Bộ trưởng Ngoại giao Việt – Trung sắp bàn về biên giới
Bộ Ngoại giao chiều nay (21/8) cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao 2 nước Việt Nam – Trung Quốc sẽ đồng chủ trì hoạt động kỷ niệm 20 năm ký hiệp ước biên giới.
Ngày 23/8, tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ đồng chủ trì “Hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc”.
Đây là sự kiện quan trọng để hai nước tổng kết, đánh giá các thành tựu, kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa hai bên sau 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam – Trung Quốc cũng như việc hợp tác, phát triển tại khu vực biên giới.
Sự kiện quan trọng này cũng đề ra phương hướng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hơn nữa công tác phối hợp quản lý giữa hai bên trên tuyến biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước.
HĐBA Liên hợp quốc: Đại dịch và các thách thức đối với giữ vững hòa bình
Nhận lời mời của Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề "Đại dịch và các thách thức đối với hòa bình bền vững".
Video đang HOT
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Làm trầm trọng hơn nguồn gốc của xung đột như nghèo đói, tị nạn
Nhấn mạnh đại dịch Covid-19, các đại biểu cho rằng không chỉ ảnh hưởng riêng lĩnh vực y tế mà tác động sâu sắc, còn rộng khắp và ở mọi cấp độ, mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Đặc biệt, tại các khu vực và các nước bị ảnh hưởng bởi xung đột, đại dịch làm trầm trọng hơn nguồn gốc của xung đột như: Nghèo đói, tị nạn, bất ổn xã hội, khủng hoảng nhân đạo; đe dọa đảo ngược các tiến trình xây dựng hòa bình, an ninh và phát triển khu vực.
Nhiều đại biểu cho rằng quá trình ứng phó với đại dịch là cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế và sự thống nhất trong hệ thống LHQ - một trong những ưu tiên trong quá trình cải tổ LHQ hướng đến hòa bình bền vững, kết nối ba trụ cột về an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.
Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với chủ đề "Đại dịch và các thách thức đối với hòa bình bền vững".
Phát biểu tại cuộc họp, các nước đánh giá cao việc HĐBA thông qua Nghị quyết 2532 với yêu cầu đình chiến ngay lập tức ở tất cả các khu vực trong chương trình nghị sự của HĐBA, góp phần hiện thực hóa Lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về ngừng bắn toàn cầu;
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và trách nhiệm chung trên cơ sở chủ nghĩa đa phương trong cuộc chiến chống Covid-19; kêu gọi cách tiếp cận có sự tham gia của toàn hệ thống, từ trụ sở LHQ đến các phái bộ trên thực địa, từ các tổ chức khu vực, tiểu khu vực cho đến khu vực tư nhân và các bên liên quan để có thể củng cố các tiến trình xây dựng và gìn giữ hòa bình trong bối cảnh đại dịch.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chia sẻ những tác động sâu sắc của đại dịch đến mọi mặt đời sống nhất là ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột trên thế giới, đe doạ đến những tiến triển đạt được trong tiến trình xây dựng hòa bình và khiến tình hình nhân đạo tại các khu vực này trở nên tồi tệ hơn.
Chống Covid-19 là cuộc chiến không của riêng ai
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng có hệ lụy đa chiều cần có những giải pháp toàn diện, do đó, ở cấp độ quốc gia, cần sự tham gia, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, củng cố thể chế, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác, trong đó cần dành sự quan tâm, hỗ trợ đến các nhóm dễ bị tổn thương như người già, phụ nữ và trẻ em.
Ở cấp độ toàn cầu, cần thúc đẩy các nỗ lực hợp tác đa phương. Trên cơ sở đó, Việt Nam hoan nghênh việc HĐBA đã thông qua Nghị quyết 2532 về ứng phó với Covid-19 và Lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về ngừng bắn toàn cầu.
Đồng thời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia trong bối cảnh đại dịch.
Phó Thủ tướng đề cao vai trò của các Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ trong việc hỗ trợ các quốc gia; cho rằng sự tham gia và phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống LHQ đóng vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá cam kết xây dựng nền hòa bình và phát triển bền vững.
Chia sẻ kinh nghiệm của ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực. Và cho biết trong cuộc chiến chống Covid-19, Indonesia và Việt Nam cùng các nước ASEAN khác đã huy động sức mạnh chung của Cộng đồng nhằm bảo vệ sức khỏe của tất cả người dân, vực dậy nền kinh tế và không để những tác động của đại dịch ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực.
Cho rằng "cuộc chiến chống Covid-19 là cuộc chiến không của riêng ai", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định cam kết của Việt Nam và kêu gọi tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế để cùng nhau ứng phó thành công với đại dịch.
Nội các Sri Lanka tuyên thệ nhậm chức Ngày 12/8, nội các mới của Sri Lanka gồm 26 bộ trưởng đã tuyên thệ nhậm chức sau khi đảng Nhân dân Sri Lanka (SLPP) của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội tuần trước. Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa. Ảnh: AFP/TTXVN Các tân bộ trưởng cùng với 39 quốc vụ khanh đã tuyên...