Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Bộ Y tế chuẩn bị mọi kịch bản ứng phó với dịch COVID-19 khi thực hiện Chỉ thị 16 tại các tỉnh, thành miền Nam
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Ngành y tế đã đưa ra tất cả các chỉ đạo, kịch bản cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh vấn đề về xét nghiệm để phát hiện sớm các ca bệnh, cũng như đảm bảo công tác điều trị.
PV: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ 0h ngày 19/7, 19 tỉnh thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, xin Bộ trưởng cho biết Bộ Y tế đã đưa ra các phương án gì để đáp ứng vấn đề xét nghiệm và điều trị tại các tỉnh, thành phía Nam?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Ngành y tế đã đưa ra tất cả các chỉ đạo, kịch bản cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh vấn đề về xét nghiệm với người bệnh cũng như để phát hiện sớm các ca bệnh.
Ở đây, chúng tôi yêu cầu các địa phương phải tăng công suất xét nghiệm, thay đổi chiến lược xét nghiệm sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để có thể tầm soát phát hiện những trường hợp lây nhiễm COVID-19 ở cộng đồng để tách ra ngay khỏi cộng đồng để giảm lây nhiễm tại cộng đồng.
Về điều trị chia 3 tầng điều trị, với bệnh nhân không có triệu chứng được điều trị tại cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ban đầu, những đòi hỏi về mặt y tế ở mức độ trung bình.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Bộ Y tế chuẩn bị mọi kịch bản ứng phó với dịch COVID-19 khi thực hiện Chỉ thị 16 tại các tỉnh, thành miền Nam Ảnh:Trần Minh
Với các bệnh nhân có triệu chứng và có thể tiến triển thành bệnh nhân nặng thì điều trị các cơ sở y tế, các cơ sở này từ bệnh tuyến huyện trở lên.
Với bệnh nhân nặng, nguy kịch, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương thành lập đơn nguyên hay trung tâm hồi sức tích cực để phục vụ điều trị bệnh nhân nặng.
Song song với việc đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ tại các khu vực hình thành các trung tâm điều bệnh nhân nặng nguy kịch để có thể thực hiện tất cả các biện pháp chuyên môn kỹ thuật điều trị, cấp cứu bệnh nhân.
Video đang HOT
PV: Thưa Bộ trưởng, trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo trang thiết bị và vật tư tiêu hao cũng là vấn đề được quan tâm. Liệu Bộ Y tế có thể đảm bảo đủ về vấn đề này hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Có thể nói thời gian qua Bộ Y tế đã chuẩn bị tích vực về trang thiết bị. Trong ngày hôm nay, Bộ Y tế đã thành lập kho dã chiến trang thiết bị, vật tư tiêu hao tại TP. Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế đã giao bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP. Hồ Chí Minh có nhiệm vụ cấp phát trang thiết bị, vật tư tiêu hao cũng như các địa phương.
Song song đó, Bộ Y tế cũng đã thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TP Hồ Chí Minh và sẽ điều phối 2.000 máy thở chức năng cao cũng như máy thở thông thường cho kho dự trữ này. Mặt khác đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị cho phòng chống dịch.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đang tích cực huy động các nguồn lực, vận động các nhà tài trợ để có thể đảm bảo trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch khu vực này. Đồng thời các địa phương đã thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đã chuẩn bị trang thiết bị thời gian qua.
Chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch tại đây cũng như các đia phương khác trên toàn quốc.
PV: Vậy Bộ trưởng có khuyến cáo các địa phương như thế nào trong việc thực hiện Chỉ thị 16?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Một trong những nguyên tắc cơ bản của Chỉ thị 16 là người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, khu phố cách ly với khu phố, xã cách ly với xã, cũng như huyện cách ly với huyện.
Điều quan trọng, chúng tôi khuyến cáo với người dân là ở tại nhà, chỉ khi thật sự cần thiết mới ra khỏi nhà, hạn chế mọi sự tiếp xúc của mình với người ngoài xã hội, không tụ tập đông người và theo chỉ thị 16 là không quá 2 người tại các khu ngoài công sở, bệnh viện, trường học.
Với tất cả các cơ sở chuyển sang trạng thái làm việc online hoặc có biện pháp giãn cách để làm sao đảm bảo tất cả các biện pháp phòng chống dịch.
