Bộ trưởng muốn nhường ghế đại biểu Quốc hội cho người chuyên trách
Ông Trần Hồng Hà băn khoăn “phải chăng cứ bộ trưởng phải là đại biểu Quốc hội” và khẳng định nếu Quốc hội muốn chất vấn bộ trưởng thì có thể tiến hành bất cứ lúc nào.
Sáng 29/10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được các đại biểu thảo luận tại tổ. Nội dung được quan tâm nhiều nhất là làm sao tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Tâm sự trên cương vị vừa là tư lệnh ngành, vừa là đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói bộ, ngành chịu trách nhiệm công tác quản lý, cơ chế, chính sách pháp luật và các khâu tổ chức thực hiện, song thực tế các công việc này phân cấp nhiều cho địa phương.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Hoàng Hà.
Bởi vậy mới có thực tế “hỏi câu bộ trưởng không nắm được, bị nhân dân phê bình, nhưng thực tế thẩm quyền đó đã phân cấp cho địa phương”.
Nhìn nhận tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá chưa có sự đổi mới. Điển hình, bộ trưởng là đại biểu Quốc hội, sau này Chủ tịch tỉnh cũng là đại biểu Quốc hội khiến khâu chỉ đạo, điều hành rất khó khăn.
“Quốc hội có quyền yêu cầu bộ trưởng giải trình để có những phiên chất vấn, nhưng phải chăng cứ bộ trưởng, chủ tịch UBND phải là đại biểu Quốc hội? Chúng tôi muốn chuyển phần này sang để tăng được số đại biểu chuyên trách. Như thế thì thuận hơn”, ông Hà nói.
So sánh với nghị viện một số nước có thể chất vấn bộ trưởng bất cứ lúc nào, ông Hà cũng cho rằng trách nhiệm giải trình không chỉ của bộ trưởng mà còn cả chủ tịch UBND các địa phương.
Video đang HOT
“Nếu thực hiện được thì việc này là bước thay đổi lớn trong hoạt động của chúng ta. Tôi đồng tình không chỉ 35% mà có thể có 50-60% đại biểu chuyên trách để Quốc hội có vai trò khác đi”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Ông cho rằng hiện nay Quốc hội không thấy vấn đề bức xúc để cùng nhau xây dựng mà cứ để cơ quan hành pháp xây dựng, bảo vệ, và có nhiều ý kiến đòi trách nhiệm đến cùng. Vì vậy, cần có những bộ luật do các cơ quan chuyên trách của Quốc hội xây dựng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Minh Châu.
Chia sẻ quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói với số lượng đại biểu chuyên trách như hiện nay rất khó khăn trong việc rà soát các văn bản luật, nếu không cẩn thận sẽ không thể phát hiện các lợi ích cài cắm trong luật.
Ông Thanh cũng bày tỏ băn khoăn khi thực tế có những phiên họp toàn thể của Ủy ban, phải có sự “châm chước” mới đảm bảo thành viên tham dự. Nếu tới đây theo quy định mới nhiều cuộc họp sẽ phải dừng lại vì không đảm bảo đúng quy định của luật.
“Chúng tôi có 44 thành viên ủy ban nhưng chỉ có 9 ủy viên thường trực thì lấy đâu ra nữa để đủ 22 người tham dự cuộc họp”, ông Thanh nêu thực tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng kiến nghị cơ chế, chính sách dành cho các ủy viên chuyên trách vì nếu như hiện nay chắc sẽ khó thu hút được các đại biểu có tâm huyết, trách nhiệm về làm việc cho các cơ quan của Quốc hội.
Theo Zing.vn
Sân bay Long Thành cần hai trục đường bộ để không thành "ốc đảo"
Một đại công trình như sân bay Long Thành qua nhiều lần trình Quốc hội, mới phát hiện ra cần hai trục kết nối đường bộ để không trở thành "ốc đảo".
