Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đối mặt với bài toán huy động nguồn lực
Theo chương trình dự kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ chủ trì điều hành phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng vào cuối giờ chiều nay.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư sẽ lên “ghế nóng” cuối giờ chiều nay (ảnh IT)
Nhóm vấn đề trọng tâm trong phiên chất vấn bao gồm: Giải pháp cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển; Việc phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý, kiểm soát, tránh lãng phí trong đầu tư công; Trách nhiệm của bộ, ngành trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng còn có thêm buổi sáng ngày mai (15.6) để giải trình các vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu ra.
Trong cuộc trao đổi với báo chí chiều ngày 26.5.mới đây, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định mục tiêu tăng trưởng 6,7% khó nhưng khả thi. Quan trọng là Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương cùng nỗ lực, quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020. Năm hết sức quan trọng hay năm bản lề của Kế hoạch. Năm 2016, tăng trưởng của Việt Nam đạt 6,21%, ở khía cạnh hội nhập, nếu chúng ta không phát triển nhanh hơn thì chúng ta sẽ tụt hậu so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng sẽ tạo nguồn lực phát triển, tạo việc làm, đóng góp ngân sách cho chi tiêu an sinh xã hội, góp phần ổn định xã hội, ổn định chính trị.
Video đang HOT
Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,7% là cao, không thực hiện được nhưng đây là mục tiêu kiên định của Quốc hội, Chính phủ trong các nghị quyết của mình. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cơ sở để nói khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% là bối cảnh quốc tế gần đây có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực, tăng trưởng thương mại, các dự báo quốc tế đều đánh giá tình hình thế giới trong ngắn hạn có dấu hiệu phục hồi, các tác động đến nền kinh tế Việt Nam đều mở.
Trong nước, nông nghiệp đang phục hồi và tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại nông nghiệp. Các dòng đầu tư đang phục hồi, du lịch tăng trưởng tốt, thu ngân sách địa phương đạt khá, xuất khẩu và ngành công nghiệp chế biến chế tạo có nhiều dấu hiệu tốt. Đây là cơ sở để hi vọng và tự tin phấn đấu giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, giải pháp cơ bản của Chính phủ trong dài hạn là phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, cùng với đó là mở rộngthị trường xuất khẩu, xây dựng thị trường trong nước. Hiện trong xuất khẩu, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán tổng cộng 16 Hiệp định thương mại tự do.
Thế giới đang cấu trúc lại thị trường, hệ thống phân phối, cung ứng, nếu Việt Nam nâng cao năng lực, năng suất lao động, chúng ta có thể hội nhập sâu, tận dụng cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với đó, trong nước là thị trường hơn 90 triệu dân với nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Giải pháp trong ngắn hạn của Chính phủ là tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, Chính phủ đang giao Bộ KHĐT xây dựng một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đưa ra các kịch bản về tăng trưởng, hệ thống các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6.2017.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, hướng vào chất lượng tăng trưởng, bền vững chứ không phải chạy theo số lượng tăng trưởng. Tái cơ cấu mới là tiền đề nhanh, bền vững chứ không phải tăng trưởng bằng mọi giá.
Theo Danviet
Bộ trưởng KHĐT: Công tác chuẩn bị dự án thực sự có vấn đề!
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ KHĐT tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội xoay quanh vấn đề về hiệu quả đầu tư công, phân bố ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của các đại biểu sáng 15.6
Mở đầu phần trả lời sáng nay, Bộ trưởng Bộ KHĐT nêu lại câu hỏi ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy - TP. Đà Nẵng hỏi từ cuối giờ chiều qua về trách nhiệm của các bộ ngành và địa phương trong việc thực hiện dự án trọng điểm quốc gia.
Bộ trưởng cho biết, quy định của Luật đầu tư công và Luật đầu tư chỉ có các dự án Quốc gia chứ không có dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, để xác định được trách nhiệm của các bộ, ngành phải nêu lại trách nhiệm được xác định ở các quy định nào. Vấn đề này chúng tôi đã có báo cáo gửi cho các đại biểu. Riêng các dự án quan trọng quốc gia, Bộ KHĐT có 3 trách nhiệm: Chức năng hội đồng thẩm định nhà nước; thực hiện công tác giám sát; tham mưu phân bổ vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư.
