Bộ trưởng Mỹ cáo buộc Nga ‘vũ khí hóa’ quá trình hội nhập kinh tế
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tuyên bố Mỹ sẽ mang đến những hậu quả khắc nghiệt đối với các quốc gia phá vỡ trật tự kinh tế quốc tế.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đến thăm thủ đô Seoul, Hàn Quốc – Ảnh: REUTERS
Trả lời Hãng tin Reuters ngày 18-7, bà Yellen cáo buộc Nga đã “vũ khí hóa” quá trình hội nhập kinh tế, đồng thời kêu gọi tất cả các nước có trách nhiệm đoàn kết để chống lại cuộc chiến ở Ukraine.
Nữ bộ trưởng trên cho biết Mỹ đang tăng cường quan hệ thương mại với Hàn Quốc và các đồng minh đáng tin cậy khác để cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và ngăn chặn sự thao túng của các đối thủ địa chính trị.
Bộ trưởng Yellen đang ở Hàn Quốc, trong chặng cuối cùng của chuyến thăm 11 ngày của bà tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Bà Yellen cho biết bà sẽ thảo luận về đề xuất áp mức trần cho giá dầu Nga với các quan chức hàng đầu của Hàn Quốc.
Sáng 19-7, bà Yellen đã được giám đốc điều hành Công ty LG Chem, ông Hak Cheol Shin, đưa đi tham quan các cơ sở của LG tại Seoul.
Hôm 18-7, bộ trưởng tài chính Mỹ thông báo Washington muốn chấm dứt sự “phụ thuộc quá mức” vào đất hiếm, tấm pin mặt trời và các mặt hàng thiết yếu khác của Trung Quốc.
Tuy vậy, bà Yellen cũng cho biết Trung Quốc lắng nghe những quan ngại của Mỹ trong các lĩnh vực khác và đã có một số động thái mang tính xây dựng trong việc tái cơ cấu nợ của các nước thu nhập thấp.
“Chúng tôi đang có những mối lo lắng thực sự liên quan tới Trung Quốc và thúc đẩy để giải quyết chúng, nhưng tôi không muốn truyền tải một bức tranh chỉ có các hành động thù địch leo thang với Trung Quốc”, bà nói.
Hợp tác Nga - Ấn kìm hãm chiến lược địa chính trị của Mỹ
Dù quan hệ Ấn-Mỹ dường như đã được cải thiện hồi năm ngoái, nhưng New Delhi vẫn tăng cường mua dầu thô từ Nga, bất chấp cảnh báo của Washington.
Các quan chức Mỹ và Ấn Độ tham gia đối thoại "2 2" năm 2022. Ảnh: PTI
Cho đến gần đây, Washington cho rằng Ấn Độ có thể đứng về phía Mỹ trong cuộc cạnh tranh cường quốc ngày càng tăng giữa một bên là Mỹ và các đồng minh, bên kia là Trung Quốc và Nga.
Tuy nhiên, một loạt diễn biến mới đã làm "trật bánh" sự lạc quan này, khiến một phần quan trọng trong chiến lược kinh tế, quân sự và năng lượng ở Trung Đông và châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ trở nên thiếu hiệu quả.
Ví dụ mới nhất về việc Ấn Độ không đóng vai trò quan trọng như Mỹ kỳ vọng là rất nhiều hợp đồng dầu mỏ đang được thực hiện bởi New Delhi và Moskva, bất chấp sự phản đối của Washington.
Trong chiến lược kiềm chế Bắc Kinh của Washington, Ấn Độ nổi lên là một lựa chọn. Đầu tiên, về mặt chính trị, dường như Ấn Độ đã sẵn sàng thách thức Trung Quốc sau khi hai bên xảy ra đụng độ vào ngày 15/6/2020 ở Thung lũng Galwan.
Về mặt kinh tế, Ấn Độ có tiềm năng trở thành khách hàng mua năng lượng thay thế Trung Quốc đối với những đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, qua đó làm giảm sự hợp tác giữa các nước này với Trung Quốc. Theo dự báo được công bố vào quý 1/2021 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Ấn Độ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở mức 25% trong hai thập kỷ tới, vượt qua Liên minh Châu Âu (EU) trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới vào năm 2030.
Cụ thể hơn, Ấn Độ dự kiến tiêu thụ năng lượng tăng gần gấp đôi khi GDP của quốc gia này tăng lên ước tính 8.600 tỷ USD vào năm 2040. IEA cho rằng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ sẽ khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, đi ngược với hy vọng của Washington, Ấn Độ gần đây đã tăng cường hợp tác với Nga, một cường quốc khác mà Mỹ đang lợi dụng cuộc xung đột ở Ukraine để áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhằm làm suy yếu Moskva.
Trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ, hai bên đã ký kết 28 thỏa thuận đầu tư trong một loạt lĩnh vực, không chỉ có dầu mỏ, khí đốt và hóa dầu, thép và đóng tàu, mà còn cả các vấn đề quân sự. Các thỏa thuận quân sự gồm việc Ấn Độ sản xuất ít nhất 600.000 khẩu súng trường tấn công Kalashnikov và điều đáng lo ngại hơn nữa đối với Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla tuyên bố rằng hợp đồng năm 2018 liên quan đến hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đang được thực hiện.
Tiếp theo, Ấn Độ đã không bỏ phiếu tán thành nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ hậu thuẫn nhằm lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Ấn Độ đã không áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga theo lời kêu gọi của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman thậm chí còn phát biểu rằng với năng lượng giá rẻ của Nga, Ấn Độ nên tăng cường mua vì nó cần thiết cho nhu cầu của nước này.
Chiến thuật mới nhất của Washington dường như là muốn thuyết phục New Delhi rằng Moskva không còn là một đối tác an ninh đáng tin cậy. Thông điệp của Mỹ về quan điểm của Ấn Độ đối với cuộc xung đột ở Ukraine đã trở nên cứng rắn trong những tuần gần đây, khi cảnh báo về những hậu quả tiềm tàng nếu tiếp tục giao dịch với Moskva.
Mỹ cũng đưa ra tín hiệu mới nhất nhằm thuyết phục Ấn Độ nên suy nghĩ lại về mối quan hệ an ninh lâu dài với Nga: Tại New Delhi trong tháng này, quan chức hàng đầu của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Daleep Singh cho biết Ấn Độ không tin vào sự hỗ trợ của Nga nếu Trung Quốc tiến hành một hành động khiêu khích ở biên giới của Ấn Độ trong thời gian tới. Mỹ cho rằng Ấn Độ không thể dựa vào sự hỗ trợ của Nga, đặc biệt là vì cuộc xung đột Ukraine đã khiến Moskva xích lại gần Bắc Kinh hơn.
Tóm lại, bất chấp sự lôi kéo từ Mỹ, New Delhi vẫn duy trì mối quan hệ đối tác truyền thống với Moskva. Yếu tố này vẫn là một thách thức đối với mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ trong thời gian tới.
Đã đến lúc Mỹ thúc đẩy ngoại giao chấm dứt xung đột ở Ukraine? Với bế tắc, tổn thất kéo dài ở phía trước, những tác động tiêu cực của cuộc xung đột Nga - Ukraine đối với toàn thế giới sẽ tiếp tục gia tăng. Xung đột Nga - Ukraine càng kéo dài, tổn thất của các bên liên quan càng lớn. Ảnh: AP Theo nhận định mới đây của ông Mark Hannah, giảng viên tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương

