Bộ trưởng Nguyễn Quân: Thị trường công nghệ thiếu định chế trung gian
Việc thiếu yếu tố môi giới đã khiến các nhà khoa học không đến được với các doanh nghiệp, các kết quả nghiên cứu không đến được với sản xuất và kinh doanh.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, Đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc nước ta chưa có thị trường khoa học công nghệ (KHCN), cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thị trường này.
Bộ trường Nguyễn Quân cho biết, thị trường KHCN là thị trường ra đời muộn nhất trong các thị trường của nền kinh tế Việt Nam. Thị trường KHCN mới được hình thành sau năm 2000. Năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về phát triển thị trường KHCN, gần đây nhất năm 2014, Thủ tướng cũng tiếp tục ban hành nghị định nhằm thúc đẩy thị trường KHCN.
Trong thị trường công nghệ có 4 yếu tố nhưng trước đây thường được chỉ quan tâm đến 2 yếu tố bao gồm nguồn cung và nguồn cầu công nghệ. Nguồn cung gồm các sản phẩm của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học, các tổ chức cá nhân và nguồn cầu công nghệ chính là hệ thống các doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân.
Tuy nhiên, còn 2 yếu tố khác chưa được quan tâm một cách thỏa đáng có ảnh hưởng lớn đến thị trường KHCN đó là các định chế trung gian trong thị trường công nghệ và môi trường pháp lý.
Trong những năm gần đây, Bộ KHCN đã nỗ lực trong việc xây dựng các thể chế cũng như môi trường pháp lý cho KHCN thông qua việc xây dựng các đạo luật trình Quốc hội, cho đến nay môi trường pháp lý cho thị trường KHCN về cơ bản đã được hoàn thiện.
Video đang HOT
Một yếu tố được Bộ KHCN đánh giá còn rất yếu kém đó là việc xây dựng các định chế trung gian trong thị trường công nghệ. Các nhà khoa học không đến được với các doanh nghiệp, các kết quả nghiên cứu không đến được với sản xuất và kinh doanh. Các tổ chức làm dịch vụ trong thị trường KHCN như các tổ chức môi giới, tư vấn, giám định, đánh giá, định giá, kiểm tra, kiểm định… chính vì thế các nhà khoa học không tìm được địa chỉ ứng dụng kết quả của mình, trong khi các doanh nghiệp vẫn đi tìm nguồn công nghệ nhập khẩu tư nước ngoài.
Từ thực tế này, Bộ KHCN xác định cần đẩy mạnh việc xây dựng các định chế trung gian. Trong những năm vừa qua, Bộ KHCN đã tổ chức các sàn giao dịch công nghệ tại nhiều tỉnh thành phố, đây là nơi các doanh nghiệp cùng với các nhà khoa học có thể gặp nhau thông qua các tổ chức trung gian và ban quản lý các sàn KHCN.
Bộ KHCN cũng tổ chức các chợ khoa học và thiết bị quốc tê, quốc gia và khu vực, qua đó các nhà khoa học và các doanh nghiệp cũng đã kí được nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ, giúp cho nhiều doanh nghiệp sử dụng được các công nghệ của Việt Nam.
Hiện nay do khó khăn về ngân sách và biên chế, việc hình thành các tổ chức dịch vụ trung gian trong thị trường công nghệ công lập đang rất khó khăn trong khi tư nhân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.
Bộ KHCN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một quyết định mới về thúc đẩy thị trường KHCN và có một chương trình quốc gia về phát triển thị trường công nghệ. Từ đó, Bộ KHCN sẽ tìm kiếm nguồn đầu tư để sớm có thể thành lập các đơn vị, các định chế trung gian trong thị trường công nghệ hỗ trợ cho nguồn cung và nguồn cầu./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc: "Tiền của dân, ai xót?"
Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc xây dựng lấy 100% từ ngân sách nghĩa là tiền thuế của nhân dân, mà tiền của dân thì mấy ai xót?
Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí tranh cãi nảy lửa xung quanh việc đầu tư xây dựng Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc.
Một số ý kiến đồng thuận cho rằng, việc xây trên nhằm tái hiện lại Văn Miếu phủ Tam Đới, tưởng niệm các danh nhân văn hóa, phat huy truyên thông hiêu hoc, truyên thông "tôn sư trong đao" cua dân tôc, cua ngươi dân Vinh Phuc.
Trái ngược với quan điểm trên, nhiều ý kiến lên tiếng phản đối mạnh mẽ công trình văn hóa này dù Văn Miếu đã đang trong quá trình hoàn thiện nhiều hạng mục.
