Bộ trưởng Mỹ cưỡi ngựa đi làm trong ngày đầu tiên
Trong ngày làm việc đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Nội vụ Mỹ, ông Ryan Zinke được nhìn thấy cưỡi ngựa, mặc trang phục cao bồi đến công sở.
Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke (người đội mũ cao bồi) cưỡi ngựa đi làm trong ngày đầu tiên. (Ảnh: Getty)
Theo Bộ Nội vụ Mỹ, trong ngày làm việc đầu tiên vào hôm 2/3, tân Bộ trưởng Ryan Zinke đã cưỡi ngựa từ dọc đường phố Washington tiến về trụ sở Bộ. Trong trang phục cao bồi, ông Zinke được nhìn thấy hộ tống bởi một số cảnh sát cũng đang cưỡi ngựa. Họ được hàng trăm nhân viên liên bang chào đón.
Trên tài khoản Twitter, ông Zinke đã bày tỏ cảm kích vì sự chào đón nồng nhiệt này: “Thật vinh dự khi được sát cánh cùng những sĩ quan dũng cảm của lực lượng cảnh sát bảo vệ, những người chuyên nghiệp, hiến dâng cuộc sống để phục vụ mọi người”.
Ông Zinke, 55 tuổi, được Thượng viện phê chuẩn trở thành lãnh đạo Bộ Nội vụ Mỹ vào hôm 1/3 với 68 phiếu thuận, 38 phiếu chống chủ yếu là nghị sĩ Dân chủ. Trước khi bước vào con đường chính trị, ông từng có thời gian hơn 20 năm phục vụ trong Hải quân Mỹ. Ở cương vị mới, ông sẽ chịu trách nhiệm quản lý đất đai và tài nguyên liên bang. Phát biểu trong phiên điều trần hồi tháng 1, ông từng nói: “Tôi phải ra ngoài và khôi phục lòng tin của công chúng”.
Ông Zinke còn được biết đến là người yêu thích săn bắn, dã ngoại.
Minh Phương
Theo NBC
Samurai đấu hiệp sĩ Trung Cổ: Ai sống sót?
Samurai và hiệp sĩ Trung Cổ đều là những chiến binh thiện chiến trong thời đại của mình và cuộc đối đầu giữa hai lực lượng này luôn là đề tài thu hút sự chú ý.
Hiệp sĩ (ngoài cùng bên trái) và Samurai Nhật Bản (ngoài cùng bên phải). Ảnh minh họa.
Chiến binh Samurai của Nhật Bản và hiệp sĩ thời Trung Cổ của phương Tây là hai lực lượng tinh nhuệ nổi tiếng, phổ biến trong văn hóa đại chúng, bao gồm sách báo, phim ảnh. Hai lực lượng này có giai đoạn tồn tại song song với nhau nhưng chưa từng giáp mặt nhau trên chiến trường.
Trong một cuộc đối đầu giả định, câu hỏi liệu Samurai hay hiệp sĩ Trung Cổ sẽ chiến thắng luôn là đề tài tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi, không có hồi kết.
Tầng lớp có địa vị trong xã hội
Video đang HOT
Samurai và hiệp sĩ đều là khái niệm để chỉ tầng lớp võ sĩ, chiến binh ở đẳng cấp cao hơn dân thường và binh lính thông thường. Samurai và hiệp sĩ đều chiến đấu phục vụ cho lãnh chúa hoặc giới quý tộc giàu có.
Trong bài phân tích của tác giả J. Clements trên trang mạng thearma.org, Samurai và hiệp sĩ đều được huấn luyện để trở thành những chiến binh mạnh nhất, sức chiến đấu cao nhất ở thời đại của mình. Nếu như hiệp sĩ nổi tiếng với khả năng chiến đấu trên lưng ngựa, trang bị bộ giáp dày thì Samurai lại có kỹ thuật cao, sử dụng nhiều loại kiếm khác nhau.
Các Samurai phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức của một võ sĩ đạo (bushido). Các hiệp sĩ lại thuộc hàng thấp nhất trong giới quý tộc, không mang tính chất thừa kế nên cũng phải tuân thủ quy tắc của quý tộc thời Trung Cổ.
Samurai đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 12 và kết thúc vào năm 1876, khi Thiên hoàng mở cửa giao thương với nước ngoài và cải cách, cấm các Samurai mang kiếm, xóa bỏ địa vị xã hội của họ.