Bộ trưởng Bộ KHĐT cũng cho biết, giai đoạn 2011-2015 Bộ KHĐT đã tổ chức thẩm định dự án quan trọng là sân bay Long Thành và đã báo cáo Quốc hội kỳ trước, kỳ này tiếp tục thẩm định dự án Cao tốc Bắc Nam.
FDI vào nông nghiệp chỉ chiếm 0,9%
Trả lời về đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các đại biểu hỏi chiều qua, Bộ trưởng Bộ KHĐT cho biết: Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, sau 30 năm qua kết quả hết sức hạn chế. Thực tế, để thu hút đầu tư vào nông nghiệp rất khó khăn do đất đai nhỏ lẻ, manh mún, không thể thực hiện tích tụ lớn để làm cánh đồng mẫu lớn, áp dụng KHKT vào các mô hình cũng hạn chế. Hạ tầng vùng nông thôn, nguồn lực cũng hạn chế, kết nối giữa người dân và doanh nghiệp còn phức tạp. Do đó, lĩnh vực nông nghiệp chưa hấp dẫn để đủ thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào nông nghiệp. Một số dự án hầu hết là thất bại. Hiện thống kê chỉ có khoảng 1%, chính xác là chỉ khoảng 0,9% đầu tư FDI vào lĩnh vực này.
Giải pháp Bộ KHĐT đã đưa ra để thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp Phải có hạn điền quy mô lớn để cơ giới hóa; hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp với nông dân; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nông nghiệp công nghệ cao; chúng ta đang sửa đổi nghị định 210 có thể áp dụng chính sách cho doanh nghiệp nước ngoài, ưu đãi trong khung của pháp luật cho phép như đơn giản hóa thủ tục đầu tư, giảm chi phí cho doanh nghiệp...
Mỗi năm còn 4000 dự án đầu tư công
Trả lời câu hỏi của ĐB Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) về những vướng mắc trong đầu tư công và trình tự thủ tục xử lý vướng mắc, Bộ trưởng cho biết, như tôi đã báo cáo đây là Luật mới để kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, chống dàn trải, đảm bảo hiệu quả hơn cho các công trình đầu tư. Qua đó, kết quả đạt được là tăng cường quản lý trong tất cả các khâu, từ quy hoạch, kế hoạch, triển khai dự án, giám sát chặt chẽ công trình... Việc lập dự án và bổ sung dự án cũng được quản lý hết sức chặt chẽ, sát với thực tế và đảm bảo công khai minh bạch. Mục tiêu là đảm bảo không gây phiền hà, nhũng nhiễu tiêu cực trong tất cả các ngành các cấp.
Hiện nay, tất cả lựa chọn dự án và quyết định dự án đều do các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động xây dựng đề xuất, căn cứ quy hoạch chiến lược phát triển của bộ, ngành địa phương để chủ động. Việc bố trí vốn cũng tập trung hơn trước, trước đây số vốn thường gấp 3 lần khả năng thực tế nên việc bố trí vốn còn dàn trải. Hiện nay, số dự án giảm đi nhiều. Trước 2013 mỗi năm có 15-16.000 dự án, hiện mỗi năm chỉ còn 3-4.000 dự án.
Bên cạnh kết quả đạt được, trong thời gian qua còn tồn tại hạn chế như Luật quy định còn nhiều nội dung mới nên một số cơ quan chưa nắm chắc mục tiêu, yêu cầu, quy định nên triển khai còn lúng túng.
"Công tác chuẩn bị dự án thực sự có vấn đề. Vướng mắc thủ tục còn phức tạp, chồng chéo, chúng tôi đã có báo cáo Chính phủ và sắp tới sẽ rà soát lại toàn bộ Nghị định 136, Nghị định 15 và các nghị định có liên quan", Bộ trưởng cho biết.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng: "Nếu có tư duy nhiệm kỳ, không xứng đáng là cán bộ" Đề cập đến tư duy nhiệm kỳ, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng câu chuyện này đang tồn tại ở nhiều ngành, nhiều cấp dẫn tới cắt khúc trong quản lý, phân tán nguồn lực đầu tư... "Làm sao để hạn chế, tiến tới bỏ tư duy nhiệm kỳ trong các ngành, cấp?", nữ đại biểu tỉnh Đồng Tháp chất vấn Phó...