Quan chức LHQ cảnh báo thảm họa nhân đạo tại Gaza

Quân đội Israel cân nhắc thiết lập khu vực nhân đạo mới ở Gaza

Mỹ và Iran bất đồng về chương trình làm giàu uranium và tên lửa

Tổng thống Palestine bổ nhiệm người kế nhiệm tiềm năng

Tổng thống Donald Trump muốn tàu Mỹ đi qua Panama và Suez miễn phí

Tảng đá 3,6 tỷ năm tuổi ở Mỹ đạt kỷ lục thế giới

Pakistan: Tìm cách đảm bảo nguồn cung thuốc sau khi cắt quan hệ thương mại với Ấn Độ

Israel đánh chặn thành công tên lửa và UAV phóng từ Yemen

Xung đột Nga - Ukraine: Tổng thống Putin tái khẳng định sẵn sàng đàm phán

Ấn Độ, Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công đẫm máu ở Kashmir

Tổng thống Estonia tiết lộ nội dung trao đổi riêng với Tổng thống Trump về vấn đề Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Bradley Cooper đã cầu hôn siêu mẫu Gigi Hadid?
Sao âu mỹ
21:51:12 27/04/2025
"Ông hoàng miền Tây" ra Hà Nội hát lót, gửi tiền về quê mua vàng tích lại, giờ giàu sụ
Tv show
21:48:00 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Nóng: Rộ tin Ngô Diệc Phàm gặp biến căng trong tù, tình cũ hot girl "mất tích" bí ẩn hơn 2 tháng qua
Sao châu á
21:21:15 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
5 lần 7 lượt "mập mờ" chuyện cưới xin, Mai Phương Thuý lộ 1 chi tiết gây xôn xao trong bức ảnh mới toanh
Sao việt
21:03:34 27/04/2025
Mũ vành tròn: vừa chống nắng, vừa nâng tầm phong cách
Thời trang
20:32:54 27/04/2025
Đoạn clip 2 phút hé lộ bí mật động trời chôn vùi sự nghiệp của tổng tài hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
20:25:18 27/04/2025
Hội idol Hàn gợi ý những kiểu tóc ngắn giúp nâng tầm nhan sắc hiệu quả
Làm đẹp
20:06:34 27/04/2025
Gặp khó khi chăm con ốm, Chu Thanh Huyền vợ Quang Hải cầu cứu mẹ chồng, hội mẹ bỉm sữa cũng đồng cảm
Sao thể thao
19:00:45 27/04/2025