia là rất lớn
Ngày 16/10, tại Hội nghị triển khai Luật phòng chống tác hại rượu bia vừa được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đây là Luật khó khăn mà Bộ Y tế đã mất 7 năm xây dựng, bảo vệ mới thành công.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu, bia, đồng thời, đây cũng là đạo luật khó do liên quan đến thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân, vì vậy, để đạo luật này đi vào cuộc sống, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả thì công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật là hết sức quan trọng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác. Về mặt tác hại, uống rượu bia gây ra các hậu quả cấp tính hoặc mạn tính, tác hại với cả người uống, người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Lạm dụng rượu bia gây nên nhiều gánh nặng về bệnh tật và các vấn đề xã hội.
Theo Bộ trưởng Tiến, phòng chống được tác hại rượu bia, hạn chế người dân sử dụng rượu bia sẽ giảm bớt được nhiều gánh nặng gia đình, xã hội, hạn chế được bệnh không lây nhiễm.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ thêm, trong công việc mới mà bà sắp đảm nhiệm, cũng có nhiều liên quan đến công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, xây dựng thành công Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã khó nhưng để đưa được nó vào cuộc sống, thực thi nghiêm các quy định của Luật còn khó hơn: “Đây là Luật liên quan đến hành vi, thói quen của người dân, đặc biệt, rượu bia là sản phẩm gây nghiện, nên việc điều chỉnh thay đổi hành vi là rất khó”.
Theo bà Trang, để Luật đi vào cuộc sống, đầu tiên phải ban hành đầy đủ, nhanh chóng các văn bản hướng dẫn thi hành luật để quy định một cách hoàn chỉnh, giúp việc tổ chức triển khai luật được thông suốt, không vướng mắc. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật, không chỉ đến người dân mà đến tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Ngoài ra, các quy định về địa điểm bán rượu bia, thời gian bán rượu bia, các quy định địa điểm không uống, các quy định về quảng cáo, khuyến mại… phải được tổ chức thực thi tốt, phân rõ trách nhiệm của từng cơ quan. Về quy định quản lý rượu thủ công, phải có sự phân công, phân nhiệm trách nhiệm chính không chỉ của Bộ Công Thương mà còn của UBND các cấp, đặc biệt là UBND xã, phường.
Theo Danviet
Tự chủ bệnh viện: Đại biểu kiến nghị tình trạng lạm dụng, lạm thu
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình, phải có nguồn thu để chi trả, thu hút cán bộ chất lượng, xây dựng mới cơ sở vật chất, đến nhà vệ sinh cũng ít nhất 3 sao...nên sẽ xảy ra lạm thu người bệnh.
Bộ trưởng Y tế tại phiên giải trình sáng nay
Sáng 3/10, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đến nay 100% số bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã được giao quyền tự chủ. Tính đến năm 2018, cả nước có 215 bệnh viện đã tự đảm bảo chi thường xuyên. Đối với các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, đến năm 2018 có 26/45 bệnh viện đã tự chủ chi thường xuyên.
Để thực hiện tự chủ, nhiều bệnh viện đã vay ngân hàng, mở rộng hợp tác, đầu tư trang thiết bị để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh, phần lớn các bệnh viện đã không phải nằm ghép. Các bệnh viện tự chủ cũng tiết kiệm chi tiêu, tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho cán bộ, bác sỹ, nhân viên. Cơ chế tự chủ đã giúp họ chủ động thuê các chuyên gia, bác sỹ nước ngoài đến từ Mỹ, Pháp, Nga...
"Phục vụ con người là mục tiêu cao nhất. Cái được nhất là chỉ số hài lòng của bệnh nhân. Khảo sát cho thấy mức độ hài lòng người bệnh nội trú hơn 80% đối với các bệnh viện tự chủ, đây là con số vượt cả mong đợi. Cơ chế tự chủ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị công lập với nhau, tạo động lực để sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, không ỉ lại trông chờ vào ngân sách", bà Tiến cho hay.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng, tự chủ có tồn tại, bất cập là chưa làm rõ và giao cụ thể các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu để hạn chế việc chạy theo, ưu tiên các hoạt động để tăng nguồn thu. Ngoài ra, còn có tình trạng lạm dụng các dịch vụ, kỹ thuật cao không cần thiết để tăng thu, làm cho người bệnh phải chi phí nhiều hơn. Hay tình trạng chênh lệch thu nhập, chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là người có trình độ cao về làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế vùng khó khăn.