Chiều 24/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể trình bày Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1. Theo đó, một trong những điều trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này là bổ sung hai tuyến đường bộ kết nối với sân bay Long Thành với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cụ thể, tuyến số 01 (dài 3,8 km) kết nối trục chính Cảng (đầu phía Tây) với Quốc lộ 51. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 6 làn xe. Giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh, gồm 10 làn xe chạy chính và 06 làn đô thị song hành;
Tuyến số 02 (dài 3,5 km) kết nối tuyến số 01 với đường cao tốc thành phố HCM - Long Thành - Dầu Giây. Quy mô mặt cắt ngang 04 làn xe, chạy theo hai nhánh song hành với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết hai tuyến đường này là kết nối quan trọng, trực tiếp phục vụ cho hoạt động của Cảng hàng không cả trong quá trình xây dựng, cũng như bảo đảm sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng, phục vụ quá trình hoạt động sau này.
Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần hết sức lưu ý, hiện Quốc lộ 51 và đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã quá tải, thường xuyên ùn tắc, khó bảo đảm giao thông cho Cảng HKQT Long Thành.
Mặt khác, kết nối Cảng HKQT Long Thành với tuyến đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị TP.HCM dự kiến đến năm 2040 mới được đầu tư. Như vậy, kết nối giao thông cho Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 khó có thể được bảo đảm.
Đại công trình với nguy cơ thành "siêu ốc đảo" nếu thiếu 2 trục kết nối
Với thực trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng HKQT Long Thành được kỳ vọng sẽ trở thành cửa ngõ lớn và quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Quốc hội cũng kỳ vọng dự án sớm được triển khai với việc thông qua Nghị quyết 53 năm 2017 về giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành, tuy nhiên ngoài việc mới giải ngân được 1% số vốn dành cho giải phóng mặt bằng, việc trình thông qua bổ sung hai tuyến đường, được coi là huyết mạch phục vụ cho hoạt động sân bay Long Thành, khiến một số đại biểu băn khoăn.
Đại biểu Trương Anh Tuấn, đoàn Nam Định
Đại biểu Trương Anh Tuấn, đoàn Nam Định nêu ý kiến: "Tôi băn khoăn rằng làm một đại dự án lớn như Long Thành mà tại sao lại vướng một sơ suất không nhỏ là không thiết kế một con đường đi vào. Để khi triển khai giai đoạn 1 của dự án mới giật mình thấy rằng, dự án này nếu không làm hai con đường này thì sẽ như một ốc đảo".
"Hiện nay Quốc hội bắt buộc phải tính phương án để sớm có con đường vào, trước mắt để phục vụ thi công. Thế nhưng, rõ ràng đó là sơ suất không nhỏ trong quá trình triển khai xây dựng dự án", đại biểu Trương Anh Tuấn nói.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Công Hồng, tỉnh Đồng Nai cũng nêu thắc mắc: "Tôi có cảm nhận là xây dựng Cảng HKQT Long Thành theo kiểu vừa thiết kế vừa thi công. Tại sao đối với một đại dự án như vậy, khâu thiết kế lại không có đủ tầm nhìn chiến lược, thiếu tính tổng thể để đưa ra Quốc hội quyết một lần?".
Cảng HKQT Long Thành có tổng mức đầu tư dự kiến là 111.689 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,779 tỷ USD. Như vậy, tổng mức đầu tư Dự án thấp hơn tổng mức đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng là 4,782 tỷ USD)./.
Theo Vân Anh/VOV.VN
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: Tôi cũng ăn nước sông Đà nhiễm dầu 3 ngày Bên hành lang Quốc hội chiều 22-10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết ông cũng có 3 ngày sử dụng nguồn nước sông Đà bị nhiễm dầu, đồng thời cho rằng bán thuốc giả bị xử phạt tù thì việc cung cấp nước bẩn cũng có thể bị phạt tù. Trả lời báo chí bên hành...