Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bộ KHĐT và Tài chính không có chồng chéo
Sáng 2.11, bên hàng lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng đã có trao đổi với báo chí xung quanh đề nghị của đại biểu Quốc hội về sáp nhập một số bộ, ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Zing.vn).
Thưa Bộ trưởng, ông thấy thế nào về chủ trương sáp nhập một số bộ ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng?
- Cái đó chưa ai bàn cả. Nghị quyết của T.Ư nói là có thể đề xuất, vấn đề phải nghiên cứu kỹ, một cách thận trọng để đảm bảo chuyện có nhập hay không nhập. Vấn đề phải dựa trên cơ sở khoa học, có luận cứ, có phương pháp luận và phải đảm bảo tính bền vững chứ không phải nay nhập, mai tách.
Từ thể chế kinh tế của chúng ta, trình độ phát triển của chúng ta, chủ trương đường lối của của chúng ta, từ đó tổ chức các chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình của đất nước và thực tế của thế giới.
Ví dụ như Bộ KH – ĐT trong tương lai cũng có thể tập trung làm những vấn đề vĩ mô, chiến lược, cơ chế chính sách, có tính chất hoạch định tham mưu cho Đảng những vấn đề về định hướng phát triển.
Có đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính có chức năng nhiệm vụ tương đồng nhưng khi làm chính sách thường hay vênh nhau nên nhập lại để thống nhất, tinh gọn đầu mối, Bộ trưởng nghĩ sao?
Video đang HOT
- Tôi cho rằng ý kiến này cũng không hoàn toàn chính xác. Vấn đề phải nói theo chức năng nhiệm vụ chứ đừng nói bộ với bộ. Chức năng nào, nhiệm vụ nào thì thuộc bộ đấy.
Mô hình như Bộ KH-ĐT có nhiều nước áp dụng không thưa Bộ trưởng?
- Hiện nay vẫn còn một số nước áp dụng có thể tên gọi của họ khác nhưng chức năng nhiệm vụ như nhau, cùng làm chức năng tham mưu hoạch định chính sách, đường lối phát triển, quy hoạch phát triển… Ở các nước người ta thường gọi là Bộ Phát triển, Bộ Kinh tế. Như bên Trung Quốc gọi là Uỷ ban Phát triển Tài chính. Tất cả các nước đều có cơ quan làm những nhiệm vụ này.
Chức năng nhiệm vụ của 2 bộ này có trùng nhau thưa Bộ trưởng?
- Không, hai vấn đề khác nhau. Cùng liên quan đến ngân sách, cân đối ngân sách nhưng Bộ KH-ĐT là phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển, còn Bộ Tài chính là làm về phân bổ nguồn lực cho chi thường xuyên.
Nếu có sự chồng chéo, 2 bộ sắp xếp như thế nào thưa Bộ trưởng?
- Không có gì gọi là chồng chéo cả. Việc ai người đó làm, phân định tương đối rõ.
Theo Danviet
Đặc khu kinh tế Việt Nam có nhiều ưu đãi hơn các nước trong khu vực?
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng khái quát, với 9 nhóm tiêu chí, từ chính sách về môi trường đầu tư kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ, đất đai, lao động, thu hút ngoại kiều... các quy định lại dự luật Hành chính - kinh tế đặc biệt hầu hết đều đưa ra mức ưu đãi cao, thuận lợi hơn với các đặc khu, khu kinh tế tự do tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan...
Dự án Luật Hành chính - kinh tế đặc biệt là một nội dung được đưa ra xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội lần đầu, sáng 11/9.
Hiện nay, nền kinh tế đất nước đang có dấu hiệu phát triển chậm lại; năng lực cạnh tranh thấp; việc khai thác các tiềm năng tĩnh, lợi thế tự nhiên và nguồn lực đã dần tới hạn; môi trường đầu tư của Việt Nam cũng đang mất dần tính hấp dẫn do bị cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng thay mặt Chính phủ trình dự án luật Hành chính - Kinh tế đặc biệt trước UB Thường vụ Quốc hội (ảnh: Quochoi.vn).
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin, từ mô hình khu kinh tế hiện đại đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico năm 1942, đến 2016 đã có khoảng 4.500 khu tại 140 quốc gia.
Chưa kể tới việc các đặc khu kinh tế của Việt Nam ra đời sau, cần có những điểm thu hút hơn, việc nhiều quốc gia thất bại với mô hình này cũng khiến các nhà lập pháp Việt Nam đang tỏ ra rất thận trọng khi xây dựng dự án luật.
Theo Bộ trưởng KH-ĐT, qua nghiên cứu cho thấy thành công của các đặc khu kinh tế dựa vào 6 yếu tố: Luật điều chỉnh riêng, trong đó đơn giản hóa thủ tục hành chính và xóa bỏ hạn chế về đầu tư kinh doanh; chế độ ưu đãi thuế, phí; ưu đãi đầu tư riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài vào ngành, nghề ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ... Môi trường đầu tư kinh doanh và chính sách ưu đãi cạnh trạnh quốc tế. Vị trí chiến lược. Chiến lược và mục tiêu phát triển rõ ràng hướng tới những ngành, nghề ưu tiên phát triển và có lợi thế so sánh. Có sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ để đầu tư hạ tầng quan trọng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bộ máy quản lý hành chính tinh gọn và hiệu quả: được phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ mạnh, nhất là quyền lập quy về kinh tế.
Trên cơ sở so sánh 9 nhóm tiêu chí (chính sách về môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng; dịch vụ hỗ trợ đầu tư; ưu đãi đầu tư; đất đai; lao động; giải quyết tranh chấp; thu hút ngoại kiều; xuất nhập cảnh), cơ quan soạn thảo cho rằng, nội dung quy định tại dự thảo Luật hầu hết có ưu đãi cao hơn, thuận lợi hơn so với các đặc khu, các khu kinh tế tự do tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Myanmar.
Cụ thể, dự thảo luật mở cửa thị trường tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt với mức cao hơn các khu vực khác; cắt giảm tối đa ngành nghề kinh doanh có điều kiện; quy định việc đăng ký đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư theo trình tự, thủ tục đơn giản nhất, không thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng và UBND cấp tỉnh theo quy định tại Luật đầu tư...
Về đất đai, dự thảo đưa ra quy định thời hạn sử dụng đất tối đa là 99 năm đối với các dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục, dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển. Quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua, cho thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở và dự án đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.
Lãnh đạo Quốc hội chủ trì phiên họp thứ 14 của UB Thường vụ.
Về phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, dự thảo nâng mức giá trị bán hàng miễn thuế cho khách du lịch Việt Nam và người nước ngoài tại khu phi thuế quan; miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 60 ngày và cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài; cho phép các hãng hàng không quốc tế được phép vận chuyển hàng không quốc tế kết hợp nhiều điểm, trong đó có ít nhất một điểm đến hoặc một điểm đi tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ kinh doanh casino, kinh doanh đặt cược thấp hơn mức thuế suất hiện hành để cạnh tranh với Singapore, Malaysia, Macao trong việc thu hút người nước ngoài chơi casino.
Chính phủ đề nghị xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo hướng không xác định có cấp chính quyền địa phương và do đó không tổ chức HĐND và UBND.
Thay vào đó, tại các đơn vị này, tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình Trưởng Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Trưởng Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh giao theo quy định tại khoản 3 Điều 112 Hiến pháp...
P.Thảo
Theo Dantri
Ông Võ Kim Cự làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã. Ông Võ Kim Cự - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) là một trong ba Phó trưởng Ban chỉ đạo này. Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX ra mắt sáng 7/9...