Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không chấp nhận hiện tượng Khá Bảnh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bình luận về vụ việc Khá “Bảnh”.
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới vụ việc của Ngô Bá Khá (Khá Bảnh) – một thanh niên có sức ảnh hưởng lớn trong giới trẻ dù liên tục đăng tải trên mạng xã hội những video tục tĩu, bạo lực – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, đây là hành động “không thể chấp nhận được”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Zing.vn
Ông Mai Tiến Dũng cho rằng, những hiện tượng như Khá “Bảnh” là vấn đề cực kỳ không tốt, rất nguy hiểm cho giới trẻ hiện nay.
Ông Dũng cho rằng, với những người va chạm, từng trải cuộc sống, biết được điều đúng, điều sai thì có thể đánh giá được sự việc.
“Tuy nhiên, vụ việc Khá Bảnh là rất nguy hiểm, cực kỳ không tốt trên mạng xã hội hiện nay, nếu diễn đi diễn lại, tầng lớp trẻ, các cháu mới lớn tiếp xúc sẽ rất nguy hiểm” – Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
“Thủ tướng yêu cầu gay gắt quản lý những thông tin không đúng sự thật. Tôi thấy Bộ Công an xử lý vụ việc này là rất đáng mừng, bởi nó không thể chấp nhận được” – ông Mai Tiến Dũng nói.
Theo ông Mai Tiến Dũng, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ hôm nay, Thủ tướng đã có ý kiến rất gắt gao đối với Bộ TT&TT liên quan đến quản lý mã độc, thông tin xuyên tạc, không đúng sự thật, phản cảm, tục tĩu.
“Những trường hợp như thế này không thể chấp nhận được trong một xã hội lành mạnh” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Liên quan đến vụ bắt giữ Ngô Bá Khá, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho hay, Công an tỉnh Bắc Ninh đã bắt và khởi tố Ngô Bá Khá về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Lực lượng công an đã nắm chắc quy luật hoạt động của đối tượng nên đã tiến hành bắt giữ kịp thời.
“Hiện tại, lực lượng công an đã nắm chắc và củng cố chứng cứ. Chúng tôi thấy phải ngăn chặn kịp thời các đối tượng tội phạm hoặc bất hảo reo rắc tư duy xấu cho lớp trẻ” – ông Nam nói.
Bộ Tài chính lý giải giá xăng tăng mạnh từ 17h ngày 2/4
Liên Bộ Công Thương – Tài chính vừa phát đi thông báo liên quan đến điều hành giá xăng dầu kể từ 17 giờ chiều 2/4: mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng thêm 1.377 đồng, lên mức 18.588 đồng; xăng RON 95 tăng 1.484 đồng, lên mức 20.033 đồng. Các mặt hàng dầu cũng tăng 1.086 – 1.219 đồng mỗi lít, kg tuỳ loại.
Video đang HOT
Lý giải về mức tăng lần này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc quản lý điều hành giá xăng dầu đang tiến tới giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Xăng tăng giá mạnh dù đã dùng Quỹ bình ổn.
Hiện cả nước có 28 đầu mối xuất nhập khẩu trực tiếp xăng dầu, chứ không còn như trước đây, chỉ có doanh nghiệp Petrolimex.
Hơn nữa, việc điều hành được thực hiện 15 ngày/lần theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu với công thức có thể tính được theo chiều hướng tăng hay giảm của giá dầu thế giới và chỉ duy nhất có thể sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu can thiệp vào một số trường hợp nào đó.
Nhà nước không bỏ ngân sách để can thiệp vào việc điều hành. “Xăng dầu là một trong rất ít mặt hàng thiết yếu được đưa đến rất sát với thị trường xăng dầu thế giới”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Theo Thứ trưởng, việc điều tiết thị trường xăng dầu gần đây nhất là ngày 20/3 khi quyết định tăng giá điện, trong khi ngày 18/3 đã đến kỳ điều chỉnh giá xăng.
Tại thời điểm đó giá xăng dầu thế giới tăng, để tránh cùng lúc tăng kép 2 mặt hàng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô Chính phủ đã quyết định thời điểm đó không tăng giá xăng dầu mà sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu.