Samurai và hiệp sĩ đều đại diện cho tầng lớp có địa vị trong xã hội thời bấy giờ.
Các hiệp sĩ xuất hiện sớm hơn trong thời kỳ Trung Cổ (từ thế kỷ 5-15 ở châu Âu) và còn kéo dài tới thời kỳ Hậu Trung Cổ.
Tuy có cùng một khoảng thời gian cùng tồn tại, nhưng trong lịch sử, hai lực lượng này chưa từng có cơ hội giao tranh với nhau. Bởi nước Nhật trong giai đoạn này theo đường lối bế quan tỏa cảng, hạn chế giao thương tối đa với thế giới bên ngoài.
Hiệp sĩ nổi tiếng khi tham gia vào các cuộc Thập tự chinh đẫm máu, quy mô rộng lớn thì Samurai rơi vào vòng xoáy nội chiến, chiến đấu cho các lãnh chúa (daimyo).
Tuy vậy, lịch sử ghi nhận một số trận chiến hiếm hoi Samurai giao tranh với lực lượng bên ngoài. Điển hình là trận chiến giữa 10.000 Samurai và 40.000 quân Mông Cổ nổi tiếng năm 1274. Nhiều trận đánh nhỏ lẻ diễn ra rải rác và chiến thắng cuối cùng thuộc về các Samurai, với tổn thất ít nhất.
Trong giai đoạn 1592-1598, Samurai từng dưới sự lãnh đạo của tướng Toyotomi Hideyoshi, đã tràn sang tấn công Triều Tiên. Đạt được thắng lợi bước đầu nhưng khi quân Trung Quốc thời nhà Minh sang tiếp ứng, các Samurai buộc phải rút chạy và các bên ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ.
Kỹ thuật cá nhân
Samurai đối đầu với hiệp sĩ Trung Cổ. Ảnh minh họa.
Nếu các Samurai luôn tuân thủ nghiêm ngặt tinh thần võ sĩ đạo, sẵn sàng tử vì đạo thì các hiệp sĩ cũng không hề kém với những điều luật hiệp sĩ mà họ có thể sẵn sàng xả thân chứ quyết không chạy trốn
Về thể hình, rõ ràng các hiệp sĩ châu Âu có ưu thế hơn rất nhiều so với người Nhật thời đó, tuy nhiên trên chiến trường yếu tố này không hoàn toàn quyết định chiến thắng. Bởi vì trong thực tế, các cuộc Thập tự chinh diễn ra với người Hồi giáo hay Mông Cổ, hiệp sĩ châu Âu đều gặp tổn thất nặng nề.
Các Samurai tuy nhỏ người hơn nhưng lại nhanh nhẹn và kiếm thuật điêu luyện hơn, bởi hiệp sĩ thường mặc giáp trụ nặng nề, khiến độ linh hoạt kém.
Áo Giáp
HIệp sĩ nổi bật với bộ áo giáp dày che kín mặt.
Bộ giáp là trang phục không thể thiếu của các chiến binh khi ra chiến trường. Giáp sắt hoàn toàn thay đổi cách thức sử dụng kiếm. Áo giáp cũng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển hay thậm chí là những cử động nhỏ nhất.
Ở thời Trung Cổ, bộ giáp châu Âu được thiết kế để đánh bại kẻ địch dùng kiếm, trong khi kiếm Nhật lại có xu hướng tìm kẽ hở để tạo ra những vết cắt chết người.
Giáp của Samurai được thiết kế bao gồm cả những sợ tơ đan chéo với nhau để chống lại vết cắt chết người do thanh kiếm Katana gây ra. Nhờ vậy, các chiến binh Samurai có thể di chuyển linh hoạt hơn hiệp sĩ nhưng vẫn được bảo vệ tối đa.
Nhưng nếu nhúng vào nước, bộ giáp sẽ trở nên nặng nề hơn rất nhiều. Thiết kế áo giáp của các Samurai thời ban đầu còn có thể chống được cung tên. Nhưng khả năng bộ giáp chống được đòn tấn công mạnh mẽ của hiệp sĩ hay không là câu hỏi chưa có lời giải thỏa đáng.