Bệnh nhân nghèo vẫn được đến bệnh viện đặc biệt
Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phản ánh nhiều vướng mắc trong quá trình giám sát, tập hợp ý kiến. Như với giá dịch vụ y tế chưa có sự thống nhất, chỗ chưa tính đúng tính đủ, nơi thì thu thêm. Một lãnh đạo bệnh viện nói "giao tự chủ nhưng không biết tự chủ gì". Nhiều cơ sở phản ánh, được giao tự chủ nhưng không cho tự chủ, đặc biệt về cán bộ, tài chính.
"Làm sao để tháo gỡ, ai có trách nhiệm, khi nào thì tháo gỡ xong?", ông Trí nêu hàng loạt câu hỏi. Từ nghị quyết cho thí điểm với 4 bệnh viện đặc biệt, đại biểu chất vấn, có nên ra nghị quyết đặc biệt để thúc đẩy tự chủ cho bệnh viện tuyến dưới còn nhiều khó khăn?
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) phản ánh thực tế bệnh viện dân lập đầu tư từ cơ sở vật chất đến tuyển dụng y bác sĩ rất tốt, đem lại lợi nhuận. Còn bệnh viện công lập được đầu tư cơ sở vật chất, tuyển dụng y, bác sĩ nhưng lại khó tiếp cận tự chủ. Ông đề nghị Bộ trưởng làm rõ nguyên nhân một số cơ sở thu vượt cầu, lạm dụng kỹ thuật cao...
Giải trình những bất cập đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, vướng mắc hiện nay là giá dịch vụ tính đúng tính đủ, họ chọn bác sĩ, điều dưỡng cần, một bác sĩ chăm sóc ít bệnh nhân, chất lượng được nâng lên nhưng như thế giá phải cao hơn.
Nghị quyết thí điểm với bệnh viện tự chủ loại 1, tức là tự chủ đầu tư xây dựng và tài chính, đồng thời xây dựng mô hình tương tự như doanh nghiệp. Những bệnh viện này có 3-4 cơ sở, mỗi cơ sở bằng một bệnh viện. "Đây là tuyến cao nhất, bệnh viện hạng đặc biệt, chỉ có bệnh nhân nặng mới vào, có khoa theo yêu cầu, cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người nghèo nếu chuyển viện đúng tuyến vẫn được. Đó là bệnh khó từ tuyến tỉnh chuyển lên. Họ cũng được hưởng như những người có điều kiện. Những trường hợp ghép gan, ghép tim vừa qua đều là bệnh nhân nghèo mà các tuyến không giải quyết được", bà Tiến cho hay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn quay lại mấu chốt của vấn đề tự chủ, muốn chất lượng tốt phải có nguồn thu để chi trả, thu hút cán bộ chất lượng, xây dựng mới cơ sở vật chất, xây nhà vệ sinh ít nhất 3 sao trở lên, rồi trang phục, chống nhiễm khuẩn rất tốn kém... Như vậy phải làm sao thu nhiều, trong khi bảo hiểm thanh toán mức tối thiểu nên sẽ có lạm dụng kỹ thuật không cần thiết. Thuốc có thể kê ngoài danh mục bảo hiểm thanh toán, số ngày giường nằm viện cũng tăng, số lượt khám tăng... giải pháp cho việc này, theo bà Tiến là có định mức, thanh tra, kiểm toán, giám sát. "Tháng trước chúng tôi mới ban hành chỉ thị chống lạm dụng, trục lợi để có giải pháp tăng cường giám sát", bà Tiến cho hay.
LUÂN DŨNG
Theo TPO
Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm soát tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công lập Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hiện nhiều bệnh viện được giao tự chủ nhưng còn thiếu các cơ chế kiểm soát dẫn đến hiện tượng lạm dụng các dịch vụ y tế không cần thiết, làm tăng chi phí cho người bệnh... Phiên giải trình của Ủy ban về các...