Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: ‘Tăng cước 3G là đúng quy định…”
Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, việc tăng giá cước 3G là cần thiết và đúng quy định của pháp luật…
Kết quả khảo sát “Nghiên cứu sự hài lòng của người dùng 3G tại Việt Nam năm 2014″ vừa được GfK công bố khẳng định có… 8% người dùng phản đối tăng giá cước 3G. Số người dùng được hỏi là 576 người tại 3 thành phố Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.
Nói cách khác, 92% người dùng “đồng ý” với giả định nhà mạng sẽ tăng cước 3G do GfK đưa ra.
Thông tin này đang nhận được phản ứng từ dư luận. Nhiều người băn khoăn về tính khách quan của cuộc khảo sát. Bởi cả nước có hàng triệu thuê bao di động đang sử dụng 3G, trong khi đó GfK chỉ khảo sát 576 người.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ hôm qua 25/4, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã trả lời và cho biết, việc tăng giá cước 3G vào thời điểm này là phù hợp.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, tăng giá cước 3G vào thời điểm này là hợp lý. Ảnh Viết Cường
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, tăng cước 3G là đúng quy định của pháp luật, tức là chúng ta không bán dưới giá thành. Theo ông Son, hiện nay tất cả các cước phí của chúng ta đều đang bán dưới giá thành. “Chắc chắn Việt Nam là một trong những nước có cước 3G rất rẻ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng cho biết, chúng ta đầu tư rất nhiều hạ tầng nhưng chưa tăng giá cước. Do vậy, việc tăng giá là cần thiết để đầu tư chất lượng hạ tầng tốt hơn. Bộ trưởng nói: “Nếu tăng giá do cạnh tranh không lành mạnh, tăng giá không đúng quy định của pháp luật thì rõ ràng là tăng giá bất hợp lý. Còn nếu tăng giá theo đúng quy định của pháp luật và tăng giá để góp phần đầu tư chất lượng tốt hơn là cần thiết và chúng ta cũng nên ủng hộ, tuyên truyền cho người dân, giải thích cho người dân thấy rằng việc tăng giá là cần thiết, bảo đảm cho người cung cấp dịch vụ có lãi và dùng lãi đó quay trở lại đầu tư cho hạ tầng”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thông tin thêm, hiện nay chúng ta có khoảng 140 triệu thuê bao, trong đó có 10 triệu thuê bao cố định, 130 thuê bao di động.
“Chính vì vậy, vừa rồi có khảo sát mẫu để đánh giá chung, số người được khảo sát là rất nhỏ so với tổng số, nên kết quả sẽ không được chính xác. Tuy nhiên, việc tăng giá 3G này theo đúng quy định của pháp luật và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là không bán dưới giá thành. Hiện nay, thị phần của Viettel là khoảng 50%, thị phần của VinaPhone khoảng 21%, MobiFone khoảng 18% và các nhà mạng khác nữa, tức là có sự cạnh tranh rất gay gắt.
“Chính vì cạnh tranh gay gắt nên các nhà mạng bán giá thấp, nên Chính phủ đã yêu cầu tăng giá, không bán dưới giá thành, xu hướng là chúng ta bán bằng giá thành để doanh nghiệp có tiền đầu tư. Vì sao thời gian qua doanh nghiệp vẫn có lãi, vì chúng ta vẫn sử dụng trên nền 2G, bây giờ phải mở rộng đầu tư hơn nữa, phải tăng giá để lấy thu bù chi. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ hơn nữa để làm sao có tăng giá nhưng tăng giá đúng quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.
Viết Cường
Theo_Vietq
Bộ trưởng Bộ TT&TT: Nhiều nhà báo hoạt động rất tích cực trên Facebook
"Ngoài báo chí truyền thống, một số nhà báo cũng đã tham gia hoạt động trên môi trường mạng rất tích cực, điển hình như Facebook. Ở Trung Quốc người ta nói đây là những dư luận viên trên mạng".
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tại chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son chia sẻ tại chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 19/4.
Một khán giả cao tuổi gửi thư tới chương trình cho biết: Thời gian gần đây, tình hình phát tán thông tin giả mạo và thông tin độc hại vi phạm pháp luật diễn biến khá phức tạp và công khai. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về thực trạng này và tại sao sự việc này lại xảy ra công khai như vậy?
Chúng ta đã có trên 30 triệu người sử dụng internet. Bên cạnh những mặt rất tích cực của Internet, hiện nay những lực lượng phát tán thông tin sai trái để thu lợi bất chính, rồi các thế lực thù địch dùng môi trường internet chống phá chúng ta, nhất là khi đất nước có những sự kiện quan trọng hàng năm. Ví dụ trong năm nay, chúng ta đang triển khai thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ chính trị để triển khai Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12...
Đó là những sự kiện chính trị rất quan trọng diễn ra trong đời sống xã hội hiện nay. Khi đất nước diễn ra những sự kiện quan trọng như vậy thì các thế lực thù địch cũng gia tăng phát tán các thông tin sai trái. Tuy nhiên, như chúng ta thấy lực lượng công an đã xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trật tự, an ninh và an toàn xã hội.