Theo đó, xăng E5RON92 đã trích Quỹ bình ổn 2.801 đồng/lít; xăng RON95 chi 2.061 đồng/lít; dầu diesel 1.343 đồng/lít; dầu hỏa 1.065 đồng/lít…
Tuy nhiên từ kỳ điều chỉnh trước đến kỳ điều chỉnh này, giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng. Thứ trưởng thông tin thêm, nếu không dùng tiếp Quỹ bình ổn xăng dầu lần này thì mỗi lít xăng E5 RON 92 đã tăng trên 3.400 đồng, xăng RON 95 tăng gần 2.800 đồng, chứ không phải dừng ở mức trên 1.000 đồng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ: “Việc tăng giá xăng hôm nay không ai muốn cả, nhưng giá thị trường thế giới lên nên cơ quan điều hành quyết định tăng”.
Hà Nội không ô nhiễm ở vị trí số 2 Đông Nam Á?
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chiều 2/4 đã trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, cho rằng qua các thông số đo đạc được, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội thường tập trung trong mùa đông và mùa xuân, từ tháng 12 đến tháng 2, tháng 3 năm sau.
Kết quả quan trắc từ trạm quan trắc của Tổng cục Môi trường và 10 trạm quan trắc không khí tự động của Sở TN&MT Hà Nội, tham chiếu số liệu quan trắc đặt tại Đại sứ quán Mỹ thì quý I năm nay cho thấy hàm lượng bụi PM 2.5 đã vượt quy chuẩn cho phép trong một số ngày của tháng 1, 2, 3.
Việc ô nhiễm bụi vượt ngưỡng cho phép mang tính cục bộ ở Hà Nội là có thật. Nguyên nhân là do tập trung mật độ giao thông, nhiều công trình xây dựng, nhà máy sản xuất, hoạt động đốt rác của người dân… nên mức độ ô nhiễm cao hơn.
Thông tin Hà Nội ô nhiễm bụi ở Hà Nội cao thứ 2 Đông Nam Á xuất phát từ một báo cáo về hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhưng thực chất nhận định này chưa chính xác vì trong bảng thống kê chỉ có số liệu của 20 thành phố thuộc 4/11 quốc gia Đông Nam Á, do đó không có cơ sở kết luận như vậy.
Cúc Phương
Theo Datviet
Thủ tướng gửi lời khen, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội thấy... áp lực
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh là người đại diện giải trình các vấn đề đặt ra tại cuộc kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao sáng 18/10...
Tổ công tác cùng lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam thăm trung tâm CNTT của ngành
Tại cuộc kiểm tra, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chuyển lời khen ngợi, đánh giá cao của Thủ tướng về 5 vấn đề tới Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Tổng Giám đốc BHXH Nguyễn Thị Minh.
Thủ tướng nhấn mạnh, BHXH là một trong những đơn vị cải cách sớm nhất, sớm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, chia sẻ thông tin, giám sát việc thanh toán, chi trả bảo hiểm.
Hệ thống công nghệ thông tin của BHXH được triển khai từ Trung ương tới 63 tỉnh, thành phố, 709 huyện và tất cả các cơ sở y tế. Đã giảm mạnh thời gian nộp BHXH của các doanh nghiệp từ 335 giờ/năm trước đây xuống còn 45 giờ, giảm từ 115 bộ TTHC xuống còn 28 bộ.
"Quan trọng nhất là BHXH Việt Nam đã tạo minh bạch, rất rõ ràng trong quản lý, điều hành, mang tính chất phục vụ người dân, người đóng bảo hiểm. Đồng thời, kiểm soát cơ sở khám chữa bệnh, chống những kẽ hở có thể bị lợi dụng trong thanh toán bảo hiểm..."- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận định.
Cạnh đó, BHXH đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, trong khi cơ sở dữ liệu về dân cư nói chung chưa có. Ông Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đánh giá cao, đề nghị khích lệ kết quả này của BHXH Việt Nam.
Ngoài ra, công tác thanh tra chuyên ngành đạt nhiều kết quả, nhất là trong phát hiện, xử lý các đơn vị nợ đọng bảo hiểm. Công tác thực hiện chính sách BHYT có nhiều chuyển biến, đặc biệt phát hiện kịp thời các vi phạm trong thanh toán...
