Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Mật chẳng qua là để bưng bít với nhau”
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng việc không công khai, minh bạch, bưng bít thông tin dẫn đến nhũng nhiễu. “Vấn đề gì cần không khai thì phải công khai. Chẳng có gì là nhạy cảm nếu chúng ta công khai đúng mức. Mật chẳng qua là để bưng bít với nhau”, ông Dũng nói.
Tại buổi làm việc giữa tô công tac cua Thu tương Chinh phu với UBND TPHCM diễn ra ngày 21/10, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, TP chậm trễ trong việc hoàn thành nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo mà Chính phủ giao. Ông Dũng cũng đánh giá việc giải quyết khiếu nại tố cáo mà chủ yếu liên quan đến tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng và đây là vấn đề phức tạp. Đặc biệt đối với TP lại càng phức tạp.
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lưu ý, trong giải quyết khiếu nại tố cáo thì không gì bằng lãnh đạo trực tiếp đối thoại. “Người dân muốn gặp lãnh đạo để xem việc đó có đúng không, giải quyết có thấu tình đạt lý chưa? Mình càng né tránh thì càng phức tạp, nhất là đối với các vụ khiếu kiện đông người phải giải quyết dứt điểm”.
“Tổng Thanh tra Chính phủ hỗ trợ TP trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo. Bởi vì, một sự việc ở TP được giải quyết tốt thì nó mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của TP và cả nước. TP mà không tăng trưởng thì cả nước đi lùi”, ông Dũng nói.
Ông Dũng yêu cầu kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo phải công khai cho bà con biết. Nếu giải quyết tới cùng rồi mà người dân không đồng ý thì hướng dẫn khởi kiện ra tòa theo quy định.
Video đang HOT
Về cải cách hành chính, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng các dịch vụ công tại TPHCM đang có xu hướng tự lùi. “Từ đó, ta thấy vấn đề nhũng nhiễu lẽ ra không có mà TP lại xảy ra nhiều. Do TP không công khai, không ứng dụng công nghệ thông tin nên tạo ra vấn đề bưng bít thông tin”.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, vấn đề gì liên quan đến an ninh quốc phòng, nhạy cảm chính trị thì đương nhiên đã có quy định. “Còn vấn đề gì cần công khai minh bạch thì chúng ta công khai. Chẳng có gì là nhạy cảm nếu chúng ta công khai đúng mức. Công khai ra thì còn gì phải hỏi, còn gì nhạy cảm nữa. Mật chẳng qua là để bưng bít với nhau chứ có gì đâu mà mật”, ông Dũng nói.
Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhắc đến trường hợp cán bộ Sở Giao thông Hà Nội đánh nhân viên hàng không ở sân bay Nội Bài và cho rằng đây là hành vi khiếm nhã, vô văn hóa. Đây không phải là vụ việc nhỏ và Thủ tướng có chỉ đạo xử lý.
“Có cô bảo với tôi là vụ việc nhỏ như vậy mà Thủ tướng cũng có văn bản chỉ đạo. Tôi bảo việc này không nhỏ. Nếu cô hay mẹ cô bị đánh như vậy chắc sẽ la làng lên cho cả xóm biết. Thế nào là nhỏ với to?”, ông Dũng nói.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết thêm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc nhở, TPHCM đã tạo điều kiện tốt cho người dân khởi nghiệp nhưng vẫn để xảy ra những vụ việc như quán cà phê Xin Chào, vụ dọa khởi tố người bán điện thoại cũ. TP cần làm tốt hơn việc này, không để tái diễn những trường hợp tương tự, thực hiện nghiêm quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.
“Khi xảy ra vụ quán Xin Chào, có lãnh đạo Công an TP phát biểu rằng việc nhỏ như cái móng tay. Nhưng Thủ tướng nói nếu người nhà anh đi tù thì việc nhỏ hay to? Không thể phát ngôn như thế, người dân không thể chấp nhận”, ông Dũng nêu rõ ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Quốc Anh
Theo Dantri
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra các bộ, địa phương "nợ" nhiều việc
Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, diễn ra chiều nay (31/8).
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016, Chính phủ thảo luận dự thảo Nghị định về Quy chế làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Đây là văn bản quan trọng quy định tổng thể công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Dự thảo Nghị định sửa 38/41 điều, thêm 9 điều so với quy định hiện hành.
Văn bản này rất quan tâm đến cải cách hành chính, cũng như quy trình giải quyết các nhiệm vụ, nhất là về thẩm quyền giải quyết.
"Có ý kiến cho rằng chúng ta họp nhiều, như vậy thì phải xác định xem có đúng thẩm quyền không, trách nhiệm của các bộ trưởng, các thành viên Chính phủ đã rõ chưa, để từ đó đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ đúng thẩm quyền, không đùn đẩy, không đẩy việc lên Chính phủ...", ông Dũng nói.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết, khi Quy chế làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ mới được ban hành, sẽ khắc phục sự giao thoa về nhiệm vụ của các bộ, ngành, khắc phục các "khoảng trống" trách nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định để sớm ban hành. Sau khi văn bản này được ban hành, các bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải nhanh chóng ban hành quy chế làm việc của bộ, địa phương.
Quy chế làm việc của Chính phủ có điểm mới là tạo sự chủ động cho các thành viên Chính phủ.
Liên quan đến triển khai quan điểm nhất quán của Chính phủ nhiệm kỳ mới là nói đi đôi với làm, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận xem bộ máy hành chính các cấp đã hướng về người dân và doanh nghiệp chưa. Thủ tướng muốn bộ máy chính quyền các cấp, từ xã, huyện, tỉnh phải chuyển động, chứ không chỉ Chính phủ chuyển động...
"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu sắp tới Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các bộ, ngành, địa phương còn nợ đọng nhiều việc. Công tác này phải làm thường xuyên theo hướng đánh giá khách quan, công tâm, trong đó tập trung làm rõ nguyên nhân chủ quan để hàng tháng báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ, để có hướng giải quyết...", ông Dũng nói.
Hữu Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thông tư 20 về nhập ôtô: DN chờ chỉ đạo của Thủ tướng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay Thủ tướng sẽ có ý kiến chỉ đạo về Thông tư 20 sau nhiều tranh cãi liên quan đến điều kiện kinh doanh nhập ôtô. Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ ngày 2/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu quan điểm của...