Họ cho rằng, việc xây dựng công trình văn hóa như Văn Miếu mà tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay là một việc làm vô cùng lãng phí và không cần thiết, vì nhiều công trình phục vụ dân sinh khác vẫn đang thiếu vốn.
Nhà hậu cung thuộc Văn Miếu 271 tỷ đang được hoàn thiện tại Vĩnh Phúc.
Hơn nữa, việc khiến người dân bức xúc là, công trình lấy kinh phí từ tiền ngân sách của tỉnh, tức là từ tiền thuế mà người dân đóng góp, mục đích xây dựng cũng vì người dân nhưng tất cả người dân địa phương đều không được tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến trước khi thực hiện đề án xây dựng.
Người dân cho rằng, công trình dù mang ý nghĩa để phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo trong nhân dân nhưng điều tối thiểu lẽ ra phải hỏi ý kiến dân.
Có câu,"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nhưng đến nay, người dân địa phương vẫn không hề biết hay hiều hết về khả năng sử dụng của Văn Miếu, cũng như việc công trình sẽ phát huy giá trị gì cho người dân hay chỉ là sự lãng phí.
Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đình Đầu khi trả lời PV Kiến Thức về việc xây dựng Văn Miếu trên đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Tôi thấy lạ là tại sao lại xây dựng cái tự nhiên như thế? Chuyện xây Văn Miếu trước kia do nhà nước phong kiến quyết định, nay trong thời hiện đại, địa phương lại xây dựng. Theo tôi, các chuyên gia, nhà khoa học về kiến trúc, về văn hóa cổ nên có ý kiến rõ ràng. Bởi không có lý do gì thuyết phục để làm việc này".
Đồng quan điểm với ông Đẩu, ông Vũ Vinh Phú, nguyên đại biểu HĐND TP Hà Nội cho rằng, chuyện xây Văn Miếu là lãng phí nhưng vẫn là chuyện nhỏ so với nhiều chương trình, công trình khác trên toàn đất nước.
Ông Phú đặt câu hỏi: Việc xây Văn Miếu tại Vĩnh Phúc vì sao lại là sự lãng phí của dân? Phải nhìn nhận ở chỗ, tỉnh Vĩnh Phúc xây Văn Miếu to để làm gì? Nếu như vin vào việc xây dựng công trình văn hóa Văn Miếu để thể hiện sự tôn sư trọng đạo của người dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, khuyến khích thế hệ trẻ hiếu học hơn nữa, để các cháu phục vụ cho tỉnh và đất nước thì cũng chưa thuyết phục khi không có cái cụ thể để giúp dân nghèo.
Hiện nay, đời sống nhân dân phải chạy theo nhiều thứ tăng vọt trong khi lương của họ thì lại không theo giá. Lẽ ra, số tiền đầu tư đó nên để thực hiện nhiều chương trình phục vụ dân sinh thay vì xây dựng những cái không mang nhiều giá trị.
"Ở tỉnh Vĩnh Phúc để phục vụ nhu cầu dân sinh thì có khối việc phải dùng kinh phí để làm thay vì xây cái Văn Miếu. Ngay cả việc giải thích khi điều kiện kinh tế cho phép thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao ngành văn hóa nghiên cứu và đề xuất để tiến hành xây dựng cũng không thuyết phục. Bởi 100% số vốn được lấy từ ngân sách. Số tiền này do nhân ở địa phương đóng thuế mà có chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Lãng phí của dân là vấn đề phải nhìn nhận nghiêm túc", ông Vũ Vinh Phú nhận định.
Tuy nhiên theo ông Vũ Vinh Phú, công trình này được đưa ra bàn luận khi đã gần hoàn thành và nó đã bộc lộ một vấn đề "Ở đâu cũng có hội đồng nhân dân, cũng có chính quyền, cũng có ĐBQH mà việc xây dựng nhiều công trình như Văn Miếu cũng không ai biết, hoặc biết mà không nói, khi sự việc được đưa ra luận bàn thì lại xem như chuyện đã rồi".
Đúng là tiền của dân thì mấy ai xót?
Hải Ninh
Theo_Kiến Thức
Bộ trưởng chuẩn bị gì cho lần đầu tiên lên "ghế nóng"? "Xin" được trả lời chất vấn từ kỳ họp trước, lần này được Quốc hội chọn lên "ghế nóng", Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân ấp ủ ý định thuyết phục để khẳng định, hàng chục nghìn tiến sĩ , nhà khoa học hiện tại không phải chỉ toàn những tiến sĩ giấy... Bộ trưởng đã được chọn là một thành viên Chính phủ...