Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin về dự thảo mức học phí năm học 2022-2023
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành, trong đó giáo viên công lập là 10.407 người, giáo viên ngoài công lập là 5.858 người.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn – Ảnh: PHẠM THẮNG
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số thông tin được quan tâm thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng cho hay hiện đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023. Theo đó, cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên giữ ổn định mức thu học phí như năm học 2021-2022.
Trường hợp địa phương tăng học phí thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.
Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí trình UBND đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Học phí của đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập cũng giữ ổn định mức thu như năm học 2021-2022. Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021-2022 đã quy định tại nghị định 81.
Hơn 10.400 giáo viên công lập nghỉ việc
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành, trong đó giáo viên công lập là 10.407 người, giáo viên ngoài công lập là 5.858 người, chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương…
Video đang HOT
Ở các địa phương này, giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn, như chuyển sang làm việc ở các trường tư thục hoặc ở các lĩnh vực khác.
Nguyên nhân, theo Bộ trưởng Sơn, là với giáo dục mầm non ngoài công lập, trong hơn hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số cơ sở phải đóng cửa, giáo viên phải tìm kiếm việc làm khác. Một số giáo viên không phải người địa phương cũng trở về quê cùng gia đình tránh dịch và không trở lại.
“Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghỉ việc của giáo viên ngoài công lập trong hai năm qua”, ông Sơn lý giải.
Tại các cơ sở giáo dục công lập, giáo viên nghỉ việc là do chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương chưa đủ để trang trải cuộc sống.
Cụ thể, hiện giáo viên công tác trong năm năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống (ăn, ở, nuôi con, chăm sóc sức khỏe…) khá cao.
Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc với giáo viên còn lớn.
Từ đó, Bộ trưởng Sơn đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, đặc thù lao động nghề nghiệp.
Đồng thời quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.
Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội, có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại… cho giáo viên.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ làm việc, chính sách với nhà giáo theo thẩm quyền, đồng thời đề nghị các địa phương tăng quyền chủ động cho cơ sở để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên hiệu quả.
Nhân viên y tế thôi việc: Thật khó gồng gánh, nuôi dưỡng đam mê khi áp lực công việc cao, tiền lương không đủ sống
Đại biểu Quốc hội cho rằng y tế là một ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt và sử dụng đãi ngộ đặc biệt.
Thật khó để nhân viên y tế 'gồng gánh' nuôi dưỡng đam mê khi áp lực công việc rất cao nhưng thu nhập không đủ để trang trải những chi phí tối cần thiết của cuộc sống.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy: Y tế là một ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt và sử dụng đãi ngộ đặc biệt.
Hầu hết các bệnh viện công đều quá tải; thu nhập của nhân viên y tế không đủ sống
Tham luận về tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng, nhiều đại biểu đã nêu vấn đề nhân viên y tế nghỉ việc, chuyển việc là do thu nhập thấp.
Bày tỏ tán thành với các ý kiến này và cho rằng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng nghỉ việc trong thời gian vừa qua, đại biểu nêu rõ, bên cạnh nguyên nhân do tình trạng thu nhập thấp còn có những nhóm nguyên nhân rất quan trọng nữa liên quan đến áp lực công việc và môi trường công tác.
Cụ thể, theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, hiện nay hầu hết các bệnh viện công đều ở trong tình trạng quá tải.
Bà ví dụ như tại Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày có khoảng 9.000 người bệnh đến khám và có khoảng 4.000 bệnh nhân đang điều trị nội trú. Tại nhiều bệnh viện thì y bác sĩ phải có mặt từ 6 giờ sáng để bắt đầu thăm khám cho bệnh nhân. Mỗi ngày, mỗi bác sĩ có thể khám hàng chục, thậm chí là cả trăm bệnh nhân cho nên rất áp lực.
Đại biểu chia sẻ: "Nhiều bác sĩ cho biết, do thường xuyên phải làm việc quá tải cho nên mới chỉ đủ sức để quan tâm đến căn bệnh chứ chưa phải là người bệnh. Trong khi đáng lẽ các bác sĩ cần phải có thời gian để lắng nghe và tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng của từng bệnh nhân".
Bên cạnh đó, khi dịch bệnh ập đến thì vất vả nhất là các trạm y tế xã, phường. Các đơn vị này vốn đã ít người lại vừa phải đảm trách nhiệm vụ của 19 chương trình mục tiêu, vừa phải tỏa đi khắp nơi để lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ, quản lý F0 và tiêm chủng vaccine,... nhưng trong khi đó lương tháng chỉ khoảng 5 triệu đồng.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân do tình trạng thiếu thuốc men, trang thiết bị y tế, thiếu thốn những điều kiện cần thiết để bảo đảm cho công tác khám, chữa bệnh. Mặt khác, môi trường làm việc chưa thực sự tạo cơ hội để cho nhân viên y tế cống hiến hết mình, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư của y, bác sĩ.
Nhân viên y tế thôi việc: Cần đánh giá đúng, đủ nguyên nhân để có giải pháp căn cơ, chiến lược
Nhấn mạnh việc dịch chuyển nhân lực là điều bình thường đối với bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên theo đại biểu, việc dịch chuyển nhân lực với số lượng lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại trong ngành y tế như thời gian vừa qua rất cần phải đánh giá đúng nguyên nhân, đủ nguyên nhân và có những giải pháp căn cơ chiến lược.
Đại biểu nêu rõ, ngành y là một ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt và sử dụng đãi ngộ đặc biệt, thật khó để "gồng gánh" nuôi dưỡng đam mê khi áp lực công việc rất cao nhưng thu nhập không đủ để trang trải những chi phí tối cần thiết của cuộc sống.
Bên cạnh đó, nhân viên y tế còn phải đối diện với rất nhiều những áp lực khác trong môi trường công tác.
Vì vậy, tán thành với kiến nghị của các đại biểu phát biểu trước về cải thiện chế độ, chính sách đối với nhân viên ngành y phù hợp với đặc thù công việc, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề xuất thêm 2 nội dung:
Một là, Chính phủ có những giải pháp để cải thiện môi trường làm việc của ngành y.
Hai là, Chính phủ có những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh nền công nghiệp dược và sản xuất vaccine, chủ động nguồn lực ngay từ trong nước mà không phải lệ thuộc vào nhập khẩu như hiện nay.
Đại biểu nhấn mạnh: Đây là giải pháp căn cơ chiến lược. Bởi nếu chậm trễ, khi sự cố dịch bệnh xảy ra thì trước hết là sẽ tổn thất về người, sau đó là sẽ tốn kém tiền của cho nhập khẩu và cuối cùng là có thể sẽ lại xuất hiện thêm một vụ Việt Á mới.
Bộ trưởng làm việc với Đại học Cần Thơ: 'Nhắn tin qua mạng xã hội cho tôi, không cần ngại' Tại buổi làm việc với Trường đại học Cần Thơ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị trường gửi 'bảng điều cần gửi', và ông sẽ gửi lại ý tưởng của ông, coi như là đặt hàng với trường. Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: CHÍ QUỐC Chiều 24-6, tại Trường đại học Cần Thơ, Bộ...