Bên cạnh đó, nếu như hiệp sĩ không sử dụng kiếm lớn, các chiến binh Trung Cổ thường mang theo tấm khiên. Đây là cách phòng ngự hiệu quả, giúp các hiệp sĩ chống đỡ đòn tấn công của kẻ địch trước khi đưa ra phương án phản công.
Bô áo giáp của Samurai giúp dễ dàng hơn trong việc di chuyển, chiến đấu.
Có thể nói, chiến đấu với kiếm ngắn và tấm khiên đem đến khả năng công thủ toàn diện, với xu hướng nghiêng về phòng thủ hơn, phù hợp trong môi trường tấn công trực diện hoặc kết hợp nhiều đơn vị khác nhau.
Xét trên khía cạnh này, các hiệp sĩ Trung Cổ có lợi thế hơn Samurai Nhật Bản. Bởi đơn giản, phòng thủ luôn dễ hơn tấn công.
Vũ khí
Không giống như quan niệm của nhiều người, Samurai sử dụng nhiều loại kiếm khác nhau, tùy thuộc vào mục đích trên chiến trường. Nổi tiếng nhất là Katana, Nodachi (kiếm lớn), Naginata (thương dài) và các loại kiếm nhỏ hơn.
Thanh kiếm Katana được biết đến rộng rãi nhất bởi thiết kế đa năng. Katana phù hợp với các động tác cắt, đâm trong môi trường chiến đấu có áo giáp hoặc không áo giáp, trên lưng ngựa hoặc sử dụng hai tay.
Trên lưng ngựa, các Samurai còn sử dụng cung nỏ và Naginata. Trong khi đó, các hiệp sĩ hầu như luôn chiến đấu trên lưng ngựa và sử dụng vũ khí là một cái thương và một thanh kiếm dài. Các hiệp sĩ sử dụng ngựa dần dần trở thành một phần thân thể không thể thiếu của chính mình.
Các Samurai từng dùng gươm chặt gãy chân ngựa của kỵ binh Mông Cổ nhằm khiến quân Mông Cổ mất đi ưu thế. Nếu đối mặt với hiệp sĩ Trung Cổ, kịch bản tương tự có thể xảy ra.
Thanh kiếm Katana nổi tiếng của các Samurai.
Hơn nữa, những hiệp Sĩ Trung Cổ vốn mạnh khi chiến đấu trên lưng ngựa sẽ tỏ ra chậm chạp vì bộ áo giáp nặng nề khi cận chiến giáp lá cà trên mặt đất với những Samurainhanh nhẹn, điêu luyện kiếm thuật.
Thanh kiếm Katana rất mỏng, có thể lách nhanh qua các khe hở của giáp trụ và cắt gân ngay tại các khớp, vô hiệu hóa cả khả năng chiến đấu của đối phương.
Có thể nói, đánh giáp lá cà trên mặt đất là thế mạnh của Samurai. Trên lưng ngựa, Samurai cũng linh hoạt hơn khi dùng cung tên, so với việc phải duy trì theo đội hình ngựa của hiệp sĩ.
Sở dĩ các hiệp sĩ không được phép dùng cung, nỏ vì theo quan niệm thời Trung Cổ, các chiến binh phải mặt đối mặt giao tranh, bắn từ xa là điều hèn hạ.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố khi so sánh khả năng chiến đấu của Samurai và hiệp sĩ. Trong thời hiệp sĩ suy giảm vai trò của mình thì Samurai lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, binh chủng nào trong quân đội cũng cần phải được sử dụng trong chiến thuật phù hợp, để đạt hiệu quả tối đa.
Tác giả J. Clements kết luận, một chiến binh giỏi phụ thuộc chính vào yếu tố kỹ thuật và năng lực cá nhân.
Dù Samurai và hiệp sĩ có cách chiến đấu, mặc trang phục với mục đích khác nhau nhưng phải thực chiến mới biết ai là người giỏi hơn, hoặc ít nhất là người... may mắn hơn.
Theo Danviet
Bộ trưởng Mỹ không coi báo chí là 'kẻ thù' như Trump Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis nêu quan điểm về phát ngôn của Trump nói truyền thông Mỹ là "kẻ thù của dân Mỹ". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis. Ảnh: Reuters "Tôi từng có vài lần tranh cãi với báo chí. Nhưng tôi cho rằng báo chí là một cử tri mà chúng ta thỏa thuận. Cá nhân tôi không có...