"Xin chuyển lời khen ngợi của Thủ tướng về 5 vấn đề như vậy, đặc biệt là về tư tưởng cải cách, biện pháp cải cách và hiệu quả cải cách, tác động rõ rệt tới kinh tế xã hội đất nước, tạo công khai, minh bạch, rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan bảo hiểm và người dân. Như trước đây, các cụ đi năm ba cây số mới nhận được tiền lương, hoặc đưa tiền cho xã rồi nhưng xã còn lâu mới đưa tới người nhận thì nay trả lương ngay tại điểm bưu điện văn hóa xã, rất nhanh"- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Tổ trưởng Tổ công tác cũng nêu năm vấn đề để BHXH tiếp tục làm tốt hơn. Ông Dũng lưu ý, dư luận, báo chí vẫn thường đề cập tới khả năng mất cân đối trong thu chi bảo hiểm y tế. BHXH đã có nhiều giải pháp nhưng cần tích cực hơn nữa trong việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng để tránh việc mất cân đối quỹ.
Ngoài ra, BHXH cần làm tốt hơn nữa để kiểm soát, giám sát tự động trong chi bảo hiểm, giảm tiêu cực, gian lận, trục lợi bảo hiểm.
Phấn khởi với những lời khen ngợi nhận được nhưng Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cũng chia sẻ: "Mỗi lần khen rất áp lực".
Công khai hoạt động đầu tư của quỹ BHXH
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc kiểm tra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Một vấn đề nhận nhiều ý kiến trao đổi tại cuộc kiểm tra là về việc cải cách cách thức quản lý của ngành.
TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TƯ nhận định: "Chỗ nào nhiều việc, ít người, chịu áp lực mạnh thì người ta buộc phải cải cách và áp dụng CNTT. Nếu không thay đổi thì ngập đầu trong đống tài liệu, công việc chậm, áp lực, nhiều sai sót... Vì vậy, nội tại có áp lực buộc phải thay đổi".
Bà Minh cho biết, định biên cho ngành BHXH là 27 nghìn cán bộ, nhưng thực tế chỉ có 20,5 nghìn người. Vì vậy, cán bộ BHXH có một giai đoạn làm đến 9, 10 giờ đêm, làm cả thứ bảy, chủ nhật. Thời điểm 2009, có hơn 1.000 cán bộ bỏ việc... "Nếu không cải cách thì mình chết"- bà Minh thừa nhận.
Góp ý thêm về việc quản lý quỹ BHXH, TS Nguyễn Đình Cung kiến nghị cần phải công khai hơn việc điều hành quỹ.
"Chắc chắn số tiền dư trong quỹ không thể không dùng làm gì. Nó đang nằm ở đâu đó và cũng đang sinh lời. Cần công khai để ít nhất chúng tôi biết tiền của chúng tôi nằm ở đó đang được sử dụng thế nào, sinh lời ra sao. Đó là cách tạo ra niềm tin cho rất nhiều người, là một động lực để chúng tôi góp BHXH chứ không phải là chúng tôi buộc phải góp BHXH"- ông Cung đồng thời bày tỏ băn khoăn vì "không nhìn thấy chi phí hoạt động của BHXH là bao nhiêu".
Giải đáp băn khoăn của TS Nguyễn Đình Cung, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh cho hay, BHXH thường xuyên báo cáo với QH về hiệu quả đầu tư của quỹ. "Tới đây, chúng tôi sẽ xin ý kiến những danh mục gì công khai, minh bạch"- bà Minh thông tin, BHXH có thực hiện đầu tư từ những nguồn nhàn rỗi, với lãi suất là 7%/năm.
Bà Minh cũng cho biết, BHXH chỉ đầu tư qua hai kênh là trái phiếu CP và cho 5 Ngân hàng thương mại nhà nước vay. Tăng trưởng kinh tế là 6,7%, trượt giá CPI là 4,5%, như vậy hiệu quả cao hơn tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, các nước có những kênh đầu tư hiệu quả hơn nhưng ở ta, muốn làm như vậy cần phải sửa luật.
"Luật rất thận trọng vì quỹ này là quỹ an sinh. Trước khi mang lại lợi nhuận phải bảo đảm an toàn cho người dân đã. Chúng tôi thực sự rất sợ rủi ro, cứ như thế này sẽ an toàn hơn. Nhưng quỹ này rất lớn, đúng là nếu so với các nước về góc độ hiệu quả, nếu có cơ chế quản lý tốt, có năng lực đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao hơn"- bà Minh nói.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Không riêng tôi, các bộ trưởng đều áp lực" Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, để thực hiện tinh thần Chính phủ phục vụ, chủ động trong tất cả công việc, không riêng ông mà tất cả Bộ trưởng đều áp lực. Bởi với chỉ đạo quyết liệt, tâm huyết, sự đi sâu đi sát, lăn lộn của Thủ tướng như vậy thì không thể...