Chỉ thị 16 cũng nhấn mạnh, đối với các cơ sở như cơ sở y tế hoạt động 100% công suất. Chúng tôi cũng đã đề nghị, yêu cầu các địa phương phải triển khai phương án này.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Dịch Covid-19 tại TPHCM diễn biến phức tạp, Bộ Y tế họp khẩn
Tại cuộc họp khẩn chiều muộn 7/7, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết sẽ huy động khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại TPHCM.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết diễn biến dịch Covid-19 tại TPHCM đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Bộ Y tế và Bộ phận thường trực đã liên tục làm việc cũng như tăng cường hỗ trợ phòng, chống dịch và giám sát dịch tại TPHCM.
Đối với các địa phương đang là điểm nóng dịch hiện nay (Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang), Bộ Y tế đã thành lập và cử 7 đoàn công tác của Bộ đến hỗ trợ chống dịch.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Trần Minh).
Bộ trưởng cũng sẽ ra lời kêu gọi lực lượng cán bộ y tế trên toàn quốc tham gia chống dịch tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Gần 10.000 cán bộ nhân viên y tế sẽ chi viện cho TPHCM để giúp thành phố chống dịch, cũng như đảm bảo mục tiêu thay đổi nhân lực (với các biện pháp luân chuyển, "đảo quân") để đảm bảo sức chiến đấu cho đội ngũ y tế tại đây.
Hiện nay hơn 3.300 cán bộ, nhân viên y tế của các đơn vị thuộc Bộ Y tế, sinh viên các trường y dược thuộc Bộ Y tế đã có mặt tại TPHCM. Bộ Y tế sẽ tiếp tục huy động lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế để tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Dự kiến, Bộ Y tế sẽ thiết lập 24 đoàn công tác cho TP Thủ Đức và tất cả các quận, huyện của TPHCM để phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ thành phố trong kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Các địa phương nâng cao công suất xét nghiệm
Bộ Y tế họp khẩn với TPHCM chiều muộn 7/7 (Ảnh: Trần Minh).
Về vấn đề xét nghiệm, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường tiếp cận tất cả các loại sinh phẩm, máy và thiết bị xét nghiệm. Các địa phương rà soát lại các quy định, tạo mọi điều kiện cho việc nhập các loại sinh phẩm xét nghiệm (test kit) vào Việt Nam. Đồng thời, cũng tăng cường sản xuất test kit trong nước.
Về chiến lược xét nghiệm, Bộ trưởng nêu rõ, tại TPHCM ưu tiên sàng lọc nhanh 3 ngày/lần tại vùng lõi dịch, vùng phong tỏa; 7 ngày/lần tại vùng nguy cơ rất cao. Đối với các khu vực khác cần tiến hành lấy mẫu đại diện, giám sát cộng đồng, giám sát tất cả các trường hợp đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm ca bệnh, để cách ly, truy vết và điều trị hiệu quả.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục chuẩn bị sinh phẩm và nâng cao công suất xét nghiệm để phục vụ phòng chống dịch trong thời gian tới.
Thiết lập 2 trung tâm hồi sức tích cực tại miền Đông và miền Tây Nam Bộ
Đối với công tác điều trị, các chuyên gia nhận định do biến chủng Delta nên tỷ lệ tử vong có thể cao hơn trước và có thể sẽ có nhiều bệnh nhân tử vong hơn so với những đợt dịch trước. Vì vậy, Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố phải thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) đối với bệnh nhân Covid-19 nặng, đồng thời thiết lập 2 trung tâm ICU tại Đồng Nai cho khu vực miền Đông Nam Bộ và tại Cần Thơ cho các tỉnh miền Tây để điều trị cho bệnh nhân nguy kịch.
Về vấn đề cách ly, Bộ trưởng cho biết đang tích cực triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, áp dụng triển khai cách ly linh hoạt tại TPHCM. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu áp thiết chế cách ly tập trung với vùng lõi dịch, vùng phong tỏa để thực hiện nghiêm phòng lây nhiễm trong các khu vực này, đồng thời áp cách ly tại nhà cho khu vực này.
Bộ Y tế cũng đang xây dựng kịch bản cho tình huống xấu và rà soát lại tất cả các trang thiết bị, máy thở, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở ôxy dòng cao HFNN... chuẩn bị cho tình huống có nhiều ca bệnh.
Tối 17-7: TP.HCM có 1.017 ca COVID-19 mới, 292 bệnh nhân khỏi bệnh Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 17-7 cho biết thêm 1.612 ca mắc COVID-19, trong đó TP.HCM vẫn nhiều nhất với 1.017 ca mắc. Trong ngày ghi nhận tổng số 3.718 ca. Đội ngũ xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: TTO Tính từ 6h đến 19h ngày 17-7, Bộ Y tế ghi nhận có 1.612 ca mắc mới (BN46293-47904). Có 12...