Một khán giả cho rằng, các trang mạng phát tán thông tin độc hại này vẫn thu hút được một số lượng người đọc nhất định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Vậy với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về truyền thông, thông tin ra sao và chúng ta có giải pháp gì để đối phó với tình trạng này, thưa Bộ trưởng?
Đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam nói chung và với Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng. Đương nhiên chúng ta phải tìm cách để quản lý, hạn chế thấp nhất thiệt hại trên môi trường mạng. Chính vì vậy, trong thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng nhiều văn bản và đã ban hành Nghị định 72 năm 2013 để quản lý dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành Thông tư 09/2014 để quy rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của những người cung cấp thông tin trên mạng cũng như sử dụng thông tin trên mạng để làm sao ngăn chặn và nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, của tổ chức xã hội khi cung cấp các dịch vụ thông tin trên mạng và sử dụng các thông tin trên mạng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Gần đây nhất, Chính phủ đề nghị và đã được Quốc hội chấp nhận sẽ xem xét và thông qua Dự án Luật An toàn thông tin. Đây là một Dự án Luật rất quan trọng góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý trên môi trường mạng góp phần bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của những người tham gia hoạt động trên môi trường mạng; bảo đảm an toàn, ngăn chặn những hành vi gây mất an toàn an ninh trên môi trường mạng.
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của lực lượng báo chí nước Nhà trong cuộc đấu tranh với việc ngăn chặn những thông tin sai trái độc hại?
Báo chí chúng ta cũng là những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh có hiệu quả trong việc ngăn chặn những thông tin sai trái, độc hại. Tiêu biểu trong thời gian vừa qua chúng ta thấy báo nhiều cơ quan báo, đài không chỉ tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, là diễn đàn của nhân dân nhưng đồng thời cũng là vũ khí sắc bén để đấu tranh có hiệu quả với các tư tưởng sai trái đang tồn tại trên không gian thực, xã hội thực cũng như xã hội ảo trên môi trường mạng.
Ngoài báo chí truyền thống, một số tờ báo, một số nhà báo cũng đã tham gia hoạt động trên môi trường mạng rất tích cực. Như ở Trung Quốc người ta nói đây là những dư luận viên trên mạng thì các nhà báo của chúng ta đã tham gia tích cực trên môi trường mạng, điển hình như Facebook. Trên môi trường ảo này báo chí sẽ luôn phát huy được vai trò của mình để làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối của Đảng, Nhà nước và cũng là những người lính trực tiếp va đập với những thông tin sai trái.
Với bản lĩnh cùng những bài viết sắc bén để đấu tranh bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, đấu tranh với những luận điệu sai trái trên môi trường mạng góp phần bảo vệ sự bình yên của nhân dân, an ninh của Đất nước. Tôi tin tưởng rằng, các nhà báo của chúng ta trong mọi hoàn cảnh luôn là những người lính xung kích đi đầu để hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền.
Người dân quan tâm đến vấn đề tin nhắn rác có hỏi: Vào giai đoạn cao điểm Tết Ất Mùi vừa qua, tình trạng tin nhắn rác có giảm đi sau khi Bộ Thông tin vàTruyền thông vào cuộc "mạnh tay". Thế nhưng tới thời điểm hiện tại dường như hiện tượng này đang quay trở lại và phát tán khá mạnh mẽ. Vậy Bộ Thông tin Truyền thông đang có giải pháp gì mạnh tay hơn để thực sự chấn chỉnh được hiện tượng này?
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan thanh tra của Bộ cũng như thanh tra của các Sở, ngành và các cơ quan chức năng khác tiếp tục thanh tra giám sát hơn nữa và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và trực tiếp là các nhà mạng để ngăn chặn tin rác, ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp một cách kịp thời.
Tôi cho rằng, tất cả các bài toán khó đều có lời giải. Với tinh thần này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý dịch vụ tin nhắn OTT. Đây là một dịch vụ phát triển mới đem lại nhiều tiện ích nhưng cũng rất khó quản lý.
Để đảm bảo sự bình đẳng trên môi trường mạng, các nhà dịch vụ OTT cũng phải chia sẻ doanh thu của mình với các nhà mạng đang cung cấp dịch vụ hạ tầng cho mình, đồng thời Nhà nước cũng có điều kiện để quản lý hoạt động này, đảm bảo sự bình yên, bảo đảm an toàn trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nghiên cứu các giải pháp, thay vì trước đây các nhà dịch vụ viễn thông cung cấp các đầu số cho các nhà dịch vụ nội dung thì bây giờ Bộ sẽ thu hồi về để trực tiếp xem xét cung cấp cho các nhà dịch vụ nội dung các đầu số này. Đồng thời sẽ có một Thông tư để ký kết hợp đồng hợp tác giữa các nhà mạng và các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Infonet
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông: Quy hoạch báo chí để nâng cao chất lượng Tại chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 15/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận định, quy hoạch báo chí là đưa ra hành lang pháp lý để xây dựng đội ngũ báo chí hợp lý về số lượng và nâng cao chất lượng. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son....